Toàn văn bài phát biểu PTT Phạm Bình Minh tại Liên Hợp Quốc

tháng 9 29, 2019 |


Bài phát biểu của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại phiên thảo luận chung cấp cao khóa 74 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 28/09 đã có bài phát biểu với chủ đề “Tăng cường sức sống của chủ nghĩa đa phương vì hoà bình và phát triển bền vững” tại phiên thảo luận chung cấp cao khóa 74 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Thưa Ngài Chủ tịch,
Tôi xin chúc mừng Ngài Tijjani Muhammad-Bande nhân dịp Ngài được bầu làm Chủ tịch Khóa 74 Đại hội đồng LHQ. Tôi tin tưởng rằng với bản lĩnh và bề dày kinh nghiệm, Ngài sẽ dẫn dắt Khóa họp của chúng ta thành công tốt đẹp.
Tôi cũng xin bày tỏ sự đánh giá cao về những nỗ lực đóng góp quan trọng của Bà Maria Fernanda Espinosa Garces, Chủ tịch Khóa 73 ĐHĐ LHQ cho công việc của Đại Hội đồng cũng như và về những nỗ lực và cống hiến của Tổng Thư ký Antonio Guterres trong thời gian qua.
Thưa Ngài Chủ tịch,
Cách đây tám thập kỷ, Chiến tranh Thế giới lần thứ II, cuộc chiến đẫm máu, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại, đã bùng nổ, cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người, tàn phá các nền kinh tế, chứng kiến những tội ác kinh hoàng, cùng sự ra đời của những loại vũ khí và phương tiện chiến tranh mới với sức hủy diệt to lớn.
Trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc đó, các quốc gia nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của một hệ thống an ninh tập thể dựa trên hợp tác đa phương và luật pháp quốc tế, lấy đó làm nền tảng cho trật tự thế giới mới hậu chiến tranh. Và thực tế đã chứng minh đây là lựa chọn đúng đắn.
Trong suốt ¾ thế kỷ qua, các cơ chế hợp tác đa phương, với trung tâm là LHQ, đã thực sự khẳng định vai trò tất yếu và không thể thiếu của mình. Các thể chế đa phương đã tạo ra cơ chế thảo luận, hoạch định chính sách chung cho các quốc gia trên các vấn đề quản trị toàn cầu – từ những chủ đề chung như hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, phát triển, nhân quyền, tới những lĩnh vực cụ thể như hợp tác hàng hải, hàng không, bưu chính, viễn thông... Các diễn đàn đa phương, đặc biệt là LHQ, còn là nơi hình thành ý tưởng, xây dựng tiêu chuẩn và chiến lược nhằm điều phối nỗ lực của các quốc gia ứng phó với các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, xử lý các thách thức toàn cầu, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Thưa Ngài Chủ tịch,
Nhân loại sắp bước vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21. Chúng ta vui mừng trước những thành quả của các nỗ lực hòa bình ở các khu vực, từ Mali, Liberia đến Nam Sudan, Bờ Biển Ngà. Việt Nam hoan nghênh tất cả các nỗ lực đối thoại, giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình ở các khu vực, trong đó có đối thoại giữa CHDCND Triều Tiên và Mỹ.
Những nỗ lực toàn cầu cũng đã mang lại những thành quả to lớn về phát triển. Hàng trăm triệu người đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, giáo dục tiểu học đã được phổ cập ở nhiều quốc gia, tỉ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em giảm đáng kể. Chúng ta đã cùng nhau xây dựng được các chiến lược quan trọng, tạo khuôn khổ cho các nỗ lực phát triển toàn cầu, như Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Chương trình hành động Addis Ababa về Tài chính cho phát triển, Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu…
Nhưng chủ nghĩa đa phương đang đứng trước những thách thức gay gắt hơn bao giờ hết. Các tiến trình đa phương ngày càng vấp phải nhiều khó khăn do xu hướng theo đuổi những lợi ích vị kỷ, lựa chọn sự áp đặt thay cho hợp tác, cạnh tranh, đối đầu thay vì đối thoại và phối hợp hành động, chính trị cường quyền thay vì theo đuổi những giá trị chung, tôn trọng luật pháp quốc tế. Cam kết chính trị và nguồn lực giảm sút đã ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của các nỗ lực đa phương toàn cầu.
Trong khi đó, thế giới ngày nay phải đối mặt với nhiều thách thức ở mức độ và tính chất khác hoàn toàn so với cách đây chỉ một vài thập kỷ. Những tác động trực tiếp và lâu dài của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnhảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các quốc gia. Xung đột kéo dài ở nhiều khu vực nhất là ở Trung Đông, Châu Phi, cùng nhiều điểm nóng tiềm ẩn có thể bùng phát ở các nơi khác trên thế giới. Chiến trường không còn giới hạn trong những vùng chiến sự mà đã lan ra các thành phố, làng mạc, những khu vực tập trung đông dân cư. Nguy cơ phổ biến và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt có nhiều diễn biến phức tạp, cơ chế quốc tế kiểm soát vũ khí, chống phổ biến bị rạn nứt rõ rệt. Sự phát triển của khoa học và công nghệ đang tạo ra những phương thức và công cụ chiến tranh mới. Chi tiêu quốc phòng trên toàn cầu đang ở mức cao nhất, và như nhận định của Ngài Tổng Thư ký thì “chúng ta đang đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh lạnh mới”.
Trong bối cảnh đó, chúng tôi hoan nghênh chủ đề được Ngài Chủ tịch đề ra cho Khóa họp năm nay là “Thúc đẩy các nỗ lực đa phương để xoá nghèo, thúc đẩy giáo dục chất lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bao trùm”.
Thưa Ngài Chủ tịch,
Hợp tác đa phương có vị trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam gắn liền với sự tham gia của chúng tôi vào các thể chế đa phương khu vực và quốc tế. Sự hỗ trợ, ủng hộ của các cơ quan LHQ, các tổ chức quốc tế đã giúp Việt Nam tái thiết và phát triển đất nước sau hàng thập kỷ chiến tranh, xây dựng khuôn khổ pháp luật, chính sách, đẩy mạnh hội nhập, đem lại những thành quả to lớn về phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện các mục tiêu phát triển toàn cầu. LHQ và các thể chế đa phương cũng là những diễn đàn chính trị, khuôn khổ pháp lý quan trọng để Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam tham gia chủ động, tích cực và có nhiều đóng góp xây dựng, trách nhiệm trong các tiến trình đa phương. Cùng với các quốc gia ASEAN, Việt Nam đang nỗ lực tăng cường vai trò trung tâm của Hiệp hội trong duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tăng cường phát triển, thịnh vượng trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương.
