CUỘC CHIẾN TÊN LỬA

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017
Tags:

8 nhận xét:

  1. Cuộc chiến chạy đua vũ trang chẳng bao giờ ngưng nghỉ. Quốc gia nào cũng cố gắng để đứng lên khẳng định rằng mình có sức mạnh. Nhưng kinh tế nên chú trọng mạnh nhất thì sẽ là nhất thôi

    Trả lờiXóa
  2. Đây là hồi chuông báo động cho sự leo thang của những căng thẳng, một bên quá cứng đầu và một bên cũng không chịu hạ nhiệt. Đặc biệt, sau vụ thử tên lửa, ngươi đứng đầu của Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thứ hai, "có thể bắn đến mọi nơi trong lãnh thổ Mỹ". Tên lửa đã bay khoảng 1.000 km và đạt độ cao 3.700 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản.

    Trả lờiXóa
  3. Sau vụ phóng hôm qua, Triều Tiên tuyên bố thử thành công ICBM đầu tiên. Nó bay cao tới khoảng 2.800 km trước khi tấn công trúng một mục tiêu trên biển Nhật Bản cách đó 930 km. Bình Nhưỡng cho biết tên lửa được phóng ở góc cao nhất có thể nhằm tránh tác động đến các nước láng giềng. Mỹ cũng xác nhận tên lửa Triều Tiên phóng là ICBM, cho rằng vụ thử là sự leo thang đe doạ mới với Mỹ, các đồng minh và đối tác. Một số nhà phân tích cho rằng thông tin về hành trình tên lửa gợi ý nó có tầm phóng hơn 8.000 km, nghĩa là có thể đặt nhiều vùng tại lục địa Mỹ vào tầm ngắm, thể hiện bước tiến lớn của chương trình. Xem ra cuộc chiến này chưa kết thúc

    Trả lờiXóa
  4. Vụ thử này cùng với những tác động của nó đến đánh giá của chúng tôi đã nêu bật mối đe dọa mà các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên tạo ra đối với Mỹ, đối với các đồng minh của chúng tôi trong khu vực, và với toàn bộ thế giới. Câu hỏi lớn nhất chưa có lời đáp về chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên hiện nay là thời điểm quốc gia này chế tạo được một đầu đạn hạt nhân lắp vừa với một ICBM – và khiến cho ICBM đó không chỉ bay đủ xa mà còn đưa được đầu đạn trở lại khí quyển trái đất. Hy vọng các bên có thể tìm được tiếng nói chung trước khi sự việc đi quá xa

    Trả lờiXóa
  5. Triều Tiên, một đất nước nhỏ bé và nghèo nàn nhưng lại đạt được một thành tựu hết sức đáng chú ý về mặt quân sự, đó là xây dựng chương trình tên lửa hạt nhân và tên lửa đạn đạo khiến Mỹ đứng ngồi không yên. Kết quả của chương trình này là kho vũ khí hạt nhân ngày càng lớn thêm với tầm bắn ngày càng mở rộng. Hãy nhìn Irak, Libya va co the là Ukraina chỉ vì tin tưởng vào những lời hứa của những chuếc bánh vẽ để rồi chuyển hướng chính trị và muốn làm vây cánh của MỸ để rồi đất nước tan hoang vì nội chiến, xã hội biến thành dạng thức của đĩ điếm, cướp giật, chấn lột và vô luật pháp. Triều Tiên rất khôn ngoan và chính nhờ vũ khí NT và quyết sống chết dù chiến tranh nên họ được an bình.

    Trả lờiXóa
  6. Mỹ và Nhật Bản cho biết Triều Tiên hôm nay phóng tên lửa đạn đạo vào lúc 23h41 giờ địa phương (21h41 giờ Hà Nội) ngày 28/07. Đây là vụ phóng tên lửa thứ 14 kể từ đầu năm. Ngay sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh vụ phóng tên lửa này cho thấy mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên đối với Nhật Bản là rất nghiêm trọng. Được biết quả tên lửa được phóng từ tỉnh Jagang, phía bắc Triều Tiên và rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi nước này. Có lẽ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên này đã lên tới đỉnh điểm rồi

    Trả lờiXóa
  7. Dù vũ khí của Triều Tiên không phải là loại hiện đại nhất thế giới ngày nay nhưng nó cũng đủ để tấn công các mục tiêu trong bán kính 200 km. Khi đó, hàng triệu người dân Hàn Quốc sẽ thiệt mạng; nhà cửa, đường sá, cầu cống bị phá hủy, giao thông tê liệt, chính quyền Seoul chìm sâu vào khủng hoảng. Và có một kịch bản là Triều Tiên sẽ vẫn đủ sức kháng cự trước cuộc tấn công bão táp của Mỹ-Hàn Quốc. Lúc này, ông Kim sẽ phát đi mệnh lệnh cuối cùng, tấn công hạt nhân vào Seoul và Tokyo. Trong vài phút, hơn 10 triệu người ở hai thành phố này bị giết tại chỗ. Số người bị thương gia tăng theo giờ do tác động của chất phóng xạ. Hai thành phố này sẽ trở thành bãi đất hoang trong hàng thập kỷ vì ô nhiễm nặng. Thật đáng sợ bà con ơi

    Trả lờiXóa
  8. Vấn đề lớn nhất trong chiến lược răn đe với Bình Nhưỡng là sẽ không thể bảo đảm sự ổn định chắc chắn. Ít người châu Âu và không có người Mỹ nào chết trong 4 thập kỷ Chiến tranh Lạnh, nhưng hàng chục triệu người châu Phi, châu Á và Mỹ Latin thiệt mạng trong những cuộc chiến tranh đại diện giữa một phe là thân Liên Xô với phe kia thân Mỹ. Điều tương tự đang xảy ra ngày nay: Cơ chế răn đe hạt nhân giữa Mỹ và Trung Quốc đang hoạt động hiệu quả, nhưng không ngăn được cả hai phe chấp nhận rủi ro ở châu Á và có thể những nơi khác nữa trên thế giới. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể dùng cách tương tự. Khi Triều Tiên được chấp nhận là quốc gia hạt nhân, ông có thể dùng địa vị này để đòi hỗ trợ về tiền, lương thực và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, hay có những hành động rủi ro liều lĩnh khác chống lại Hàn Quốc và Nhật Bản. Thật tồi tệ

    Trả lờiXóa