Mới đây, ngày 16/1/2018, Tổ chức
Freedom House, có trụ sở tại Mỹ vừa công bố bản báo cáo thường niên 2018. Như
thường lệ, Việt Nam lại được xếp vào các quốc gia không có tự do.
Không quá bất ngờ khi quyền tự do của
Việt Nam chỉ được xếp hạng 6/7 (trong đó hạng 7 là quốc gia mất tự do nhất). Trong
khi đó, các quyền dân sự được xếp hạng 5/7, và thậm chí quyền chính trị của người
dân được xếp hạng 7/7 (tức là không có quyền hạn chính trị nào). Họ nhận định,
năm 2017 là năm nền dân chủ gặp khủng hoảng, nhiều nhà hoạt động xã hội bị bắt,
bỏ tù.
Không cần phải dài dòng chúng ta thêm
một lần nữa thấy rõ một cái nhìn phiến diện, thiếu thiện chí từ Freedom House,
nếu không nói là quá đáng. Bởi lẽ, cách đánh giá, xếp hạng của Freedom House thật
sự quá phi lý. Họ xếp hạng tự do nhưng không bao giờ họ dựa trên cơ sở tình
hình thực tiễn tại Việt Nam mà chỉ dựa vào một vài ý kiến, một vài bài viết của
số đối tượng cực đoan, chống đối, các đối tượng lợi dụng mác “dân chủ”, vi phạm
pháp luật bị xử lý để rồi quy kết đó là tình hình chung về nhân quyền tại Việt
Nam.
Thứ hai, bao năm qua cái tổ chức
Freedom House vẫn luôn xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia “mất nhân quyền,
mất tự do, dân chủ”, họ vẫn giữ thái độ định kiến, thiếu khách quan, thậm chí không
muốn nói là thù địch đối với Việt Nam. Cũng dễ hiểu thôi, bởi Freedom house là
một tổ chức nằm trong hệ thống các tổ chức chuyên xuất khẩu, truyền bá, áp đặt
các giá trị “dân chủ”, “nhân quyền” kiểu Mỹ ra đối với nhiều nước trên thế giới.
Thông qua các bản báo cáo về tình hình nhân quyền, cũng như 1 số báo cáo khác,
họ đã làm cho mọi người phải giật mình, đánh giá sai lệch, phiến diện về tình
trạng mất nhân quyền tại Việt Nam.
Thứ ba, “nhân quyền” là một trong những
quyền cơ bản của mọi công dân. Đó là cái đích mà xã hội nào, chế độ nào cũng phải
đảm bảo và hướng tới. Ở Việt Nam các quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí
nói riêng, dân chủ, nhân quyền nói chung luôn được đảm bảo.
Thứ tư, Chính phủ Việt Nam không hề
đàn áp các blogger, nhà hoạt động xã hội mà chỉ xử lý những người cố tình sử dụng
blog, lợi dụng danh nghĩa đấu tranh “dân chủ”, “nhân quyền” để vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh trật tự,
gây hoang mang trong quần chúng, phá hoại sự bình yên của cuộc sống mà thôi.
Nhà nước và nhân dân Việt Nam có quyền
tự hào về những kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ tự do báo
chí, tự do Internet, đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam, gắn liền với quyền bày tỏ
chính kiến, quyền tự do thông tin trên cơ sở các quy định của luật pháp quốc tế,
xứng đáng với những đánh giá cao của dư luận quốc tế.
Với những sự thật không thể chối cãi
thì có lẽ Freedom House đang tự làm “hoen ố” đi thanh danh của mình. Càng ngày,
những báo cáo, nhận định của Freedom House càng lạc lõng trong con mắt của bạn
bè quốc tế và người dân Việt Nam.
Những trò mèo này xa xưa lắm rồi, cũ
rích, ai mà chả biết, nếu đã là nhân quyền sao tổ chức Freedom House không nhắc
đến tình hình nhân quyền ở Mỹ hay các quốc gia khác đi? Liệu đằng sau chuyện
này có gì uẩn khúc chăng?