Trong khuôn khổ LHQ, các chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, những nhà ngoại giao, các chuyên gia Việt Nam tham gia đóng góp xây dựng các nghị trình và chính sách của LHQ về phát triển bền vững, về biển và đại dương, về phát triển xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, và đặc biệt là đã có những bước đi cụ thể tiến tới chấm dứt việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần vào năm 2025.
Vừa qua, Việt Nam vinh dự lần thứ hai được bầu làm ủy viên không thường trực HĐBA LHQ. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành của Chính phủ và nhân dân Việt Nam tới quý vị vì sự tín nhiệm và tin tưởng một lần nữa dành cho Việt Nam với trọng trách này. Là thành viên HĐBA, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình, hợp tác với các thành viên LHQ vì hòa bình và phát triển bền vững.
Trước những thách thức to lớn hiện nay, chúng ta cần cùng nhau tăng cường sức sống của chủ nghĩa đa phương và thúc đẩy hoạt động của Liên hợp quốc. Trên tinh thần đó tôi xin chia sẻ một số suy nghĩ về những giải pháp lớn nhằm đạt mục tiêu đó..
Trước hết, cần tái khẳng định vai trò và tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ trong việc xây dựng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ, thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia và tăng cường hợp tác đa phương. Luật pháp quốc tế là nền tảng của quan hệ bình đẳng, công bằng giữa các quốc gia; bởi vậy, các nỗ lực đa phương cần dựa trên và hướng tới đảm bảo sự tôn trọng đối với nền tảng này.
Việt Nam cho rằng tôn trọng luật pháp quốc tế là cách thức hữu hiệu nhằm ngăn ngừa xung đột cũng như tìm kiếm những giải pháp lâu bền cho tranh chấp, xung đột. Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực thực hiện các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp theo Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, từ thương lượng, hoà giải tới việc sử dụng các cơ chế pháp lý quốc tế.
Chúng tôi kêu gọi việc dỡ bỏ ngay lập tức các lệnh cấm vận đơn phương, trái với luật pháp quốc tế, đang được áp đặt đối với Cuba.
Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) – “Hiến chương của Biển và Đại dương”. Kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận thức rõ điều đó, các quốc gia liên quan đã có nhiều nỗ lực, đạt được những kết quả tích cực về giải quyết bất đồng, tranh chấp. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã nhiều lần nêu rõ sự lo ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong đó có việc vi phạm các quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982. Các bên liên quan cần kiềm chế và tránh có những hành động đơn phương làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng, và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Thứ hai, cần tăng cường kết nối giữa chủ nghĩa đa phương ở cấp độ toàn cầu và khu vực. Các hành động quốc tế chỉ có thể hiệu quả khi phù hợp với đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, địa lý của từng khu vực, quốc gia cụ thể. Bởi vậy, các tổ chức khu vực có thể phát huy vai trò định hướng quan trọng, đồng thời bổ trợ hiệu quả cho các nỗ lực chung của LHQ. Việt Nam hoan nghênh hợp tác, phối hợp giữa LHQ, nhất là HĐBA, với Liên minh châu Phi, Liên minh châu Âu và Liên đoàn Ả-rập trong nỗ lực ứng phó với các thách thức an ninh ở châu Phi, Trung Đông.
Ở khu vực Đông Nam Á, ASEAN là một thể chế khu vực được xây dựng trên cơ sở “cam kết và trách nhiệm tập thể nhằm tăng cường hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực”. Sau hơn nửa thế kỷ phát triển, ASEAN giờ đây là hiện thân của hoài bão lớn của các chính phủ và người dân trong khu vực về một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và cùng chia sẻ các trách nhiệm xã hội. ASEAN cũng đã khẳng định vai trò trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực dựa trên luật lệ, tạo dựng các diễn đàn để các quốc gia trong và ngoài khu vực cùng trao đổi, thúc đẩy hợp tác vì phát triển bền vững, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Là ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, đồng thời là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam mong muốn cùng các quốc gia thành viên tăng cường sự phối hợp, bổ trợ lẫn nhau giữa HĐBA với các tổ chức khu vực để cùng đóng góp vào nỗ lực chung ngăn ngừa xung đột, xây dựng hòa bình bền vững.
Thứ ba, các nỗ lực đa phương cần coi con người là trung tâm. Hòa bình bền vững là điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững và chỉ có thể đạt được khi người dân được đảm bảo cơ bản về điều kiện sống, về an toàn, an ninh. Việt Nam lên án các hành động tấn công dân thường cũng như những cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cuộc sống của người dân. Việt Nam ủng hộ và sẽ tiếp tục đóng góp vào nỗ lực thúc đẩy chương trình nghị sự của LHQ về phụ nữ, hoà bình và an ninh, trẻ em trong xung đột vũ trang. Việt Nam ủng hộ Tuyên bố Trường học an toàn, cùng nỗ lực bảo đảm quyền giáo dục của trẻ em trong mọi hoàn cảnh. Chúng tôi cũng sẽ ưu tiên thúc đẩy các nỗ lực tái thiết hậu xung đột, nhất là khắc phục hậu quả bom mìn, phục vụ người dân và quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở các quốc gia.
Thứ tư, các thể chế đa phương cần tiếp tục được cải tổ mạnh mẽ để đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra, phục vụ tốt hơn lợi ích và tăng cường tiếng nói và đóng góp của các quốc gia thành viên, nhất là các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Việt Nam hoan nghênh những nỗ lực cải tổ hệ thống phát triển LHQ để tăng cường phối hợp và hiệu quả hoạt động, đồng thời cần tăng cường tính làm chủ của mỗi quốc gia trong quá trình hợp tác, trong khi huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội và cộng đồng người dân. Việt Nam sẽ cùng các thành viên HĐBA đóng góp tích cực vào tiến trình cải cách phương pháp làm việc của HĐBA theo hướng tăng cường minh bạch, dân chủ và hiệu quả.
Và cuối cùng, thưa Ngài Chủ tịch, cam kết chính trị mạnh mẽ của mỗi chính phủ, mỗi nhà lãnh đạo có ý nghĩa then chốt đối với mọi nỗ lực tăng cường chủ nghĩa đa phương. LHQ hay các thể chế đa phương chỉ có thể mạnh và hiệu quả, giúp xử lý các thách thức toàn cầu, nếu từng quốc gia thành viên vượt qua những lợi ích riêng, hướng tới các lợi ích chung rộng lớn hơn của cộng đồng quốc tế, cam kết và thực sự đầu tư ý chí và nguồn lực cho những nỗ lực chung đó. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể viết nên một trang mới trong lịch sử nhân loại với những đường nét tươi sáng hơn, những đường nét của đối thoại và hợp tác, và trên hết là của hòa bình và phát triển bền vững.
Xin cảm ơn./.

