Vấn đề
về bán đảo Triều Tiên, vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng là điểm nổi bật nhất khi
nhìn lại tình hình thế giới năm 2017. Có rất nhiều chuyên gia phân tích chính
trị đã không giấu giếm việc dự đoán là căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ bị
đẩy lên và vượt khỏi tầm kiểm soát; đặc biệt là khi chính quyền Tổng thống
Donald Trump ngày càng trở nên bất lực.
Mặc dù
chính quyền của ông Trump và đồng minh của mình đã làm đủ mọi cách để ngăn chặn
chương trình phát triển hạt nhân của Bình Nhưỡng. Trong đó, rất nhiều lệnh cấm
vận được đặt lên đầu đất nước nhỏ bé này. Thiệt hại về kinh tế, đối ngoại là
điều rất dễ nhận thấy. Ngay cả một nước lớn như Nga, trong quãng thời gian mới
sáp nhập bán đảo Crimea đã lao đao với những lệnh cấm vận từ Mỹ và phương Tây.
Thế nhưng, dường như người ta thấy một Triều Tiên khá kiên cường và không hề
hấn gì trước những hành động đó. Tuy vậy, sự thực thì, nền kinh tế của Triều
Tiên đã bị ảnh hưởng rất nhiều.
Hoạt
động thương mại, xuất – nhập khẩu của nền kinh tế Triều Tiên vẫn chỉ dựa vào
việc làm ăn và hợp tác với những nước truyền thống như Trung Quốc. Và nhiều
người đã nghĩ rằng Trung Quốc đứng đằng sau Triều Tiên, có Trung Quốc thì Triều
Tiên mới mạnh dạn như vậy. Suy nghĩ đó có một phần đúng nhưng chưa đủ. Nói một
cách đầy đủ thì Triều Tiên chỉ bị Trung Quốc lợi dụng mà thôi và dám chắc rằng
chính quyền ông Kim Jong Un cũng nhận thấy rõ điều này. Nhưng sự hợp tác trước
mắt là có lợi cho cả hai bên mà Triều Tiên có lợi hơn.
Còn
với Trung Quốc thì phải nói thế này, vẫn nằm trong tham vọng thay thế Mỹ làm bá
chủ toàn cầu mà trước mắt là ở khu vực Châu Á. Chính vì thế, Trung Quốc cần
phải lôi kéo các quốc gia được xem là đồng minh mặc dù đó không phải là đồng
minh theo đúng nghĩa. Và Triều Tiên là một trong số đó. Cái thứ hai, nếu vấn đề
hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên càng căng thẳng, càng khó giải quyết thì dễ dàng
nhận thấy Mỹ sẽ ngày càng sa lầy và sẽ đủ thời gian rảnh cho Trung Quốc thực
hiện giấc mộng bá chủ của mình ở những nơi khác như biển Đông…
Vì thế
nên chắc chắn rằng một điều rằng, Trung Quốc sẽ không toàn tâm toàn ý vì Triều
Tiên. Một mặt Trung Quốc sẽ dùng Triều Tiên để cầm chân và phân tán Mỹ, nhưng
mặt khác nước này cũng không thể vì Triều Tiên mà mất lòng với các nước khác mà
thậm chí còn nhân cơ hội này thể hiện hình ảnh và vai trò của một cường quốc
đối với thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc, Trung Quốc sẽ không thể làm ngơ
việc Triều Tiên phát triển và thử hạt nhân trong khi bị thế giới lên án. Một
thống kê mới đây cho thấy, nhập khẩu từ Triều Tiên vào Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 12/2017
vì giao thương bị kiềm tỏa bởi chế tài của Liên Hiệp Quốc
nhằm mục đích thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân và
phi đạn đạn đạo.
Cụ thể, lượng nhập khẩu từ Triều Tiên giảm 81,6 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái
xuống còn 54,34 triệu đôla. Trung Quốc, nguồn cung cấp nhiên liệu chính của Triều Tiên, đã không xuất
khẩu xăng, nhiên liệu máy bay, dầu diesel hoặc dầu nhiên liệu cho nước láng
giềng của họ vào tháng 11. Lượng
xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên trong tháng 12 giảm 23,4 phần trăm so
với năm ngoái xuống còn 260 triệu đôla, ông Hoàng nói với các phóng viên. So với tháng trước, lượng xuất khẩu giảm 9,7 phần
trăm.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc, đối
tác kinh tế chính của Triều Tiên, đang "giảm mạnh" thương mại với
nước láng giềng. Nhà Trắng nói: "Hành động này ủng hộ nỗ lực toàn cầu do Mỹ lãnh
đạo để gây áp lực tối đa cho đến khi chế độ Triều Tiên chấm dứt các chương
trình phi pháp này, thay đổi hành vi của họ và tiến tới giải trừ hạt nhân bán
đảo Triều Tiên".
Vì thế có thể nói, trong câu chuyện về bán đảo
Triều Tiên, căng thẳng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thì không phải Triều
Tiên, cũng không phải Nga hay Mỹ mà chính là Trung Quốc là nước được hưởng lợi
nhiều nhất.
Quang Thuận
Vì thế có thể nói, trong câu chuyện về bán đảo Triều Tiên, căng thẳng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thì không phải Triều Tiên, cũng không phải Nga hay Mỹ mà chính là Trung Quốc là nước được hưởng lợi nhiều nhất.
Trả lờiXóa