Theo trang BBC Tiếng Việt dạo này tiến bộ, đáng hoan
nghênh vì bắt đầu đưa những thông tin khách quan về Việt Nam và mang những
thông tin chân thực của thế giới đến với người Việt.
Mới đây, BBC Tiếng việt đưa một thông tin có lẽ
không ít người Việt Nam sẽ quan tâm và ghé đọc. Hóa ra ngoài Việt Nam, ở Anh người ta cũng làm giả bằng và hẳn là bằng đại học,
thạc sĩ, tiến sỹ cơ đấy chứ… có thiếu gì đâu.
Thông tin bị tiết lộ về đường dây mua bán bằng giả gây
sốc dư luận ở Anh và cả thế giới vì chúng ta luôn
nghĩ rằng, được cấp bằng Anh quả thật tin tưởng.
Thông
tin mới được điều tra từ BBC Radio cho biết, hàng ngàn công dân Anh quốc mua bằng giả từ một cơ
sở kinh doanh bằng cấp dỏm ở Pakistan. Trong số những người mua bằng giả có cả các y tá, bác
sĩ tham vấn của Dịch vụ y tế quốc gia.
Và điều đáng kinh ngạc đó là
cái giả mà những người mua phải trả đó là khá đắt cho những văn bằng giả này.
Một người Anh được ghi nhận chi gần 500.000 bảng cho văn
bằng giả. Theo tài liệu mà BBC Radio 4 được tiếp cận, hơn 3.000
chứng chỉ, bằng cấp giả do Axact cấp đã được bán cho những người mua ở Anh
trong năm 2013 và 2014, gồm bằng thạc sĩ và tiến sĩ.
Theo BBC Tiếng
Việt:
Axact, tự nhận là "hãng công nghệ thông tin lớn nhất thế giới",
quản lý mạng lưới hàng trăm trường đại học trực tuyến giả do các đại lý từ
trung tâm dịch vụ Karachi ở Pakistan điều hành. Kinh doanh dưới những tên trường như Brooklyn Park University và Nixon
University, họ gắn kèm hình ảnh những sinh viên cười rạng rỡ và thậm chí các
bài báo giả ca ngợi về trường của họ.
Lướt qua danh sách những người mua bằng giả của Axact UK, BBC thấy nhiều
nhân viên của Dịch vụ y tế quốc gia, gồm một bác sĩ nhãn khoa, các y tá, bác sĩ
tâm lý và nhiều bác sĩ tham vấn.
Một bác sĩ tham vấn tại một bệnh viện thực hành ở London đã mua một văn
bằng nội khoa từ Belford University giả vào năm 2007.
Vị bác sĩ này trước đây đã bị Hội đồng Y khoa Anh quốc (GMC) kỷ luật vì
không báo cáo về việc mình có tiền án. Người này nói với BBC rằng ông ta đã
không dùng các bằng cấp này vì chúng "chưa được chứng nhận".
Một bác sĩ gây mê đã mua bằng "quản lý bệnh viện" cho biết ông
không sử dụng bằng cấp này ở Anh.
Và một bác sĩ tham vấn về cấp cứu nhi khoa, người mua bằng "thạc sĩ
công nghệ chăm sóc sức khỏe", nói "bất ngờ hoàn toàn" khi BBC
cho biết bằng cấp của ông là giả mạo.
Thật sốc với những gì chúng ta tận mắt thấy. Hóa ra là "nước nào cũng giống nước ta". Cái gì mà người Việt "làm được" thì họ cũng làm được và còn tinh vi hơn ta rất nhiều.
Nguyễn Nga
Thông tin bị tiết lộ về đường dây mua bán bằng giả gây sốc dư luận ở Anh và cả thế giới vì chúng ta luôn nghĩ rằng, được cấp bằng Anh quả thật tin tưởng
Trả lờiXóa