Nguồn: BNG
Read more…

Nói dối, xuyên tạc đã trở thành nghề của đám “lều báo”

tháng 9 27, 2019 |

Là người Công giáo luôn thực hiện cuộc nếp sống đạo đức theo giáo lý, giáo luật, nhất là việc chăm lo đời sống đạo gắn với 10 điều răn của Thiên Chúa. Thế nhưng, không ít người miệng nam mô, bụng một bồ dao găm. Họ luôn miệng nói lời đạo đức, sống theo đức tin nhưng lại có thể làm chứng dối ngay tại nhà thờ. Họ dối cha, dối Chúa, dối cả với những người xung quanh.
Điển hình như câu chuyện liên quan đến các đối tượng phản động đang chấp hành hình phạt tù như đối tượng Nguyễn Văn Hóa, Lê Đình Lượng… được số đồng đạo đang kêu gào thê thảm cho rằng họ bị ngược đãi, bị tra tấn tại nhà tù… Thật không thể chấp nhận được những hành vi lừa đảo dư luận mang tính mù quáng như vậy. Và hơn trên hết, những kẻ mang danh là người Công giáo, sống theo 10 điều răn của Thiên Chúa nhưng lại luôn đi ngược với giá trị đạo đức cao đẹp mà Thiên Chúa mời gọi đàn chiên thực hiện.
Ngoài ra, để lấp liếm, đánh đồng theo dạng té nước theo mưa của số “giáo gian” trong Công giáo, số lều báo ở ngoài nước cũng tranh thủ vớt vát tin vịt này để viết vài xuyên tạc nhằm nói xấu Việt Nam nói chung và nói xấu lực lượng công an trại giam nói riêng. Điển hình như Đài Á Châu Tự Do mới đây đã đưa một loạt bài viết tung hỏa mù khi cho rằng: “Tù chính trị trẻ Nguyễn Văn Hóa, người đang thụ án 7 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, lên tiếng tố cáo anh bị một cán bộ quản giáo thuộc phân trại K1, trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam, dọa cắt gân chân hồi tháng 7 trong thời gian bị giam riêng”.

Các bài viết xuyên tạc của các đối tượng xấu
Đây là trò thầy bói xem voi của số lều báo ở ngoài nước. Vì họ không tận mắt tai nghe mà chỉ nhận nguồn tin một chiều để viết bài xuyên tạc. Như trong trường hợp này lều báo RFA đã lấy nguồn gốc của thông tin trên là từ bà Nguyễn Thị Huệ, chị gái đối tượng Nguyễn Văn Hoá nói ra sau cuộc thăm gặp em trai mình hôm 20 tháng 9 năm 2019 và cho biết thêm: “Vào thời điểm tháng 7, khi mà Hóa đang ở bên K1 thì có cán bộ ở đây cũng có hành động dọa nạt, đòi cắt gân chân của Hóa.
Giam riêng thì Hóa có nói thì bị ở một mình trong phòng từ 15-20m2. Trong phòng họ giam cả ngày lẫn đêm, vệ sinh và ăn uống đều ở trong phòng giam riêng.”
Cũng theo chị này, trong thời gian 4 tháng bị giam riêng biệt, Hóa bị nhốt hoàn toàn trong phòng, không được phép ra ngoài hít thở khí trời như những người khác đồng thời có camera theo dõi mọi sinh hoạt 24/24”.
Có thể thấy rằng, đây là một hệ thống làm chứng dối, từ người đưa tin đên người xào xáo lại thông tin. Bởi cũng giống như ba lần trước chị này thông tin về việc Nguyễn Văn Hoá tuyệt thực (2 lần do chị gái của Hoá và 1 lần còn lại từ anh Hoàng Đức Nguyên, em trai của Hoàng Đức Bình, một người công giáo Vinh đang thi hành án với nhiều tội danh với tổng bản án lên đến 14 năm tù giam), tất cả những gì được nói ra chỉ là trên lời nói, không có bất cứ một chi tiết nào làm xác thực và làm chứng cho điều vừa nói.
Chính bởi điều này nên khi thông tin Hoá, một người Công giáo Hà Tĩnh được phát ra thì ngay lập tức dư luận đã phản ứng, cho đó là chiêu trò của Hoá và người thân hòng gây sức ép như cái cách mà Nguyễn Văn Hải (Hải Điếu Cày) hay Cù Huy Hà Vũ từng làm trước khi được sang Mỹ…
Sự việc càng đáng nói hơn khi nhiều vụ tuyệt thực gần đây bị nhận diện chỉ là chiêu trò khi có người tuyệt thực đến 1,5 tháng nhưng sức khoẻ, thể trạng vẫn bình thường như chưa có chuyện gì…
Đó cũng là lí do khiến nhiều người dự báo sau những lần công bố tuyệt thực, Nguyễn Văn Hoá sẽ khó được giảm án chứ đừng nói tới việc nối gót các bậc “tiền bối” để được sang Mỹ hoặc một quốc gia châu Âu, Châu Mỹ nào đó…
Mã Phi Long



Read more…

Ba mươi năm ngày trở về của "đội quân nhà Phật"

