Sau
vụ tiến công khủng bố ngày 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ, Tổng thống Mỹ khi đó,
ông G.Bush, đã chính thức phát động chiến tranh chống khủng bố trên phạm vi
toàn cầu. Tuy nhiên, sau gần hai thập kỷ, bên cạnh những thành công nước Mỹ
cũng phải trả giá khá đắt cho cuộc chiến nói trên. Chúng ta cùng nhìn lại vụ tấn
công tấn công đẫm máu đến kinh hoàng và cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ khởi xướng.
Có
thể nói Mỹ bước vào thế kỷ XXI với một cơn địa chấn kinh hoàng. 19 kẻ khủng bố
khống chế 4 chiếc máy bay, biến chúng thành vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tòa tháp
đôi Trung tâm thương mại thế giới (WTC), Lầu Năm Góc đã trở thành mục tiêu của
vụ tấn công. Đây là vụ tấn công tấn công đẫm máu nhất do một thế lực bên ngoài
tiến hành trên đất Mỹ, khiến gần 3.000 người thiệt mạng và 6.000 người khác bị
thương. 18 năm nhìn lại, sự kiện 11/9 vẫn là một ký ức kinh hoàng và nỗi đau
dai dẳng của nước Mỹ.
Vụ
tấn công 11/9 giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Mỹ. Tòa tháp đôi là trụ sở của
hơn 400 doanh nghiệp, trong đó có những công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ và cả
thế giới. Vụ tấn công khiến sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ trong thời
gian dài. 8 tỷ USD bỗng chốc trở thành đống đổ nát và khói bụi khi hai chiếc
máy bay đánh sập các tòa nhà. Nếu tính tất cả thiệt hại về cơ sở hạ tầng, thiết
bị, chi phí chữa trị người bị thương hay mất mát với những người thiệt mạng
cũng như khoản tiền cho dọn dẹp và các hoạt động khắc phục hậu quả khác lên tới
58,8 tỷ USD.
Sau
sự kiện 11/9, người Mỹ đã bừng tỉnh trong ảo tưởng về vấn đề an ninh. Họ nhận
thấy rằng khoảng cách giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương không thể ngăn chặn
những mối đe dọa của các tổ chức khủng bố, một lực lượng không mang tính quốc
gia.
Và
rồi, Washington vội vã tăng đầu tư cho các hoạt động tình báo và chống khủng bố:
Ở trong nước, Mỹ thành lập Bộ An ninh nội địa và chi hàng trăm tỷ USD nhằm tăng
cường các biện pháp bảo đảm an ninh. Về đối ngoại, Washington mở rộng lực lượng
quân sự, tăng chi phí quốc phòng từ 363,1 tỷ USD năm tài khóa 2001 đến 725 tỷ
USD năm 2010.
Từ
sau vụ 11/9/2001, mặc dù Mỹ thu được một số thành công nhất định, nhưng những vụ
tiến công khủng bố trên phạm vi toàn cầu không hề giảm mà còn có xu hướng gia
tăng. Tình hình an ninh thế giới chưa được cải thiện mang tính căn bản, mà ngược
lại, thế giới ngày càng mất an toàn hơn. Dư luận cho rằng, điều đó có liên quan
chặt chẽ với chính sách đối ngoại của Mỹ. Đối mặt tình hình chống khủng bố hiện
nay, Mỹ có lẽ cần tư duy và xem xét lại quan niệm giá trị đằng sau chính sách đối
ngoại của mình.
Cái chết của Bin
Laden không đồng nghĩa với kết thúc của nhóm khủng bố al-Qaeda hay cuộc chiến
chống khủng bố
Đầu
tiên, hai cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq do Washington phát động đã
khiến Mỹ trả giá bằng 6.000 sinh mạng và 2.000 tỷ USD. Việc Mỹ phát động chiến
tranh ở Trung Đông đã làm mất đi thế cân bằng chiến lược ở khu vực này. Và hệ quả
là: tâm lý chống Mỹ lên cao trong thế giới Arab. Sau cuộc chiến tranh ở Iraq,
Iran ngày càng có ảnh hưởng ở Trung Đông, và vai trò điều phối của Mỹ trong cuộc
xung đột giữa người Palestine và người Israel giảm hẳn. Ngoài ra, cuộc chiến chống
khủng bố của Mỹ đã khiến chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan phát
triển mạnh hơn.
Bên
cạnh đó, bài học lớn nhất của Mỹ là “lạm dụng” vũ lực, tự ý mở rộng đối tượng
tiến công trong cuộc chiến chống khủng bố, khiến Mỹ sa lầy tại nhiều nơi. Sau vụ
11-9, Mỹ lập tức phát động chiến tranh tại Afghanistan nhằm tiêu diệt tổ chức
khủng bố Al Qaeda. Đến nay, Mỹ đã đạt được mục tiêu đó. Nhưng có điều lạ lùng là
tại Afghanistan hiện không còn nhiều, thậm chí chỉ còn vài chục phần tử thuộc
Al Qaeda. Tuy nhiên, các hành động quân sự của Mỹ lại mở rộng nhằm vào Taliban,
khiến hơn 100 nghìn quân nhân Mỹ sa lầy tại đây.
