63 năm qua, cứ mỗi dịp tháng 10 lịch
sử, Hà Nội - trái tim của cả nước lại ngập tràn cảm xúc hào hùng của những ngày
đón chào đoàn quân chiến thắng trùng trùng tiến về giải phóng Thủ đô. Trong dòng
chảy lịch sử ấy, hàng nghìn năm từ Đại La - Thăng Long - Hà Nội, ngày 10/10/1954
là mốc son chói lọi, đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra
thời kỳ phát triển mới cho Thủ đô và đất nước. Để giờ đây các thế hệ,
nhất là thế hệ trẻ cùng nhau ôn lại những kỷ niệm hào hùng năm ấy
(10/10/1954-10/10/2017), để thêm yêu mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Nhân
dân Hà Nội chào đón bộ đội tiếp quản Thủ đô
Trở lại với dòng lịch sử, theo Hiệp định
Giơnevơ, Hà Nội nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của quân đội Pháp. Biết trước
âm mưu của Pháp lợi dụng thời gian này để phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa,
lôi kéo người di cư vào Nam, làm cho Hà Nội trở thành trống rỗng, mọi công việc
bị đình trệ. Nhận rõ quy mô và tầm quan trọng của việc tiếp quản Hà Nội, Bộ
Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã cử các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Lê
Văn Lương, Xuân Thủy, Tố Hữu trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo công tác tiếp quản
Thủ đô.
Hà Nội khẩn trương chuẩn bị cho việc
tiếp quản với bao công việc phức tạp và khó khăn cả về chính trị, văn hóa, tư
tưởng. Công việc đòi hỏi phải chuẩn bị chu đáo, đề phòng, cảnh giác về quân sự,
sự phối hợp giữa các lực lượng chính trị và vũ trang, giữa lực lượng kháng chiến
ở ngoài và lực lượng kháng chiến trong thành phố, giữa Thủ đô với cả nước.
Theo nghị quyết ngày 17/9/1954 của Hội
đồng Chính phủ, Ủy ban quân chính thành phố Hà Nội được thành lập do Thiếu tướng
Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Sư đoàn Quân Tiên phong làm Chủ tịch và bác sĩ Trần Duy
Hưng làm Phó Chủ tịch. Ủy ban quân chính có nhiệm vụ tiếp thu và quản lý thành
phố. Bộ Tư lệnh đã ra lệnh cho các đơn vị vào tiếp quản Hà Nội phải triệt để chấp
hành các chính sách và kỷ luật của Chính phủ đề ra, phải luôn nâng cao cảnh
giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu khiêu khích của bọn phá hoại. Sư đoàn Quân
Tiên phong đã được Trung ương Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp quản Hà Nội.
Với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ
nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân Hà
Nội, cả nước đã đứng lên chiến đấu bảo vệ thủ đô. Và kết quả là, đúng 16 giờ
ngày 9/10/1954, những tên lính thực dân Pháp cuối cùng rút qua cầu Long
Biên. Sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội
chia làm nhiều cánh quân lớn ca khúc khải hoàn tiến vào trung tâm Hà Nội.
Dẫn đầu đoàn quân chiến thắng là những chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô giương
cao ngọn cờ “Quyết chiến - Quyết thắng”. Hàng vạn người dân Hà Nội
chào đón đoàn quân trong niềm vui sướng vỡ oà.
Sau ngày Thủ đô giải phóng, quân và
dân Hà Nội bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới với rất nhiều khó khăn do
hậu quả của chế độ cũ: công nghiệp nhỏ bé; hạ tầng thấp kém; tệ nạn xã hội nặng
nề; hàng ngàn người không có việc làm; hàng vạn người không biết chữ… Qua 63
năm chiến đấu, xây dựng và phát triển, Hà Nội đã vượt qua khó khăn, lập nên những
kỳ tích tiêu biểu, với những chiến công hiển hách và thành tựu vang dội, được bạn
bè thế giới ca ngợi là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”; được
UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình” năm 1999.
Có thể nói 63 năm qua là khoảng
thời gian không dài so với hàng nghìn năm lịch sử dân tộc, nhưng chỉ
với từng ấy thời gian, Hà Nội đã trải qua biết bao thăng trầm và đã có
bước chuyển mình lớn lao chưa từng có. Trong hành trình phát triển, Thủ
đô Hà Nội cũng đang xây dựng hình ảnh đẹp trong con mắt bạn bè quốc tế với tinh
thần hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội của thủ đô ngày càng được cải thiện, nâng cao, xứng tầm là
trung tâm số một của cả nước.
