Mới đây, trên các trang mạng, đều lan
truyền nhau một bản tuyên bố “Tuyên bố về
quyền tự do lập hội và tự do biểu tình” của 07 tổ chức và 76 cá nhân trong
và ngoài nước. Thực chất của bản tuyên bố này vẫn xưa như diễm, đó là đòi hỏi
những điều phi lý như đòi quyền tự do lập hội, biểu tình… Có thể nói công nghệ
PR của các nhà “dân chủ” này đáng để ngành công nghiệp giải trí học hỏi.
Trong tuyên bố của các tổ chức xã hội
dân sự và các cá nhân này tập trung vào đòi Quốc hội thông qua Luật lập hội và
biểu tình, yêu cầu Nhà nước bỏ thái độ nghi ngờ với các tổ chức xã hội… Chúng
viện dẫn Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện
các quyền này do pháp luật quy định” để từ đó cho rằng Nhà nước đang chậm chễ
trong khâu dự thảo, ban hành luật…
Nghe thì có vẻ rất hợp lý, rất dân chủ,
đáp ứng nguyện vọng của một xã hội nhưng thực chất ẩn sau nhưng ngôn từ có cánh
này là cả một mưu đồ đen tối của đám rận. Điều này được chúng kêu ca hết lần
này đến lần khác, bằng nhiều hình thức khác nhau, và có lẽ những người đọc cũng
cảm thấy quá nhàm rồi.
Đầu tiên, hãy
nhìn vào những người đã soạn thảo và ký tên vào Tuyên bố này. Nào là Diễn đàn
Xã hội dân sự, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Diễn đàn Bauxite Việt Nam…Nguyễn Quang
A, GS Phạm Xuân Yêm và GS Nguyễn Huệ Chi, Hà Sĩ Phu, nhà văn Nguyên Ngọc, Đặng
Thị Hảo, nhạc sĩ Tuấn Khanh…hầu hết toàn là những gương mặt thân quen có thành
tích bất hảo trong chuyện chống phá chính quyền trong thời gian qua, có cả những
kẻ ra tù vào tội trong danh sách này nữa. Thử hỏi, các vị này đã nghiên cứu kỹ
Hiến pháp, các quy định về quyền con người trên thế giới cũng như Việt Nam chưa
mà mạnh mồm thế, hay chỉ ngồi chơi rảnh việc quá nên nghịch ranh thế???
Thứ hai, nếu để
ý, ta thấy rằng, trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp được xem là đạo luật mẹ, đạo
luật chung còn Luật lập hội, Luật biểu tình (nếu có) cũng chỉ là luật riêng hay
luật chuyên ngành. Và nguyên tắc trong pháp luật là nếu không có luật con thì sẽ
sử dụng các quy định từ luật chung. Điển hình, Hiến pháp ghi nhận quyền tự do
cư trú của công dân từ 1946 nhưng phải tới 2006 chúng ta mới có Luật cư trú để
quy định cụ thể. Nếu lập luật rằng phải có luật mới có quyền thì 60 năm qua người
dân bị cấm cư trú sao?
Đồng thời, một vấn đề trong xã hội sẽ
được điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp luật. Ví dụ như, trong vấn đề phân chia
tài sản khi ly hôn, sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Hôn nhân gia đình và Bộ luật
Dân sự ngoài ra có thể Luật Đất đai và Luật Nhà ở. Từ đó có thể suy rộng ra rằng
vấn đề lập hội hay biểu tình có thể sẽ được điều chỉnh bởi Luật an ninh quốc
gia, Luật hình sự,… chứ không nhất thiết chỉ dựa vào Luật biểu tình, Luật lập hội.
Thứ ba, đúng
là các tổ chức xã hội dân sự là thành tố không thể thiếu của một nhà nước pháp
quyền hiện đại, bên cạnh các tổ chức chính trị và cơ quan công quyền của quốc
gia. Tuy nhiên, Tuy nhiên, nhìn vào những mớ hỗn độn như Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng,
Diễn đàn Bauxite Việt Nam, Người Bảo vệ Nhân quyền, Hội Phụ nữ Nhân quyền VN; Hội
Cựu tù nhân Lương tâm… có thể thấy đây chỉ là những tổ chức núp bóng XHDS để từng
bước hình thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản. Những tổ chức này
mang danh tổ chức XHDS nhưng chưa có đóng góp, phản biện nào mang tính xây dựng
đất nước, vì sự phát triển của xã hội ngoài những tuyên bố, thư chung, thư ngỏ,
kiến nghị…, rồi các hoạt động vì chính trị, lợi dụng mác xã hội dân sự để trục
lợi chính trị, kiếm chác tiền của chia nhau, kêu gọi biểu tình, đòi đa nguyên
đa đảng và hòng lật đổ chế độ.
Tóm lại, cái gọi là “Tuyên bố về quyền
tự do lập hội và tự do biểu tình” chẳng
có giá trị về mặt pháp lý và ý nghĩa chính trị nào cả. Những chiêu trò phá hoại
kiểu “sáo rỗng” này của những nhà “dân chủ giả cầy” khó mà qua mắt được người
dân rồi. Lại ê cái mặt thớt ra cho mà xem cả nhà nhỉ???