Và không biết đến bao giờ thì Việt
Nam mới có tự do trong mắt tổ chức Freedom House?
Bông
Lau
Nhà nước và nhân dân Việt Nam có quyền tự hào về những kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ tự do báo chí, tự do Internet, đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam, gắn liền với quyền bày tỏ chính kiến, quyền tự do thông tin trên cơ sở các quy định của luật pháp quốc tế, xứng đáng với những đánh giá cao của dư luận quốc tế.
Trả lờiXóaĐây rõ ràng là những đánh giá thiếu căn cứ, thiếu khách quan, định kiến và hoàn toàn sai lệch về tình hình tự do tại Việt Nam. Họ nói rằng, “ba lĩnh vực quan trọng nhất mà Việt Nam thiếu hẳn là tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do mạng” thì xin nói rằng, những gì họ đưa ra hoàn toàn chẳng dựa theo một căn cứ, cơ sở nào. Vẫn là “lộng giả thành ngôn”, “vở cũ soạn lại”, vẫn là sự sao chép, cóp nhặt từ các bản “phúc trình” của họ trong những năm trước đó.
Trả lờiXóaFreedom House vẫn “vở cũ soạn lại”, vẫn những luận điệu cũ rích, ngang nhiên xuyên tạc, vu cáo tình hình tự do báo chí, tự do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Không phải nói nhiều nữa, xuyên tạc và vu cáo là bản chất của Freedom House.
Trả lờiXóaThông tin mà Freedom House đưa ra về tự do trên toàn thế giới là thiếu chính xác, không khách quan, bị áp đặt bới tư tưởng của một số nước tư bản chủ nghĩa. Mặc dù được gắn cái mác tổ chức phi chính phủ nhưng Freedom House luôn nhận được sự tài trợ to lớn từ các cường quốc tư bản, hoạt động theo sự chỉ đạo của các quốc gia này. Vì vậy kết quả của báo cáo này thì ai cũng rõ.
Trả lờiXóaFreedom House là một trong những tổ chức phi chính phủ tai tiếng nhất, thường xuyên lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền để nói xấu các quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia thuộc khối xã hội chủ nghĩa và các quốc gia nhỏ bé. Cũng không ngạc nhiên mấy khi Freedom House đã tự xếp Việt Nam vào hàng cuối bởi vì việc này đã được quyết định từ trước được auto công bố thôi.
Trả lờiXóaFreedom được lập ra là để hàng năm công bố các văn bản gọi là phúc trình về tự do trên thế giới, báo cáo thường niên về tự do báo chí, tự do Internet. Người ta không biết có bao nhiêu độ khách quan, chuẩn xác trong đó; chỉ biết rằng đã có không ít quốc gia phản đối, phê phán cách làm phiến diện, áp đặt của tổ chức hoạt động dưới sự tài trợ, thao túng của Chính phủ Hoa Kỳ. Và thực tế trong những năm qua, Freedom House thường xuyên đưa ra những nội dung phản ánh sai sự thật về thực trạng tự do thông tin, Internet, tự do báo chí ở Việt Nam.
Trả lờiXóathực chất, Freedom House là một tổ chức chuyên hoạt động cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí của Mỹ, phương Tây. Với sự việc lần này rõ ràng, một lần nưa tổ chức Freedom House đã hành động bất chấp sự thật, xuyên tạc, bóp méo sự thật. Hành động đó đã thể hiện rõ ý đồ, động cơ chính trị xấu của tổ chức này.
Trả lờiXóaFreedom House là tổ chức phi chính phủ và đương nhiên tổ chức này muốn tồn tại thì phải có ngân sách mà khoản này được ngân sách hạ viện Hoa Kỳ tài trợ hàng năm, một khi bị lệ thuộc thì Freedoom house chỉ là kẻ “Ăn cơm chúa phải múa tối ngày” xem ra cũng không có gì là điều lạ. Tổ chức này đã bị chi phối theo ý đồ của “ông chủ”. Vì vậy, họ không thể đưa ra được tiếng nói khách quan, tôn trọng sự thật.