tháng 9 26, 2019 |

Hôm nay, tròn 30 năm Quân Tình nguyện Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả để giúp đất nước và nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng và hồi sinh sau chiến tranh. Xuôi về dòng lịch sử, ngày 25-9-1989, tại đài Độc Lập, thủ đô Phnom Penh, lễ tiễn các đơn vị cuối cùng của Quân Tình nguyện Việt Nam về nước sau 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế diễn ra trọng thể. Đến dự có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận, Quân đội và hơn 10 vạn cán bộ, người dân Campuchia. Và điều mãi mãi không thể phai mờ là không chỉ ở Phnom Penh, mà nhiều địa phương khác như Siêm Riệp, Battambang, Kampong Cham, Oddar Meancheay…, hàng nghìn, hàng vạn người dân Campuchia xếp hàng dài cả cây số để chia tay "đội quân nhà Phật", danh xưng mà nhiều lãnh đạo và người dân Campuchia gọi lực lượng Quân Tình nguyện Việt Nam, ân nhân của mình.
Quân Tình nguyện Việt Nam tại Campuchia
Trong suốt 10 năm thực hiện nghĩa vụ cao cả, Việt Nam đã thể hiện cho quốc tế thấy được hành động cao đẹp của đất nước, con người yêu chuộng hòa bình. Và cũng trong khoảng thời gian này, Việt Nam đã phải chịu đựng nhiều khó khăn từ các lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây, nhưng không vì vậy mà chúng ta từ bỏ biết bao công sức, sương máu của những người đã ngã xuống và mặc dù kinh tế đang khó khăn như vậy nhưng Việt Nam vẫn sẵn sàng san sẻ cả vật chất và con người để giúp nước bạn hồi sinh. Đến ngày 21-5-1988, sau khi đánh giá tình hình Campuchia, BCH TW ĐCSVN ra chỉ thị, quyết định đẩy nhanh quá trình rút Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự ở CPC về nước.
Ngày 26-5-1988, Bộ Quốc phòng nước CHXHCN VN ra thông cáo về việc rút hết Quân tình nguyện về nước trong năm 1989, sớm 1 năm so với thỏa thuận giữa 2 nước CHXHCN VN và CHND CPC vào tháng 8-1985. Theo đó, từ tháng 6 đến tháng 12-1988, phần lớn lực lượng Quân tình nguyện, chuyên gia quân sự VN cùng BTL Quân tình nguyện sẽ được rút về nước. Những đơn vị ở lại được đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng CPC và sẽ rút hết trong năm 1989. Ngày 30-6-1988, BTL Quân tình nguyện rời sân bay Pochentong và về nước bằng đường không.
Tháng 7 đến tháng 11-1988, VN tiến hành đợt rút quân thứ 7 khỏi CPC. Bộ phận chủ yếu của Quân tình nguyện gồm 2 sư đoàn bộ binh (f5, f309), 2 trung đoàn bộ binh (e7, e658), 22 tiểu đoàn, một số đại đội, các đơn vị binh chủng bảo đảm, công trình, hậu cần, kỹ thuật, tổng cộng 32.766 người, 118 xe tăng, thiết giáp, 37 khẩu pháo và 291 xe vận tải lần lượt trở về VN.
Ngày 21-12-1988, các bộ phận cuối cùng thuộc 6 sư đoàn bộ binh (f5, f309/MT 479; f307, f315/MT 579; f4, f330, f339/MT 979) và chuyên gia quân sự VN với tổng cộng 18.000 người rút về nước, chính thức hoàn thành kế hoạch rút 5 vạn quân khỏi CPC trong năm 1988.
Ngày 5-9-1989, Chính phủ CHXNCN VN ra tuyên bố rút toàn bộ Quân tình nguyện VN về nước sau khi thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giúp CPC. Từ 21-9-1989, đợt cuối cùng gồm các đơn vị còn lại của MT 479, 579, 779, 979; 2 sư đoàn bộ binh 302, 330, Vùng 5 hải quân, Trung đoàn căn cứ không quân 901, các đơn vị binh chủng, bảo đảm với tổng cộng 26.000 người cùng trang bị bắt đầu rút quân về nước.
Trên đường bộ, MT 579 về qua cửa khẩu Đức Cơ (Gia Lai); MT 479 về cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh); MT 779 về cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh); MT 979 về cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) và Hà Tiên (Kiên Giang). Trên đường thủy, các bộ phận nặng của MT 479, 779 theo đường sông Mekong rồi về nước theo sông Tiền qua cửa khẩu Tân Châu (Đồng Tháp), MT 979 theo đường sông Tonle Sap rồi về nước theo sông Hậu; Vùng 5 Hải quân rút về theo đường biển. Các bộ phận sở chỉ huy rút về nước bằng đường không.
Ngày 26-9-1989, chiếc xe cuối cùng của MT 479 rút qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, đánh dấu việc toàn bộ các đơn vị Quân tình nguyện VN đã trở về Tổ quốc.
                                   Quân Tình nguyện Việt Nam tại Campuchia
Trên lý thuyết, 26-9-1989 được coi là ngày VN kết thúc hoạt động trên đất CPC. Tuy nhiên trong thực tế, chỉ ngay sau đó, 3 nhóm phiến quân Khmer Đỏ, ANS và KPNLAF được Mỹ, TQ, phương Tây và ASEAN tiếp sức đã nhanh chóng mở đợt hoạt động và tái chiếm nhiều khu vực ở giáp biên giới CPC. Trước tình hình đó, 1 lực lượng đặc biệt của QK9 được lệnh quay trở lại. Từ ngày 29-10-1989, lần lượt các đơn vị, gồm Trung đoàn bộ binh 1 và 3, Sư đoàn bộ binh 330; Trung đoàn bộ binh 9, Sư đoàn bộ binh 339; Trung đoàn bộ binh 20, Sư đoàn bộ binh 4; các tiểu đoàn trinh sát, thiết giáp, pháo binh và chuyên gia quân sự hành quân lại sang CPC. Sau 1 thời gian hỗ trợ lực lượng cách mạng CPC đẩy lùi các nhóm phiến quân, tháng 4-1990 các đơn vị chiến đấu của QK9 về nước, để lại 1 bộ phận chuyên gia quân sự và kỹ thuật. Ngày 25-8-1991, bộ phận chuyên gia lên đường về Việt Nam. Đến đây, nhiệm vụ quốc tế của Việt Nam ở Campuchia mới thực sự hoàn thành.
Ngày trở về, trong chiếc balô người lính tình nguyện nhẹ tênh, ngoài tấm khăn Kroma, mỗi người chỉ có cân đường thốt nốt, mấy ký cá khô. Cấp sỹ quan có thêm vài gói mì chính là của hiếm lúc bấy giờ, mua ngoài chợ bằng phụ cấp của mình. Các trạm kiểm soát quân sự biên giới được lệnh kiểm tra gắt gao, quân lệnh như sơn, không ai được vi phạm.  Các quan sát viên, nhà báo quốc tế rất ngạc nhiên khi thấy đến sát ngày rút quân, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam vẫn khẩn trương giúp dân dựng nhà, làm đường, đào kênh mương, khám chữa bệnh cho người dân, dạy các cháu nhỏ học hành... như với đồng bào, người thân của mình. Điều rất đỗi bình thường, trở thành bản năng của Quân tình nguyện Việt Nam chính là một trong những điểm khác biệt với các đội quân nước ngoài khác.
Mã Phi Long

Read more…

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Bao giờ cho đến bao giờ?

tháng 9 26, 2019 |


Hôm nay 26/9, Ban QLDA đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông dự kiến được đưa vào khai thác vận hành từ tháng 4/2019 nhưng không thể thực hiện được do 1% khối lượng công việc còn lại chưa hoàn thành. Sau 8 lần thất hứa, tuy nhiên người dân Thủ đô không biết bao giờ 1% ấy được hoàn thành…

Ðường sắt đô thị Cát Linh-Hà Ðông dài 13,5km, khổ đường 1.435 mm và 12 nhà ga trên cao. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80 km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35 km/giờ, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến. Tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 552 triệu USD sau đó bị đội lên 891,9 triệu USD (sử dụng vốn vay ODA Trung Quốc và đối ứng của Việt Nam, bằng hợp đồng vay ký lần đầu năm 2008, sau đó ký vay bổ sung năm 2017.

