Có
lẽ, lúc này thông tin về vụ tung pháo sáng tại sân vận động Hàng Đẫy là chủ đề
nóng bỏng nhất trên khắp các diễn đàn, mặt báo. Đây thực sự “vết nhơ” không thể
gột rửa trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Scandal pháo sáng trên sân Hàng Đẫy này
tiếp tục làm cho những nhà quản lý bóng đá, người hâm mộ Việt Nam phải suy ngẫm
thật nhiều.
Vừa
trở lại sau khoảng thời gian nghỉ để ĐT Việt Nam thi đấu vòng loại World Cup
2022 khu vực châu Á, trận đá bù vòng 22 V-League 2019 giữa Hà Nội và Nam Định
trên sân vận động Hàng Đẫy đã gây sốc với sự cố nghiêm trọng khi CĐV Nam Định bắn
pháo sáng từ khán đài B sang khán đài A.
Những
quả pháo sáng xuất hiện từ sớm ở trận đấu này, khởi đầu bằng một quả pháo được
ném xuống rất gần vị trí ngồi của trọng tài thứ tư. Phút 55, ngay sau khi Nam Định
thủng lưới bàn thứ 4, một quả pháo sáng lớn đã được bắn từ khán đài B sang khán
đài A, gây ra chấn thương cho một CĐV nữ. Quả pháo kể trên khiến một cổ động
viên nữ ngồi khu vực khán đài A bị thương nặng ở chân và phải nhập viện khẩn cấp.
Ngoài ra, có đến vài chục quả pháo sáng đã được đốt lên ở khu vực khán đài của
CĐV Nam Định.
Một
số CĐV đội khách còn ném pháo sáng xuống sân làm trận đấu giữa Hà Nội và Nam Định
hơn một lần bị gián đoạn. Cổ động viên nữ là chị Tô Huyền Anh (sinh năm 1985,
phóng viên Báo Nhi Đồng) bị đạn pháo (theo tìm hiểu ban đầu là loại pháo tín hiệu
cứu hộ) bắn trúng đùi (diện tích mảng đùi bị tổn thương là 15x30cm) đổ máu khá
nhiều, hiện đang cấp cứu. Theo thông tin từ bệnh viện Xanh Pôn, CĐV nữ này sẽ
phải phẫu thuật 2 lần vì bị bỏng lưu huỳnh nặng vào tận xương. Không những thế,
2 chiến sĩ thuộc Trung đoàn cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội cũng phải
nhập viện sau khi làm nhiệm vụ giữ trật tự trước các CĐV Nam Định quá khích.
Đây
không phải lần đầu sân Hàng Đẫy cũng như các sân cỏ trên cả nước dính vào lùm
xùm với pháo sáng. Pháo sáng bị cấm ở các sân bóng từ Việt Nam ra đến quốc tế.
Mang pháo sáng vào sân là hành vi phạm pháp. Và những kẻ phạm tội này còn đáng
lên án ở chỗ: chúng nhân danh tình yêu cho bóng đá để làm việc ấy.
Vậy có nên cấm
hay cho phép dùng pháo sáng, pháo khói cổ vũ bóng đá?
Xưa
đến nay, chuyện người Nam Định hay Hải Phòng yêu bóng đá là điều không phải bàn
cãi. CĐV Nam Định nhiệt lắm, dù đến sân khách vẫn thể hiện được bản sắc của
mình. Vì thế, họ luôn nhận được sự tôn trọng của các CĐV chủ nhà. Nhưng giá như
những ngọn lửa ấy chỉ được thổi bùng lên theo nghĩa bóng, tức những bài hát cổ
động, những làn sóng người, những tiếng gầm khiến đội bóng đối phương phải
"tim đập chân run" thì sẽ tốt biết bao.
Trên
sân Hàng Đẫy hôm qua, sự "máu lửa" đã được thể hiện thuần túy nghĩa
đen. Vì đã có lửa, và cũng có máu. Mà đâu chỉ có đốt pháo trên sân, tình yêu
bóng đá được ngụy tạo thành một cái gì đó ngang tàng xấu xí khi họ "đoàn kết"
đối đầu với nhân viên an ninh trên sân, từ cuồng nhiệt chuyển sang cuồng nộ
trong một nốt nhạc.
Giờ
đây, người hâm mộ chân chính chắc chắn vô cùng bất bình khi theo dõi những hình
ảnh xấu xí được truyền về từ sân vận động Hàng Đẫy tối hôm qua, khi đó một số kẻ
quá khích bất chấp dư luận, bất chấp quy định và sự kiểm duyệt an ninh nghiêm
ngặn, bất chấp sự tồn vong của nền bóng đá đang phát triển, bất chấp sinh mạng
con người… đã cố tình đốt pháo sáng trên khán đài. Đây không thể coi sự cuồng
nhiệt mà là sự quá khích, sự vô văn hóa, vô trách nhiệm thậm chí vô lương tâm của
một số người tàng trữ, sử dụng pháo sáng trên khán đài.
Có
lẽ không một ai đáng bị thương nặng hay có nguy cơ tử vong chỉ vì đi xem bóng
đá cả. Bóng đá rất cần CĐV, nhưng cũng cần lên án những kẻ đội lốt CĐV, vào sân
để thể hiện sự cuồng nộ của bản thân, để cái tôi ích kỷ được ve vuốt trong vài
phút mà bất chấp an nguy của kẻ khác. Những kẻ ôm pháo sáng vào sân không thắp
lên một tình yêu nào cả, trái lại chỉ bộc lộ sự tăm tối trong nhân cách mà
thôi!
Những hình ảnh “không
nên có” trong bóng đá Việt Nam
Bông
Lau
Pháo sáng bị cấm ở các sân bóng từ Việt Nam ra đến quốc tế. Mang pháo sáng vào sân là hành vi phạm pháp. Và những kẻ phạm tội này còn đáng lên án ở chỗ: chúng nhân danh tình yêu cho bóng đá để làm việc ấy.
Trả lờiXóaBóng đá rất cần CĐV, nhưng cũng cần lên án những kẻ đội lốt CĐV, vào sân để thể hiện sự cuồng nộ của bản thân, để cái tôi ích kỷ được ve vuốt trong vài phút mà bất chấp an nguy của kẻ khác. Những kẻ ôm pháo sáng vào sân không thắp lên một tình yêu nào cả, trái lại chỉ bộc lộ sự tăm tối trong nhân cách mà thôi!
Trả lờiXóa