Và
đến cuộc chiến tranh Iraq là bài học bi thảm của Mỹ trong việc mở rộng cuộc chiến
chống khủng bố. Ngay đến cả cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Cohen đã phát biểu trước
báo giới rằng, Chính quyền Sadam Husein và sự kiện 11/9 không hề có mối liên hệ
nào, nhưng Mỹ vẫn phát động chiến tranh chống Iraq bất chấp sự phản đối mạnh mẽ
của dư luận quốc tế, điều đó khiến Mỹ trả giá đắt về sinh mạng con người và tổn
thất kinh tế.
Như
vậy, dù Mỹ có tiến công Iraq nhưng không thể kết thúc nhanh cuộc chiến này. Không
những thế, việc chỉ tính đến việc sử dụng vũ lực đối với Iraq mà không có sự
chuẩn bị cho thời kỳ hậu chiến đã gây mâu thuẫn trong quan hệ giữa Mỹ và các nước,
đồng thời tạo ra những mâu thuẫn ngay trong nội bộ nước Mỹ. Ngoài ra, trong cuộc
chiến chống khủng bố, Mỹ đã bắt bớ một cách tuỳ tiện những kẻ họ nghi ngờ, và sử
dụng cực hình trong khi thẩm vấn. Nói đến đây, thì cái lý lẽ Mỹ rêu rao với bàn
dân thiên hạ: “Dân chủ, tự do và pháp trị” là giả dối chăng?
Chính
phủ Mỹ lại ra sức tiến hành chiến lược chống khủng bố theo chủ nghĩa đơn phương
và sẵn sàng “đánh đòn phủ đầu”. Nhưng gần 20 năm sau sự kiện 11/9, nước Mỹ vẫn
đang loay hoay trong cuộc chiến chống khủng bố. Mỹ đã bị "sa lầy" nhiều
năm ở chiến trường Iraq và Afghanistan, còn Trung Đông trở nên hỗn loạn hơn bao
giờ hết.
Có
lẽ, người Mỹ cần xem xét lại về sự “ngạo mạn” của mình bên cạnh việc khẳng định
giá trị quan kiểu Mỹ. Chính hành động của họ đang là khởi nguồn của sự phẫn nộ
trong thế giới Arab. Mà “Nhà nước Hồi giáo” – IS là một ví dụ cho chính sách
hai mặt, can thiệp thô bạo vào các quốc gia có chủ quyền. Cái mà Mỹ đã dành không
ít tâm huyết, các hoạt động quân sự chống IS của Mỹ ngốn tới 11 triệu USD/ngày,
tương đương 4,75 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 8/2014 tới tháng 10/2015. Chính
phủ Mỹ và phương Tây đều phải thừa nhận, đây là một mối nguy hiểm chưa từng có,
nhất là khi IS đã chiêu mộ được hàng nghìn tay súng nước ngoài, bao gồm cả người
châu Âu và người Mỹ.
Vậy
là 18 năm kể từ khi vụ tấn công khủng bố xảy ra, New York đã mạnh mẽ vươn dậy
sau nỗi đau và vẫn là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất không
chỉ của Mỹ mà còn của cả thế giới. Và cũng 18 năm đó với 3 đời Tổng thống, sau
Afghanistan, Iraq, Mỹ lại thêm một lần nữa bị cuốn vào xung đột ở Trung Đông
thông qua chiến dịch không kích ngăn chặn IS. Trong 18 năm ấy, cuộc chiến chống
khủng bố đã tiêu tốn khoảng 1,46 nghìn tỷ USD.
Suy
cho cùng, điều mà người Mỹ mong muốn là họ luôn phải là quốc gia đứng đầu thế
giới; có quyền lãnh đạo thế giới; có ưu thế quân sự tuyệt đối; sẵn sàng hành động
đơn phương trong điều kiện cần thiết… Dư luận thế giới luôn đặt ra những dấu hỏi
lớn về tính hiệu quả thực sự của cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ phát động.
Những hoạt động khủng bố là phi nhân đạo, thế giới đang lên án rất quyết liệt. Tuy nhiên, nó cũng xuất phát từ những nguyên nhân; và đối với các vụ khủng bố xảy ra nhằm vào cả Chính phủ và người dân Mỹ thì một phần nguyên nhân là do các phản ứng phụ từ các chính sách, chiến lược của Nhà Trắng trên thế giới trong thời gian vừa qua.
Trả lờiXóaChừng nào những tổ chức khủng bố còn đang tồn tại thì vẫn còn sự đe dọa không hề nhỏ đối với Syria và Iraq nói riêng và đối với cả thế giới nói chung. Những tổ chức khủng bố đó đang đe dọa đến nền an ninh và hòa bình trên toàn thế giới. Cần phải triệt để tiêu diệt chúng, không nên để mầm mống chúng phát triển, chẳng lẽ cả thế giới hợp lại lại không đánh đc chúng ư?
Trả lờiXóa