Vương
Thanh Tâm
cái gọi là “Tuyên bố về quyền tự do lập hội và tự do biểu tình” chẳng có giá trị về mặt pháp lý và ý nghĩa chính trị nào cả. Những chiêu trò phá hoại kiểu “sáo rỗng” này của những nhà “dân chủ giả cầy” khó mà qua mắt được người dân rồi
Trả lờiXóaTrên thực tế, quyền lập hội của người dân vẫn được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam ghi nhận, bảo đảm và thực thi bình thường trong cuộc sống. Trong khi đó, cùng với những biến đổi của cơ sở hạ tầng đòi hỏi kiến trúc thượng tầng cần phải thay đổi để phù hợp với xu thế thời đại và yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Vì vậy, đến nay Quốc hội Khóa XIII mới xem xét Luật về hội để thay thế luật năm 1957 cũng là bình thường. Thật vớ vẩn khi áp các quy định quốc tế vào Việt Nam, khi chúng ta đang từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý xây dựng Luật về hội mới là để bảo đảm, bảo vệ tốt hơn quyền lập hội, tham gia hội của công dân.
Trả lờiXóa“Tuyên bố về quyền tự do lập hội và tự do biểu tình” của 07 tổ chức và 76 cá nhân trong và ngoài nước lại một lần nữa là một sự xuyên tạc trắng trợn và ngu dốt. Bởi lẽ nếu không tôn trọng thì trong các Hiến pháp đều có quy định đến các quyền này mà Hiến pháp thể hiện ý chí của tập thể quần chúng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này ở Việt Nam được thực hiện theo trình tự nhất định, không thể tự do ở một thái quá không kiểm soát, mà ở đó phải theo một trình tự nhất định. Thiết nghĩ, bản tuyên bố này chẳng hề có một giá trị nào ngoài việc khơi gợi hoạt động trong phong trào dân chủ đang ngày càng rệu rã mà thôi.
Trả lờiXóaCái được gọi là "tổ chức xã hội dân sự" , hội nhóm, ...chẳng qua chỉ là tập hợp những "rận chủ" đã và đang chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam. Việc xây dựng Luật về hội đã và đang được các cơ quan chức năng xem xét xây dựng và trình Quốc hội. Thực sự đây là vấn đề rất khó đặt ra với công tác quản lý của nhà nước. Không phải là việc của mấy ông anh rảnh thời gian, chuyên chém gió, các kiểu nhé lũ kền kền ak. Cho dù các nhà rận chủ có sử dụng luận điệu gì để vu cáo Nhà nước Việt Nam vi pham dân chủ, nhân quyền, không có tự do hội nhóm đi nữa thì ý đố đó cũng khó có thể thành công. Có lẽ đừng nên làm những chuyện vớ vẩn nữa thì hơn đó
Trả lờiXóaĐúng là các tổ chức xã hội dân sự là thành tố không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền hiện đại, nhưng đó là các nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa. Còn các tổ chức mà những người soạn thảo như ông Quang A, Phú Khải hay chính những tổ chức đứng tên soạn thảo tuyên bố này như Văn đoàn độc lập, nhóm Bauxite đâu phải là các tổ chức “xã hội dân sự” thuần túy mà thực chất là các tổ chức hội nhóm bất hợp pháp núp danh tổ chức xã hội dân sự để hoạt động chống chính quyền. Vì vậy, mỗi người dân chúng ta cần cảnh giác, tỉnh táo, không để các đối tượng xấu lợi dụng kích động vào các hoạt động chống phá chính quyền nhân dân.
Trả lờiXóaĐể thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, Luật về hội được xây dựng nhằm bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân, phát huy vai trò của hội và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hội là cần thiết. Nhìn từ nhiều góc độ, thì việc các hội, hiệp hội, hội đoàn được thành lập sẽ có ích cho Nhà nước nếu chúng ta quản lý thành công, còn không bài học Liên Xô và các nước Đông Âu còn nguyên giá trị, khi các hội nhóm này phá hoại vai trò của Đảng. Đúng là cái lưỡi không xương, kiểu gì họ cũng nói được để phủ nhận bản chất tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam. Đừng nghĩ các vị cứ la ló lên như thế là sẽ thúc đẩy được cái xã hội dân sự ảo tưởng của các vị nhé, hãy thực tế chút đi cho nhân dân được nhờ
Trả lờiXóaCác tổ chức xã hội dân sự cho ra đời cái gọi là “Tuyên bố về quyền tự do lập hội và tự do biểu tình” chỉ là hình thức để chúng phô trương thanh thế, PR để kêu gọi sự tài trợ, giúp đỡ từ các tổ chức phản động trong và ngoài nước; đồng thời lợi dụng quyền biểu tình, quyền tự do lập hội để tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước mà thôi. Vì vậy, không thể vội vàng trong việc ban hành mà cần thời gian khảo sát, nghiên cứu thật thấu đáo là điều cần thiết, cho đám này tức quá mà chết.
Trả lờiXóaĐiều này được chúng kêu ca hết lần này đến lần khác, bằng nhiều hình thức khác nhau, và có lẽ những người đọc cũng cảm thấy quá nhàm rồi
Trả lờiXóa