Trong những ngày tháng 10 lịch sử
này, chúng tôi thế hệ trẻ nguyện đoàn kết một lòng, tiếp tục học tập, rèn luyện,
phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cùng nhân dân Hà Nội và cả nước vững
bước trên con đường đổi mới để xứng đáng với mong ước của Bác kính yêu là sxây
dựng Hà Nội “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, xứng đáng là Thủ đô ngàn
năm văn hiến, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học của cả
nước.
Vương
Thanh Tâm
Trong những ngày tháng 10 lịch sử này, chúng tôi thế hệ trẻ nguyện đoàn kết một lòng, tiếp tục học tập, rèn luyện, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cùng nhân dân Hà Nội và cả nước vững bước trên con đường đổi mới để xứng đáng với mong ước của Bác kính yêu là sxây dựng Hà Nội “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, xứng đáng là Thủ đô ngàn năm văn hiến, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học của cả nước.
Trả lờiXóaKể từ “Ngày về” huyền thoại ấy, biết bao biến động thời cuộc đã trôi qua nhưng những nhân chứng, những số phận, những cảnh đời lịch sử vẫn còn đó. Ký ức một thời hoa, lửa của những con người Hà Nội năm xưa tiếp tục là nguồn sức mạnh trong tâm trí những thế hệ nối tiếp: Hà Nội cũng như cả nước luôn khao khát hòa bình. Nhưng nếu buộc phải đứng dậy thì họ luôn sẵn sàng đấu tranh cho tự do, cho hòa bình. Thật sự tự hào là người thủ đô các bạn nhỉ, thủ đô ngàn năm văn hiến, chúc mừng Hà Nội ngày càng phát triển, xứng tầm thời đại
Trả lờiXóaNgày 10-10-1954 Hà Nội sạch bóng quân thù, đã trở thành một mốc son chói lọi, một trang sử mới trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra một thời kì phát triển mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, đó là thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, Thủ đô Hà Nội hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân; vĩnh viễn xóa bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột, nhân dân lao động đứng lên làm chủ vận mệnh của mình và phấn khởi đi vào xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta. Hà Nội được giải phóng không chỉ là niềm vui mừng của người dân Thủ đô mà còn là một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Hơn 60 năm rồi nhưng thật sự kí ức đó mãi không quên với tất cả chúng ta
Trả lờiXóaSau 63 năm, từ một thành phố có diện tích khoảng 130 km2, với gần 40 vạn dân; ngày nay, Hà Nội đã trở thành một đô thị lớn và ngày càng khang trang, hiện đại; với diện tích 3.344 km2, dân số hơn 7 triệu người. Dù vẫn còn những khó khăn, tồn tại, song mỗi người dân Hà Nội và bạn bè trong nước và thế giới đều có thể cảm nhận Thủ đô Hà Nội đang “thay da đổi thịt” từng ngày; vóc dáng của Thủ đô đang lớn lên, đang đẹp lên, hứa hẹn một tương lai tươi sáng.
Trả lờiXóaHà Nội những ngày này rộn ràng tiếng ca, lời hát. Những đêm hội diễn văn nghệ quần chúng, ca nhạc đường phố được mở khắp các tuyến phố trung tâm. Những cô giáo, chiến sĩ công an, chị lao công sau một ngày lao động cũng cất những tiếng hát về Hà Nội. Trong hàng ngàn người đang dạo bước chân mình trên nền gạch của đêm mùa thu tháng 10, mỗi người một xúc cảm khác nhau, nhưng đều chung một cảm giác tự hào, những bước chân mình đang bước trên Thủ đô 63 năm hòa bình.
Trả lờiXóaĐể xứng đáng với những công lao và sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước, lớp người Hà Nội hôm nay cần phát huy cao độ truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng; quyết tâm xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện và bền vững, một Thủ đô Xanh, Văn hiến, Văn minh, Hiện đại, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; là trái tim của đất nước Việt Nam ngày càng hùng cường, xứng đáng với niềm tin cậy của nhân dân cả nước, sự yêu mến của bạn bè quốc tế.
Trả lờiXóaChính lịch sử hào hùng của dân tộc, Thủ đô đã cho chúng tôi - thế hệ trẻ niềm kiêu hãnh, tự hào được học tập, sinh sống trên mảnh đất Thủ đô. Những truyền thống dân tộc ấy đã giúp khơi dậy, phát huy ở mỗi thanh niên trẻ sức trẻ, ý thức trách nhiệm cống hiến vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để xứng đáng với quê hương.
Trả lờiXóa