Dự án khởi công tháng 10/2011, ban đầu dự kiến dự án hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại từ tháng 6/2015. Sau đó lùi tới tháng 6/2016, rồi tháng 12/2016, tháng 2/2017, tháng 10/2017, quý II/2018, cuối năm 2018, tháng 4/2019. Tuy nhiên, tới nay dự án vẫn chưa hẹn ngày về đích, Bộ GTVT vẫn nói “phấn đấu” hoàn thành trong năm 2019.

Quá sốt ruột với dự án này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ “chốt” tiến độ hoàn thành trong quý IV/2018, thời gian vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc khác từ 3 - 6 tháng. Tháng 9/2018, dự án chạy thử nghiệm và lại lùi thời gian vận hành đến tháng 4/2019. Dịp 30/4, dự án tiếp tục lỡ hẹn, lùi đến quý 2/2019. Thế nhưng, cho đến thời điểm này, dường như Bộ GTVT đã bất lực toàn tập khi tổng thầu EPC tiếp tục thất hứa, thậm chí còn chưa thể chốt "mốc" về đích là khi nào dù khối lượng công việc chỉ còn 1%.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa biết khi nào về đích?

Không chỉ chậm tiến độ, đến thời điểm này dự án đã đội vốn tới 40%, từ tổng mức ban đầu được phê duyệt năm 2008 hơn 550 triệu USD (trong đó vốn vay ưu đãi của Trung Quốc 419 triệu USD). Đến nay, tổng mức đầu tư đã vọt lên 891,9 triệu USD, đội giá thêm 339,1 triệu USD.

Theo tính toán của các chuyên gia, với số lượng vay phát sinh như trên, dự án đang phải trả lãi, gốc phát sinh cho China EximBank là 14,4 triệu USD/năm, trả nợ cho Trung Quốc khoảng 650 tỷ đồng vốn vay. Nếu cộng cả 2 khoản vay, mỗi ngày, phía Việt Nam đang phải trả cả lãi lẫn gốc khoảng 2,4 tỷ đồng. Như vậy, nếu chậm 1 năm chúng ta phải trả tới 876 tỷ đồng. Rõ ràng, việc không vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã tác động lớn đến kinh tế xã hội và trước mắt hàng trăm tỷ đồng vẫn phải trả lại cho một dự án… “nằm chờ”.

Thêm vào đó, theo thông lệ quốc tế, nước tiếp nhận ODA có toàn quyền quản lý sử dụng ODA cho dù các danh mục dự án ODA phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ. Nước viện trợ không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Điều này đồng nghĩa với việc, Bộ GTVT không thể tự quyết và vẫn phải chờ ý kiến từ Chính phủ do hiệp định ODA đã ký kết. Và cái vòng “kim cô” đó khiến 1% khối lượng kia chi phối toàn bộ dự án.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông đến bao giờ mới chở được khách?

Sẽ có nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan, đến từ phía các cơ quan quản lý của Việt Nam, nhất là công tác điều hành, tổ chức thực hiện; nhà thầu Trung Quốc, các quy định pháp luật, quy định về tính trọn gói giữa các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh Dự án cũng như chế tài xử lý các vụ việc liên quan đến công tác giải ngân của Hiệp định vay ODA. Rõ ràng, đây là bài học “đắng” cho Việt Nam khi vay vốn ODA.

Mới đây, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã giao Ban cán sự đảng UBND TP. Hà Nội báo cáo và kiến nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo và quyết định giải quyết các khó khăn, vướng mắc của dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước. Đồng thời, xây dựng dự thảo báo cáo với Ban Bí thư về các khó khăn, vướng mắc nêu trên để xin ý kiến chỉ đạo.

Thiết nghĩ, điều này không thể tái diễn khi chúng ta đang còn nhiều dự án quan trọng khác đang triển khai như: đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Dự án sân bay Long Thành…

