Trong số các
cường quốc trên thế giới hiện nay, Ấn Độ được xem là nước “hiền lành” nhất. Với
chiến lược riêng của mình, dường như mối quan tâm lớn nhất của Ấn Độ đó là
Trung Quốc và Pakistan. Ấn Độ được đánh giá là nước lớn có thực lực trên thế giới
cũng như trong khu vực Châu Á. Nước có khoảng cách địa lý rất gần với Trung Quốc
và có thực lực rất mạnh mà Trung Quốc phải đáng gờm.
Trung Quốc đã
có những bước đi táo bạo trong nhiều năm gần đây cho thế giới thấy rõ được giấc
mộng Trung Hoa của mình. Điều này phần nào cũng đụng chạm đáng kể tới lợi ích của
Ấn Độ trong khu vực; chưa kể những tranh chấp tại khu vực biên giới mới đây lại
căng thẳng. Bên cạnh đó, quyền bá chủ tại khu vực Ấn Độ Dương (nơi được cho là
sân sau của Ấn Độ) bị đụng chạm nghiêm trọng khi có sự xuất hiện của Trung Quốc…
Tất cả những điều đó cho thấy, những toan tính gần đây của Ấn Độ là điều dễ hiểu.
Trong đó, Ấn Độ vừa có động thái muốn tăng cường hợp tác với các nước
ASEAN. Chính quyền Ấn Độ đã mời
lãnh đạo của 10 quốc gia Đông Nam Á đến tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN
- Ấn Độ cùng với Lễ kỷ niệm thứ 69 Ngày Cộng hòa Ấn Độ trong hai ngày 25-26/1. Cùng với những hợp tác đang diễn ra, chúng
ta có thể thấy rõ ý định hướng Đông của Ấn Độ mà cụ thể là sự tăng cường hợp
tác với các nước ASEAN và hiện diện tại vùng biển Đông đang nóng nhất thế giới.
Vậy, nếu Ấn Độ tăng cường hợp tác với ASEAN thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Trong thế giới đa phương như hiện nay, tìm mọi cách để hợp tác là cách
mà các nước hướng tới. Và chắc chắn rằng bất kỳ sự hợp tác nào cũng có sự tính
toán chính trị, kinh tế… trong đó. Với riêng Ấn Độ, việc tăng cường hợp tác với
ASEAN và can thiệp vào vấn đề biển Đông có lẽ là cách nước này đối trọng lại
Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp trên biên giới bộ và sự can thiệp của Trung
Quốc vào Ấn Độ Dương.
Trong khi Trung Quốc xây dựng các cảng và nhà máy điện tại hai quốc
gia Pakistan và Sri Lanka láng giềng của Ấn Độ thì nước này
muốn tìm kiếm sự liên minh với
các nước đang bất đồng với Trung Quốc như các nước ASEAN có tranh chấp với
Trung Quốc ở biển Đông. Gần đây nhất, vào tháng 11/2017, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Manila, Ấn
Độ tự nguyện đứng ra làm người hòa giải cho tranh chấp ở Biển Đông qua biện
pháp ôn hòa và luật pháp quốc tế…; rồi một loạt những hợp tác
song phương của Ấn Độ với các nước nước ASEAN như Việt Nam về khai thác dầu
khí, hợp tác quốc phòng… Nhưng động thái mạnh mẽ này của Ấn Độ sẽ ảnh hưởng mạnh
đến tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông.
Khánh Việt
Ấn Độ được đánh giá là nước lớn có thực lực trên thế giới cũng như trong khu vực Châu Á. Nước có khoảng cách địa lý rất gần với Trung Quốc và có thực lực rất mạnh mà Trung Quốc phải đáng gờm
Trả lờiXóaViệc thu hút được càng nhiều nước lớn hợp tác với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ man lợi rất nhiều lợi ích về mọi mặt cho chúng ta. Ngược lại Ấn Độ cũng hưởng lợi nhiều từ việc hợp tác này vì thế tôi rất mong chờ hoạt động này diễn ra để xem chúng ta sẽ đạt được những kết quả có lợi nào.
Trả lờiXóa