Xung
quanh câu chuyện việc Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham
ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ phần
xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã nhận được nhiều luồng dư luận khác nhau. Đa
phần trong đó ủng hộ quyết tâm của cả hệ thống chính trị vào công cuộc phòng chống
tham nhũng; tuy nhiên, vẫn còn đâu đó những giọng điệu bực bội từ phía anh em
làng rận chủ cuội.
Bị cáo Đinh La Thăng, nguyên chủ tịch hội
đồng quản trị PVN bị cáo Trịnh Xuân Thanh (ngồi hàng ghế sau), nguyên chủ tịch
hội đồng quản trị, tổng giám đốc PVC tại HĐXX sáng 8/1
Sở
dĩ là, ngày 8/1/2018, thời điểm mở phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh
Xuân Thanh và các đồng phạm cũng là thời gian Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có
hiệu lực pháp luật nên phòng xử của TAND TP Hà Nội đã được sắp xếp lại. Theo
đó, vành móng ngựa đã được bỏ đi và thay bằng bàn khai báo dành cho bị cáo. Vị
trí ngồi của kiểm sát viên tham gia phiên tòa được đặt ở bàn ngang bằng với vị
trí luật sư, vị trí ngồi của hội đồng xét xử cũng cao hơn những vị trí còn lại.
Mô hình phòng xử án cải cách
Theo
quan điểm cá nhân của người viết, việc thay đổi này hoàn toàn phù hợp với các
quy định của Hiến pháp và nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự, đảm bảo
tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội, sẽ không ai bị coi là có tội và phải chịu
hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Điều
này phù hợp với xu hướng chung của tố tụng hình sự thế giới và thể hiện tính
nhân văn trong hoạt động xét xử.
Tuy
nhiên, đám rận lắm trò lại tức tối ra mặt, xuyên tạc các kiểu. Chúng Phiên xử này
mang đầy vẻ “nhân văn” của thế giới tư bản nhưng vẫn còn hết sức lạc hậu với thế
giới; rằng nó khác xa với cảnh công an ngăn chặn, rượt đuổi người đến tham dự
phiên tòa, và hốt mọi người lên xe về đồn tra khảo đánh đập như các phiên tòa
(có vành móng ngựa) xử những người yêu nước như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn
văn Oai hay phiên tòa xử chị Trần Thị Nga mới đây.
Chúng
còn mạnh miệng tuyên bố, những phiên tòa (có vành móng ngựa) xử những người mà
chúng cho rằng “yêu nước”, cho thấy sự
đối xử thô bạo, man rợ, của nhà cầm quyền, người thân ruột thịt không được dự
phiên tòa, bạn bè thân hữu đến hỗ trợ tinh thần, đều bị đánh đuổi bằng dùi cui,
bị bắt về đồn, nhân phẩm bị xúc phạm trầm trọng. Hội đồng xét xử kém cỏi về
nghiệp vụ chuyên môn, lấn át luật sư bào chữa…
Việc
bỏ vành móng ngựa và thay bằng bục khai báo là một thay đổi nhỏ trong tổng thể
chiến lược cải cách tư pháp theo hướng tôn trọng quyền con người, dù chỉ là một
thay đổi nhỏ nhưng mang lại một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Dù am hiểu hay không
thì trong một xã hội như ngày nay, những người khôn ngoan, “yêu nước” như các anh chị rận chủ cuội không nên tỏ ra nguy hiểm
thế chứ, nói gì hay đi nữa cũng chỉ thêm hằn học, cay độc mà thôi.
Có
lẽ, với bản chất “tráo trở”, “bịa đặt” đã ăn sâu vào máu của mình thì chuyện gì
đám rận chủ cuội cũng có thể nói được, chém được. Chào thua với các vị rồi.
Bông Lau
Xử một đại án tham nhũng lớn nhất từ trước tới nay mà phạm nhân lại không phải đứng trước vành móng ngựa, vậy mọi phạm nhân có được bình đẳng trong lúc bị đưa ra xét xử không, công dân có được bình đẳng trước pháp luật không. Những câu hỏi này của đám rận thực sự là ngu ngốc. Mọi người cần bình đẳng trước pháp luật. Toàn dân nhìn vào chứ chẳng ít người nhìn đâu. Yêu nước mà suốt ngày vào tù thì đứng trước hay không đứng trước vành móng ngựa cũng thế thôi
Trả lờiXóaViệc bỏ vành móng ngựa có tính nhân văn sâu sắc cũng như không tạo áp lực cho HĐXX cũng như bị cáo, người tham gia tố tụng khác. Cá nhân tôi cho rằng nếu các nguyên tắc của pháp luật tố tụng hình sự được thực hiện cả về hình thức và nội dung thì sẽ là một cuộc cách mạng trong hoạt động tư pháp. Trên cơ sở thực hiện tốt các nguyên tắc này sẽ đảm bảo được việc xét xử đúng pháp luật, khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, có ý nghĩa trong việc phòng ngừa tội phạm cũng như răn đe tội phạm, bảo vệ được các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ
Trả lờiXóaVành móng ngựa bắt nguồn từ thời La Mã và các nước Châu Âu. Nếu mình không nhầm thì hình thức này được phổ biến ở nước ta từ thời kỳ Pháp thuộc. Ý nghĩa của vành móng ngựa, chính xác nhất, là bảo vệ người bị cáo buộc tội vì khi chưa có phán xét của toà án thì người đó được vẫn được xem là vô tội. Tuy nhiên, qua thời gian và ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, đa số người Việt mình nói riêng và nhiều quốc gia khác nói chung ở thời điểm hiện tại đều cho ra bất cứ ai đứng sau vành móng ngựa đều bị xem là tội phạm. Vì thế nên nhiều nơi đã bỏ đi vành móng ngựa và thay thế bằng bàn/ bục khai báo... nhằm đảm bảo sự cân bằng về tính pháp lý và bảo vệ quyền lợi của người bị cáo buộc tội danh khi xét xử
Trả lờiXóaThông tư 01/2017/TT-TANDTC của TAND Tối cao quy định rõ bục khai báo của bị cáo tại phiên tòa được làm bằng gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp, màu nâu. Việc thay vành móng ngựa bằng bục khai báo về cơ bản không thay đổi bản chất của phiên tòa. Đây chỉ là những quy định mới về tổ chức một phiên xét xử của tòa án. Điều quan trọng là chất lượng phiên xét xử có đúng người đúng tội, đúng với quy định của pháp luật không và các bị cáo cũng như người dân có tâm phục khẩu phục không. Chắc chắn có tội sẽ đền tội, nhất là làm mất lòng tin của nhân dân
Trả lờiXóaMình nghĩ việc bỏ vành móng ngựa khi xét xử các vụ án hình sự thể hiện tính nhân văn, tôn trọng quyền con người của các bị cáo. Việc các bị cáo đứng lên bục khai báo đã cho thấy sự thay đổi rõ nét và đúng đắn, tiệm cận với những nguyên tắc của pháp luật tố tụng hình sự thế giới cũng như khẳng định xu thế hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự của Việt Nam.
Trả lờiXóa