                                                                                                            Bông Lau
Read more…

Quân tình nguyện Việt Nam đã làm những gì trong suốt 10 năm trên đất Campuchia

tháng 9 25, 2019 |

Trong suốt 10 năm Quân tình nguyện Việt Nam giúp bạn trên đất Campuchia, không ít chỉ trích từ bên ngoài và cả một số ý kiến lạc điệu bên trong cho rằng chúng ta đang "sa lầy" ở Campuchia; thậm chí đến bây giờ cũng vẫn còn có ý kiến "10 năm là quá lâu"! 
Trong suốt 10 năm ác liệt, vô cùng khó khăn đó, các thế lực thù địch đã ngụy tạo cái cớ "Việt Nam đưa quân xâm lược Campuchia" để bao vây, cô lập Việt Nam về chính trị, kinh tế, ngoại giao. Chúng ta đã lường trước các thách thức, trở ngại đó. 
Hồi ký của Đại tướng Văn Tiến Dũng ghi lại: "Đánh sang Campuchia ta biết có cái khó, nhưng không có cái đó thì không có ngày nay, vì địch quyết đẩy ta vào một cuộc chiến tranh. Khi mở cuộc tiến công ta cũng đã có bàn tính kỹ… Đánh sang Campuchia là đúng!". 
Nguyên Tổng bí Thư Lê Khả Phiêu (thời điểm rút quân năm 1989 là Phó Tư lệnh về chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị Mặt trận 719), khi trả lời phỏng vấn các nhà báo quốc tế cũng khẳng định: "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rèn dạy Quân đội chúng tôi: 'Giúp bạn là tự giúp mình'; 'Cứu bạn là tự cứu mình'. Chúng tôi về nước với lòng trong sáng tự hào khi cứu một dân tộc khỏi họa diệt vong, không lấy của nhân dân Campuchia một cái kim sợi chỉ thì sợ gì mang tiếng xâm lược".
Trong quá trình tiến công giải phóng Campuchia, lật đổ tập đoàn Pol Pot vào ngày 7-1-1979, ta không chủ trương đánh tiêu diệt triệt để, mà chỉ xóa sổ cơ quan đầu não và lực lượng chủ yếu của địch, khiến chúng không còn khả năng phản kích hòng lật đổ chính quyền cách mạng, quay trở lại nắm chính quyền, uy hiếp nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của cách mạng Campuchia. 
Người dân Campuchia trong buổi lễ chia tay Quân Tình nguyện Việt Nam
Lực lượng quân sự Khmer đỏ vẫn còn đến hơn 4 vạn quân, rút chạy, phân tán ở vùng rừng núi hẻo lánh, ép người dân đi theo để làm bia đỡ đạn. Chúng được một số nước lớn cung cấp vũ khí trang bị, lấy khu vực biên giới Thái Lan làm chỗ đứng chân, tiến hành các hoạt động quân sự. 
Ngay từ tháng 2-1979, quân Pol Pot đã tổ chức nhiều đợt phản kích quy mô lớn vào một số địa bàn quan trọng hướng Tây Nam, Tây Bắc, các trục đường 3,4,5… hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường, uy hiếp trực tiếp đến sự tồn tại của chính quyền cách mạng; mưu đồ hình thành "hai vùng, hai lực lượng". 
Thậm chí, lãnh đạo Liên minh Dân chủ 3 phái (trong đó có Khmer đỏ) còn mạnh miệng tuyên bố: "Nếu quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia thì lập tức Chính phủ Hun Sen sẽ bay như tờ giấy!".
Trong tình hình đó, nếu ta không tiếp tục duy trì lực lượng ở lại Campuchia, quân Pol Pot được hậu thuẫn của các thế lực thù địch bên ngoài, hoàn toàn đủ sức để phản công, lật đổ chính quyền cách mạng; phục hồi chế độ diệt chủng, đàn áp cách mạng, tàn sát nhân dân Campuchia. Và nguy cơ tái diễn cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia (như trước năm 1979) là nhãn tiền. 
Khi đó, xương máu của những người cách mạng chân chính Campuchia, của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân ta đổ xuống để giành chiến thắng ngày 7-1-1979 trở nên vô ích, nghĩa vụ quốc tế, tình đoàn kết ba nước Đông Dương không thực hiện được trọn vẹn. 
Thực tế, từ năm 1979 đến 1989, Quân tình nguyện Việt Nam đã cùng với quân đội Campuchia tiến hành nhiều trận đánh, chiến dịch, đánh bại các đợt phản kích, tiêu diệt các căn cứ quân sự của Khmer đỏ ở biên giới phía Tây, ngăn chặn các nguồn viện trợ quân sự từ bên ngoài qua biên giới Thái Lan (chỉ riêng mùa khô năm 1979 đã diễn ra 11 chiến dịch).
Một lý do quan trọng khác là tình hình an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội Campuchia hết sức phức tạp, khó khăn. Trong một thời gian ngắn, Campuchia chưa thể xây dựng được bộ máy quản lý xã hội dù chỉ ở mức tối thiểu. Môi trường xã hội hỗn loạn, người dân thấy bất an, lo sợ. Một số lớn tàn quân Khmer đỏ vẫn ẩn náu trong các phum xã, lẩn khuất trong các tầng lớp nhân dân, chờ thời cơ chống phá. 
Khắp nơi tràn lan vũ khí Khmer đỏ để lại, thậm chí có cả súng đạn, chất nổ từ thời kỳ Lon Nol (trước năm 1975). Người dân đói khát, thiếu thốn, bần cùng tất sinh đạo tặc… Chừng nào còn tình trạng cướp bóc, hãm hiếp, chừng nào súng ống còn trôi nổi ngoài chợ đen thì chừng đó người dân còn bất an, không thể vững tin để xây dựng cuộc sống mới.
Nhân dân Campuchia từng sống lầm than đến cùng cực dưới chế độ Pol Pot mong muốn được sống hòa bình ổn định dưới chế độ mới. Trước nỗi ám ảnh về sự quay lại của Khmer đỏ, họ bày tỏ mong muốn Quân tình nguyện Việt Nam ở lại giúp đỡ, bảo vệ họ. 
Điều đó được nhà sử học Ben Kiernan (Đại học Yale - Hoa kỳ) viết trong cuốn sách "Chế độ diệt chủng Pol Pot": "Nỗi sợ Pol Pot quay trở lại hủy diệt và nội chiến tái phát là mối đe dọa lớn làm cho mọi người thấy phải coi sự củng cố quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Campuchia với Việt Nam là niềm hi vọng duy nhất để có được một nhà nước độc lập, vững bền".
Giai đoạn đó, chính quyền cách mạng Campuchia đứng trước hai nhiệm vụ chiến lược phải tiến hành đồng thời là bảo vệ và xây dựng đất nước. Chính quyền Campuchia non trẻ cần được giúp đỡ để xây dựng toàn diện cả về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, ổn định cuộc sống, tổ chức khôi phục, phát triển sản xuất. 
Bạn cần sự hỗ trợ, điểm tựa để tiến công địch trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao, để có thể giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, trung lập, không liên kết, hòa bình của Chính phủ Campuchia trên trường quốc tế. 
Xuất phát từ yêu cầu của cách mạng Campuchia, truyền thống quan hệ giữa hai nước, nguyện vọng tha thiết của đại đa số nhân dân Campuchia, ngày 11-6-1981, Việt Nam và Campuchia kí Hiệp định giúp đỡ và hợp tác quân sự; hai Bộ Quốc phòng kí Hiệp định tiếp tục duy trì các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia.
Như vậy, việc Quân tình nguyện Việt Nam ở lại Campuchia có đầy đủ cơ sở pháp lý, là đòi hỏi khách quan, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, với nguyện vọng của nhân dân hai nước, vì lợi ích của hai dân tộc. 
Việc Quân tình nguyện Việt Nam ở lại bao lâu, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của lãnh đạo Việt Nam, Campuchia mà phụ thuộc vào kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, và còn tùy thuộc vào nguy cơ quay trở lại của chế độ diệt chủng, sự hỗ trợ quân sự của nước ngoài cho Khmer đỏ. 
Thủ tướng Hun Sen, lúc đó là Ngoại trưởng khẳng định: "Khi nào vấn đề Pol Pot và những mối đe dọa từ bên ngoài đối với Campuchia được giải quyết thì quân đội Việt Nam sẽ rút về nước". 
Trung tướng Lê Hai - nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - trong hồi ký của mình viết: "Bộ Chính trị quyết định để lực lượng ở lại giúp Bạn, năm 1982 đề ra 3 mục tiêu chiến lược, đó là quyết định đúng, sáng suốt. Không phải quá lâu nhưng cũng cần có thời gian mới giúp bạn tự lực được". 
Kết luận của Bộ Chính trị tháng 12-1995 khẳng định: "Từ con số không, xây dựng Bạn trưởng thành tự đảm đương được nhiệm vụ không thể làm trong một thời gian ngắn, mặc dù còn nhiều khó khăn trong nước và sức ép quốc tế ghê gớm nhưng Đảng ta vẫn kiên định đường lối độc lập của mình giúp Bạn cho đến lúc ta đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra…". 
Điều này, dư luận quốc tế ngày càng thấy rõ hơn.
Nguồn: QĐND



Read more…

Góc tối của việc tìm hiểu vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam của tổ chức USCIRF

tháng 9 23, 2019 |

Vừa qua, được sự đồng ý của Thủ tướng chính phủ Việt Nam, Phái đoàn của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) đã có một số hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc các chức sắc, tín đồ tôn giáo để tìm hiểu về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam. Đây là hoạt động thường niên của tổ chức này, những thông tin mà họ thu thập được sẽ là nội dung quan trọng trong báo cáo về vấn đề tự do tôn giáo quốc tế được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố tại một số diễn đàn quốc tế. 
Cụ thể, ngày 20/9/2019, đoàn đã tiếp xúc với các cao tăng trong GHPGVN. Thay mặt TƯ giáo hội, TT Thích Đức Thiện đã chia sẻ với bà Anurima Bhargava về Đại hội Mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ IX đang diễn ra tại Hà Nội, về nhân quyền Tôn giáo, TT Thích Đức Thiện cho biết đời sống của Tăng ni, Phật tử Việt Nam rất an lạc trong niềm tin tôn giáo và trong tinh thần đại đoàn kết tôn giáo, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, chia sẻ tình yêu thương trong cộng đồng, xã hội, đến các tín đồ Phật tử vùng cao, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, các sự kiện của Phật giáo đều được nhà nước rất quan tâm ủng hộ giúp đỡ.

