Những ngày qua, cả nước Mỹ lại bị trấn động
bởi vụ xả súng vào khoảng 22h30 tối 1/10 gần lễ hội âm nhạc đồng quê Route
91 Harvest. Cho đến thời điểm hiện tại, theo thống kê, số người chết đã tăng
lên 59 người, trong khi có 527 người bị hương. Đây là vụ xả súng làm nhiều
người chết nhất lịch sử Mỹ, nó vượt qua vụ xả súng hộp đêm Pulse hồi tháng
6/2016, trong đó 49 người chết.
Cảnh sát Las Vegas tại khu vực xảy ra vụ xả súng
Nghi phạm là Stephen Paddock, 64
tuổi. Cảnh sát trưởng Lombardo xác nhận tay súng nã đạn từ tầng 32 của
khách sạn Mandalay Bay. "Kẻ tấn công chính đã chết.... hiện trường đã tĩnh
lặng", ông xác nhận. Người đàn ông này sống tại địa phương, hiện chưa rõ
động cơ gây án.
Theo những nhân chứng kể lại, người đi xem ca
nhạc nhìn thấy tia lửa đạn lóe lên từ các tầng cao của khu Sòng bạc và Khách
sạn Mandalay Bay và nghe thấy tiếng súng máy. Họ nhìn thấy nhiều nạn nhân khi
họ bỏ chạy trong lúc đạn trút như mưa xuống khu tổ chức lễ hội âm nhạc.
Trả lời phỏng vấn NBC Las Vegas,
hai nhân chứng nói ban đầu họ nghe thấy âm thanh "như pháo nổ", nhưng
sau đó xác định một hoặc nhiều tay súng xả "lần lượt từng băng đạn"
vào đám đông.
Có
thể nói, đây là hành động cực kỳ tàn ác mà những kẻ theo chủ nghĩa khủng bố đã
xuống tay với những người dân vô tội. Sự việc này đã tiếp tục đánh dấu một giai
đoạn rất đen tối của nước Mỹ. Mặc dù IS tuyên bố nhận trách nhiệm nhưng vẫn chưa
có kết luận điều tra cụ thể.
Có
thể thấy, nhiều năm qua Mỹ và các nước đồng minh đang rơi vào tình thế khó khăn
nhất trong lịch sử phát triển về công tác đảm bảo an ninh trật tự, khi chủ
nghĩa khủng bố đang đe dọa đến thể chế chính trị, sức khỏe, tính mạng của mỗi người
dân trên các quốc gia này.
Mặc
dù những người dân Mỹ đang sống trong một xã hội hiện đại, phát triển nhưng khi
chủ nghĩa khủng bố đang lên ngôi thì với họ cuộc sống trên một đất nước như vậy
không thể đem lại hạnh phúc thực sự. Họ luôn lo sợ mỗi khi ra đường, ở những
nơi đông người vì không thể lường trước được những mối đe dọa đang rình rập khi
các tổ chức khủng bố như IS luôn công bố Mỹ và đồng minh sẽ là đối tượng để
chúng tấn công bất cứ khi nào có cơ hội.
Sự
việc này sẽ khiến cho vị tân Tổng thống Donald Trump càng đau đầu hơn, chiếc ghế
nóng mà ông ta đang ngồi cũng đang nóng lên khi sự căng thẳng với Triều Tiên
chưa giải quyết êm thấm thì một quả “thiên thạch” khác đã dội lên đầu người dân
nước Mỹ.