Trả lờiXóaỞ Việt Nam hầu hết mọi nơi đều có internet và mọi người dùng rất tự do, thoải mái vào bất kỳ một trang web, do vậy mà tội phạm cũng lợi dụng đặc điểm này để hoạt động chống phá nhà nước ta trên mạng rất mạnh. Thế mà không hiểu sự tự do internet còn đến mức nào thì tội phạm của chúng ta sẽ gia tăng đáng ngại thế nào.
Trả lờiXóaĐây rõ ràng là một sự xuyên tạc tình hình tự do Internet ở Việt Nam, thể hiện sự thiếu khách quan, thiếu thiện chí và thái độ thù địch của tổ chức này đối với Việt Nam. Đồng thời, thể hiện rõ ý đồ muốn lợi dụng chiêu bài dân chủ và nhân quyền, một chiêu bài quen thuộc của các tổ chức bên ngoài nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Trả lờiXóaVới luận điệu Việt Nam bắt bớ, bỏ tù những blogger, cũng xin khẳng định rằng, những kẻ được gọi là blogger bị bắt bớ, bỏ tù theo cách hiểu của Freedom House thực chất là những kẻ sử dụng Internet, mạng xã hội vào hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự của Nhà nước Việt Nam. Những người này bị bắt vì các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam mà không hề liên quan gì đến câu chuyện tự do hay không có tự do Internet.
Trả lờiXóaChắc Freedom House không biết Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; tuy nhiên, luật pháp Việt Nam cũng có những biện pháp để không cho phép bất cứ ai lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do dân chủ, sử dụng công nghệ thông tin để vi phạm pháp luật, ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến lợi ích và an ninh quốc gia.
Trả lờiXóaViệc bắt và xử lý các đối tượng sử dụng Internet vì mục đích chống Nhà nước thời gian qua cũng chỉ vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng, nhằm đảm bảo sự thượng tôn của pháp luật mà thôi.
Trả lờiXóaPhải nói thật với nhau rằng, cái lý tưởng mà Nguyễn Văn Oai, cũng như bè lũ rận chủ theo đuổi nó thật đê hèn và bẩn thỉu. Lý tưởng của chúng chỉ là tìm cách bợ đít ngoại bang bằng những chiêu trò làm tiền bẩn thỉu, tìm cách xuyên tạc tình hình đất nước để có các món hời mà cùng nhau chia chác.
Trả lờiXóaCác thông tin trên đưa ra không có tài liệu nào chứng minh, chỉ dựa trên sự suy đoán, bịa đặt của các đối tượng xấu ở Việt Nam, nó khác hoàn toàn với suy nghĩ và hiện thực mà người dân Việt Nam chứng kiến và hưởng thụ. Sự thù địch của Freedom House thể hiện đúng bản chất tư bản của tổ chức phi chính phủ này.
Trả lờiXóaNhiều tổ chức phi chính phủ kiểu tư bản như Freedom House đang có nhiều hoạt động làm tổn hại đến nhiều quốc gia. Bất cứ công bố hay thông tin nào của tổ chức này đều không có giá trị.