Phái đoàn chụp ảnh với các cao tăng trong GHPGVN
Hòa thượng cũng cho biết thêm, Đại lễ Vesak 2019 vừa qua GHPGVN đăng cai, nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới đến tham dự, 100.000 Phật tử trong và ngoài nước hoan hỉ chào mừng, điều đó đã khẳng định Phật giáo Việt Nam rất an lành. Luật tín ngưỡng tôn giáo giúp cho Tôn giáo Việt Nam ổn định phát triển, bình đẳng, tôn trọng Pháp luật. Mục đích của Đạo Phật là mang lợi ích cho xã hội và chúng sinh hạnh phúc, an lạc trên tinh thần Vô ngã. TT Thích Đức Thiện nhấn mạnh về pháp luật Nhà nước Việt Nam luôn bảo trợ cho những người tham gia hoạt động tôn giáo đúng đường lối của Nhà nước.
Còn trước đó 2 ngày, vào sáng 18/9/2019, phái đoàn của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) đã có buổi làm việc với hội đồng liên tôn Việt Nam tại Chùa Giác Hoa, quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Tại buổi gặp gỡ đó có sự hiện diện của, Ông Lê Quang Hiển, Tổng thư ký HĐLT Vn và các đại diện như: Hòa Thượng Thích Không Tánh, Phật giáo; Chánh Trị Sự Hứa Phi, Cao Đài; Ông Lê Văn Sóc, PG Hoà Hảo; Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa; Lm. Lê Xuân Lộc, Công Giáo; Ông Lê Quang Hiển, PG Hoà Hảo; Chánh Trị Sự Lê Thị Nho, Cao Đài; CTS Sự Đoàn Công Danh, Cao Đài; CTS, Bạch Phụng, Cao Đài; Ông Bùi Văn Luốt, thành viên HĐLT.
Phái đoàn gặp gỡ hội đồng liên tôn
Trong cuộc gặp này, Bà Anurima Bhagavar, trưởng đoàn, đã nói về mục đích chuyến viếng thăm Việt Nam và cuộc gặp gỡ với HĐLT là muốn tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo tại VN. Đồng thời phái đoàn cũng muốn lắng nghe những tâm tư, những mong muốn và đề nghị nơi các tôn giáo...
Hoà Thượng Thích Không Tánh (một chức sắc cực đoan trong Phật giáo) đã đại diện cho các chức sắc trình bày về tình hình tự do tôn giáo tại VN. Đặc biệt, trong chia sẻ, Hoà Thượng này đã cố tình bịa đặt nhiều câu chuyện hư cấu để nói xấu Việt Nam. Cụ thể, hòa thượng Không Tánh đã cho rằng: ngày nay, sự đàn áp và sách nhiễu của nhà cầm quyền đối với các tôn giáo hoặc các chức sắc tôn giáo không đi theo đường lối “quốc doanh” mà nhà cầm quyền đang tìm cách chi phối hoặc điều khiển các tôn giáo đi theo đường lối mà nhà cầm quyền muốn. Đồng thời, đề nghị Chánh Phủ Hoa Kỳ cần đặt điều kiện về nhân quyền khi bang giao với Việt Nam dù trên phương diện kinh tế, văn hóa, thương mại, quân sự… và cần đưa ra biện pháp chế tài khi nhà nước VN có những vi phạm về nhân quyền liên tục và nghiêm trọng. Đề nghị Chánh Phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC, các quốc gia được quan tâm đặc biêt vì vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo có hệ thống, cần áp dụng Đạo Luật Nhân Quyền Toàn Cầu Magnitsky và dự luật Nhân Quyền cho Việt Nam…
Như vậy, qua đây có thể thấy, cùng là một nhà tu hành, là những cao tăng trong Phật giáo nhưng chúng ta thấy sự khác biệt rõ ràng giữa một bên đại diện cho Phật giáo Việt Nam với truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, bên còn lại luôn cho thấy tư tưởng cực đoan, sính ngoại một cách mù quáng và luôn mong muốn sự hòa bình, ổn định của đất nước bị các thế lực bên ngoài can thiệp.
Điều đáng nói ở đây, đó là kết quả của quá trình tìm hiểu về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam lại là sản phẩm lỗi, khi mà chính phủ nước Mỹ lại dựa trên thông tin sai lệch của đám “tặc khấu” trong tôn giáo, qua kết quả làm việc của các tổ chức như trên để đánh giá không khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam, tạo diễn đàn để các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí xuyên tạc, vu khống Việt Nam,... Đây là chiêu trò thâm độc của Mỹ và các nước EU, khi họ muốn lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam hoặc để đánh đổi một vấn đề nào đó mà phía Mỹ là người chủ động. Đặc biệt, cũng chính vì không khách quan, Báo cáo và một số ý kiến tùy tiện về tự do tôn giáo ở Việt Nam đã xóa nhòa ranh giới giữa thực hành tôn giáo với hành vi lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật; tảng lờ nguyên tắc quan trọng của mọi xã hội văn minh là tư cách tín đồ không thể đứng trên, đứng ngoài tư cách công dân. Qua câu chuyện này càng thấy rõ hơn mục tiêu của việc vào Việt Nam tìm hiểu hiểu vấn đề tôn giáo của các tổ chức như trên. Họ đang cố tỉnh đổi trắng thay đen, lấy những câu chuyện phi lý, hoang tưởng của số chức sắc cực đoan để chụp mũ cho tình hình chung về tôn giáo ở Việt Nam.
Tuy vậy, qua vấn đề trên cũng đã bôi lem lên tổ chức USCIRF. Bởi lẽ, họ đã không khách quan khi đánh gia về tình hình tôn giáo ở Việt Nam mà chỉ ghi nhận những thông tin từ số chức sắc cực đoan trong tôn giáo. Vì vậy, một lần nữa xin khẳng định các Báo cáo về vấn đề tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giáo Mỹ không có giá trị, bởi những chức sắc tôn giáo trong Hội đồng liên tôn, họ không phải là những người đại diện của tôn giáo mà họ theo. Cho nên, tất cả những chia sẻ, những ý kiến của họ đều xuất phát từ chủ ý cá nhân, không được tuyệt đại đa số hàng giáo phẩm và những người theo đạo hưởng ứng. Hơn nữa, các thành viên của HĐLT thì họ đều bị xếp vào hạng ngũ bất mãn trong giáo hội, không có uy tín trong giáo hội, chủ yếu hoạt động thuộc về vấn đề xã hội chứ dường như không tham gia nhiều các hoạt động tôn giáo. Chính vì thế, những thông tin như vậy không có giá trị về mặt xây dựng mà dường như ở đây đang có một chủ ý xấu nào đó hương về Việt Nam khi họ đưa ra một loạt yêu cầu này nọ để mong muốn phía Hoa Kỳ trừng phạt Việt Nam, hoặc bắt ép Việt Nam phải đánh đổi nhiều thứ để đạt lợi ích kinh tế… Nói như vậy, có thể thấy rằng những thành viên trong HĐLT đang là những người tiếp tay cho phía nước ngoài để gây khó khăn, cản trở sự phát triển đi lên của đất nước.
Mã Phi Long