Bình
Nam
Nước Mỹ vừa kỉ niệm tròn 16 năm sau loạt khủng bố kinh hoàng gây rúng động thế giới, nhiều người có thể vẫn nghĩ mọi việc xảy ra chỉ là cơn ác mộng kinh hoàng. Thế nhưng vụ xả súng giết người hàng loạt nhằm vào đám đông đêm 1/10 vừa qua quả đáng kinh hoàng. Trong lòng nước Mỹ đang tồn tại nhiều mâu thuẫn khó được giải quyết triệt để, ấy thế mà suốt ngày đi rêu rao nhân quyền các kiểu. Thiết nghĩ, hãy làm tốt chuyện nhà mình đi trước khi đi xen vào chuyện của người khác
Trả lờiXóaChế độ dân chủ của Mỹ đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính quyền, không thể có biện pháp nào ngăn chặn được các vụ xả súng đẫm máu xảy ra. Không một quốc gia nào khác mà chính là nước Mỹ phải gánh chịu thảm họa xả súng nhiều nhất trong những năm gần đây. Dân chủ quá cũng có ngày gây họa cho họ mà thôi. Chuyện đau lòng này hy vọng sẽ không xảy ra nữa, đúng là văn minh quá nên con người cũng có sở thích bạo lực dã man. Đấy đám rận chủ mơ về giá trị của Mỹ nhìn mà coi, không đâu tốt và an toàn như Việt Nam đâu
Trả lờiXóaVụ xả súng xảy ra tối 1/10 tại Las Vegas được cho là vụ tấn công bằng súng gây thương vong cao nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại. Ngay sau đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi được biết tin về vụ xả súng ở Las Vegas. Có lẽ sau lần này nước Mỹ phải xem lại về tự do súng đạn khi liên tiếp vụ việc đẫm máu giết người xảy ra
Trả lờiXóaVụ xả súng kinh hoàng Las Vegas một lần nữa khiến vấn đề kiểm soát súng nóng lên tại Quốc hội Mỹ. Lãnh đạo phe thiểu số Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi ngày 2-10 đề nghị Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan thành lập một ủy ban hành động về bạo lực súng ống. Tuy nhiên, phải nhớ rằng, Tu Chánh án thứ hai Hiến pháp Mỹ bảo vệ quyền sở hữu súng và ông Trump nhiều lần công khai ủng hộ điều khoản này. Bản thân ông Trump nhận tới 30 triệu USD tiền ủng hộ của Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ thời còn tranh cử, nên chuyện này còn lâu mới được giải quyết. Dân chủ nó phải thế phải không các bạn rận chủ nhỉ????
Trả lờiXóaTôi đã đọc những bình luận từ mọi người, họ nói điều này là khủng khiếp nhưng không có gì chúng ta có thể làm cả. Súng là một phần cơ bản của nền văn hóa và di sản chính trị truyền thống của nước Mỹ từ thuở sơ khai. Tu chính án thứ hai trong hiến pháp Mỹ quy định quyền được sở hữu vũ khí. Cấm làm sao được đây, kiểm soát súng đạn cũng còn bị xem là "vùng chết chính trị". Thật đau lòng khi chứng kiến cảnh người dân Mỹ được coi như những con thú bị săn bởi những khẩu súng hợp pháp do Quốc hội Mỹ cho phép sử dụng.
Trả lờiXóaTừ bấy lâu nay quyền mua súng và sử dụng súng là vấn đề gây nên sự tranh cãi và chia rẽ trầm trọng trong lòng người dân Mỹ. Đa số người Mỹ thuộc đảng CH trong đó bao gồm NRA (Hiệp hội Quốc Gia Dùng Súng) ủng hộ về quyền dùng súng. Thích sở hữu và dùng súng có lẽ là do truyền thống của óc phiêu lưu mạo hiểm hay nói nôm na là cái máu cao bồi có từ bao đời của người Mỹ. Sau mỗi lần xảy ra vụ thảm sát vì súng lại nổ ra những tranh cãi giữa phe ủng hộ và phe chống về việc dùng súng, nhưng rồi sau đó mọi việc vẫn trở lại tình trạng cũ. Chuyện bãi bỏ quyền sử dụng súng có lẽ chẳng bao giờ có ở nước Mỹ. Nếu so sánh tình hình này với Việt Nam thì Mỹ còn phải học hỏi nhiều về khả năng quản lý, kiểm soát vũ khí, vật liệu nổ. Đây chính là ưu việt của CNXH ở Việt Nam đó
Trả lờiXóaSau hàng loạt những thảm kịch xả súng xảy ra mỗi năm, nước Mỹ vẫn không thể đưa ra được dự luật về hạn chế sử dụng súng ở Mỹ. Rõ ràng, mong muốn được sống trong bình an của người dân Mỹ đã không được đáp ứng bởi giới chính trị chóp bu. Câu chuyện về quyền tự do sử dụng súng của công dân Mỹ không phải là vấn đề mấu chốt mà bản chất là lợi ích của giới tư bản tài phiệt công nghiệp vũ khí của Mỹ. Đó là rào cản chính đối với một sự luận về hạn chế sử dụng vũ khí ở Mỹ và cũng là vấn đề gây chia rẽ trong giới chức của Mỹ.
Trả lờiXóadù rất muốn đưa ra một dự luận về hạn chế sử dụng vũ khí nhưng người tiền nhiệm của Tổng thống Donal Trump là ông Obama vẫn không thể thực hiện được. Dường như nếu dự luật đó được thông qua, các lợi ích của các nhà tư bản công nghiệp vũ khí sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, do đó họ tìm mọi cách để gây sức ép, cản trở.
Trả lờiXóa