Trả lờiXóaCó thể nói Freedom house là chân rết của Mỹ nên không lạ lẫm gì với việc xuyên tạc tình hình tôn giáo ở các nước có thể chế đối lập . Như chúng ta được biết tình hình tự do của Việt Nam luôn được quan tâm và ngày càng có nhiều tiến bộ. Các quyền cơ bản của con người đều được Hiến pháp ghi nhận và bảo đảm thực hiện trên cơ sở pháp luật. Về mặt thực tiễn, thì Việt Nam đã được nhiều quốc gia, cá nhân trên thế giới đánh giá cao về mức độ bình yên. Đúng là biết rồi khổ lắm nói mãi
Trả lờiXóaỞ Việt Nam, nhìn lại chặng đường 20 năm qua, có thể khẳng định rằng, sau 20 năm hòa mạng toàn cầu, internet Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu, thể hiện qua những chỉ số rất đáng khích lệ. Nếu như thời đầu của internet quay số qua mạng điện thoại công cộng, số người sử dụng internet chỉ đạt đến 205.000 người, thì 10 năm sau, con số này đạt 17 triệu người. Thế nhưng, so sánh với con số hơn 31 triệu người dùng internet vào năm 2012 với hơn 50 triệu người năm 2017 thì mới thấy được sự phát triển như vũ bão của internet ở Việt Nam. Một lần nữa, luận điệu “Việt Nam không có tự do Internet” lại được Freedom House sử dụng để xuyên tạc tình hình tự do Internet ở Việt Nam. Với cái nhìn phiến diện và khách quan, Freedom House không hổ danh là một tổ chức lợi dụng danh nghĩa “theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu” để đưa ra những thông tin xuyên tạc, can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia không cùng chế độ chính trị với Mỹ và các nước phương Tây.
Trả lờiXóaFreedom House đưa ra thông tin Việt Nam không có tự do Internet là hoàn toàn sai lầm. Việt Nam không cấm mạng xã hội, nhưng hạn chế những mặt trái do mạng xã hội gây ra, tác động tiêu cực đến thuần phong mỹ tục, đạo đức, lối sống của người dân cũng như những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, tình hình an ninh-chính trị của đất nước. Trước những tài liệu tin tức thu được về số lượng người sử dụng mạng xã hội, Internet thì có thể thấy Việt Nam nằm trong bảng xếp hạng các quốc gia có số lượng tỉ lệ người sử dụng Internet lớn. Thế nhưng việc mà Freedom House đưa ra khẳng định như trên là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Đây là một nhận định sai lầm và thiếu căn cứ, ảnh hưởng và gây phẫn nộ cho Nhà nước và chính quyền trước việc cơ quan tổ chức Freedom House đưa ra những điều như vậy
Trả lờiXóaRõ ràng, cách đánh giá, xếp hạng của Freedom House với thực tế ở Việt Nam là không chính xác. Tự do báo chí cần phải được hiểu theo đúng nghĩa của từ này. Ở Việt Nam, vấn đề quyền con người luôn được khẳng định và nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để từng cá nhân phát huy khả năng, sức sáng tạo của mình thì cần phải nhìn nhận rằng tự do báo chí là một trong những yếu tố góp phần làm nên những giá trị đó. Nói một cách khác thì tự do báo chí luôn được đảm bảo.
Trả lờiXóaĐây rõ ràng là những đánh giá thiếu căn cứ, thiếu khách quan, định kiến và hoàn toàn sai lệch về tình hình tự do tại Việt Nam. Vẫn là “lộng giả thành ngôn”, “vở cũ soạn lại”, vẫn là sự sao chép, cóp nhặt từ các bản “phúc trình” của họ trong những năm trước đó. Xin thưa, lý do mà tổ chức Freedom House cho rằng Việt Nam tích cực dập tắt tiếng nói của các nhà báo hoặc các blogger hay việc bắt bớ, bỏ tù những blogger là vi phạm tự do Internet chỉ là những nhận định thiếu khách quan, vô căn cứ. Không thể đồng tình tự do với những hành vi vi phạm pháp luật được. Không phải nói nhiều nữa, xuyên tạc và vu cáo là bản chất của Freedom House.
Trả lờiXóaNhân quyền là giá trị chung của nhân loại nhưng vẫn có những khác biệt về tiếp cận và ưu tiên về quyền con người, xuất phát từ khác biệt về lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị và trình độ phát triển. Đây là thực tiễn bình thường trong quan hệ quốc tế, điều quan trọng là chúng ta cần sẵn sàng hợp tác trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. Trên tinh thần đó, Việt Nam tiếp tục duy trì các cơ chế đối thoại về quyền con người với một số nước và các đối tác nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, mở những cơ hội hợp tác song phương trong lĩnh vực quyền con người. Chúng tôi cũng mong muốn cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan, toàn diện, công bằng về những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người.
Trả lờiXóa