Read more…

Đại tá Nguyễn Văn Bảy mãi mãi là người anh hùng trong cả thời chiến lẫn thời bình của nhân dân Việt Nam

tháng 9 22, 2019 |

Vẫn biết sinh tử là quy luật, nhưng nghe tin Anh hùng phi công- Đại tá Nguyễn Văn Bảy đã qua đời tại Bệnh viện Quân y 175 khiến cho mỗi chúng ta ai ai cũng cảm thầy bồi hồi, xúc động và tiếc thương người Anh hùng của dân tộc đã về với tiên tổ, ông hưởng thọ 84 tuổi. Với tất cả tình cảm của người con đất Việt, những người đã hưởng trọn hòa bình từ những người anh hùng như ông, chúng con xin bày tỏ sự biết ơn cùng niềm tiếc thương vô hạn đến gia đình bác Bảy. Công lao của ông mãi mãi khắc ghi trong tim những thế hệ yêu nước và trường tồn cùng nền độc lập dân tộc. Xin cúi đầu tiễn biệt Ông già Nam Bộ về với thế giới của những người hiền.
Anh hùng phi công- Đại tá Nguyễn Văn Bảy
Qua đây, cũng xin được chia sẻ thêm về cuộc sống đời thường, giản dị, thanh nhàn của một đại tá quân đội để chúng ta thêm yêu quý và kính trọng ông Bảy vì con người ông, đặc biệt là sau khi ông đã trở về làm lão nông. Đặc biệt, khi ngược dòng lịch sử, tìm hiểu về cuộc đời binh lửa của Đại tá Nguyễn Văn Bẩy thấy càng thêm xúc động. Trong đó không thể không nhắc tới câu chuyện mà người ta ngỡ chỉ có ở trong phim. Cụ thể:
Trong số 7 máy bay ông bắn hạ có 5 F4. F4 Phantom được lái bởi những phi công giỏi nhất của Mỹ và thường được phân công là máy bay tiêm kích hộ vệ máy bay ném bom. Có nhiều phi công có thành tích cao vì bắn hạ các máy bay ném bom. Thế nhưng đối thủ của ông Bảy đa số lại là phi công tiêm kích. Một xạ thủ bắn tỉa bắn hạ binh lính đối phương là việc tương đối bình thường nhưng bắn hạ một xạ thủ bắn tỉa lại là một chuyện rất khác. Ở đây, ông bắn hạ 5 "xạ thủ" đối phương và không một lần phải nhảy dù.
                            Anh hùng phi công- Đại tá Nguyễn Văn Bảy
Trong số các phi công bị bắn hạ chỉ có 3 người nhảy dù khỏi máy bay. Như vậy là có 7/10 đối thủ của ông đã không thoát khỏi chiếc máy bay đang bốc cháy. Đó là một tỷ lệ thiệt hại về người cực lớn mà đối phương hứng chịu khi đối đầu với ông. Từ tỷ lệ này có thể ngầm hiểu rằng, ông xuất kích gần 100 lần, đụng trận 13 lần và chỉ nổ súng 7 lần. Cả 7 lần nổ súng, ông đều bắn hạ kẻ thù.
Ông Bảy kể rằng khi bắn, ông bắn cả 3 súng một lúc: 2 cannon 23mm và 1 cannon 37mm. Đạn đạo của 2 loại vũ khí này là khác nhau nên việc nổ súng cùng một lúc cả 3 vũ khí chỉ có hiệu quả khi bắn ở khoảng cách rất gần. Ông cũng nói là ông chỉ bắn khi đã nhìn thấy rõ số hiệu máy bay với buồng lái của phi công đối phương. Đến đây thì tôi hiểu được tại sao tỷ lệ thương vong của đối phương khi không chiến với ông lớn như thế - ông bắn ở cự ly gần bằng pháo hạng lớn vào phần quan trọng nhất của máy bay là buồng lái và thùng xăng phụ. Điều đó khiến cho khả năng đối phương sống sót được là thấp.
Đến lúc này nhiều người mới hiểu câu hỏi của ông với con gái một phi công Mỹ là "nếu hồi đó tao bắn chết ba mày thì mày có thù tao không?" Hầu hết các phi công sẽ nói "bắn rơi" chứ không nói "bắn chết" vì với họ, chỉ bắn rơi được máy bay địch đã là rất khó. Với ông, câu hỏi về bắn chết của ông có nghĩa như cách người Mỹ hay nói "I say it and I mean it". Có lẽ chỉ các phi công tiêm kích mới hiểu sự nguy hiểm chết người của một loạt đạn cannon 23mm đan xen với 37mm vào thẳng buồng lái là thế nào. Và tôi nghĩ, câu nói của một phi công Mỹ rằng ông ta đã may mắn khi không đụng ông Bảy trên bầu trời không chỉ thuần túy là một câu nói xã giao.
Đây chỉ là một trong nhiều chiến công điển tích của ông Bẩy. Chúng ta thật tự hào về ông, một đất nước mà ở bất cứ vùng miền nào cúng sinh ra những người anh hùng, nhưng ở ông Bảy, một người anh hùng tâm hồn lộng gió cao vời vợi mà vẫn bình dị mộc mạc như mảnh đất quê ông. Xin hướng tới ông với lòng ngưỡng mộ và biết ơn, cầu mong giác linh ông bay về nơi nhàn cảnh, không làm hiền thánh thì cũng làm thiện thần. Ông Bảy mất nhưng ông mãi là người anh hùng trong cả thời chiến lẫn thời bình của nhân dân.
Mã Phi Long



Read more…