Mùa
tựu trường, mùa khai giảng luôn là mùa đẹp nhất trong năm. Và mới hôm qua thôi,
các cháu học sinh nào cũng háo hức chờ đợi được mặc đồng phục chỉnh tề, trên
tay cầm cờ, hoa, bóng bay, cười nói ríu rít dưới sân trường mừng Lễ khai giảng
năm học 2019 - 2020. Dù còn những việc khiến chúng ta chưa hài lòng, nhưng trước
khi đưa ra lời bình luận nào thì cần sự bình tĩnh, khách quan trong xem xét, nhận
định. Đừng như những người tự khoác cho mình 2 chữ “dân chủ” để mà bịa đặt, xuyên
tạc phiến diện, một chiều, thổi phồng khuyết điểm của ngành giáo
dục.
Bộ Trưởng Phùng
Xuân Nhạ tới tham dự Lễ khai giảng năm học 2019 - 2020 tại Trường THPT Sơn Tây,
Hà Nội
Có
lẽ ít lĩnh vực nào được xã hội lại được quan tâm như lĩnh vực giáo dục; và cũng
khó tìm thấy hoạt động nào mà lại liên quan mật thiết đến mọi người, mọi người
dân như hoạt động giáo dục. Nói đến ngành giáo dục là nói đến triển vọng phát
triển, là sự trăn trở, tương lai và nỗi lo của cả gia đình, tiền đồ và thách thức
của toàn dân tộc. Xã hội càng đặt niềm tin lớn lao ở ngành giáo dục, thì khi có
những sự cố xảy ra, ngay lập tức đám rận chủ cuội lại bu vào để xuyên tạc.
“Nào
là giáo dục Việt Nam vẫn lạc hậu, chưa theo kịp với xu thế phát triển của giáo
dục thế giới. Rồi là việc lạm thu, bạo lực học đường, gian lận thi cử… trong
giáo dục là những tấm gương phản chiếu cho ngành giáo dục thời gian qua. Nào là
âu cũng do một nền giáo dục bị lệ thuộc hoàn toàn vào thể chế chính trị. Một thể
chế không có dân chủ. Một thể chế độc tài gây nên nhiều hệ lụy…”
Việc
đánh giá một cách tiêu cực, thiếu khách quan như vậy về ngành giáo dục liệu có
chính xác hay không? Hay chỉ là do đám rận cuội hồ đồ chỉ nhìn một số hiện tượng
tiêu cực, bất cập trong hoạt động giáo dục rồi từ đấy phủ nhận những nỗ lực của
nhiều thế hệ, giáo viên và của ngành giáo dục. Thậm chí nhiều khi họ còn chưa
đánh giá đúng bản chất, thiếu tính chiều sâu vấn đề giáo dục ở nhiều khía cạnh,
nhiều góc độ, nhiều phương diện. Vô hình chung, những ý kiến, phát biểu theo kiểu
cảm tính chủ quan như vậy sẽ làm dư luận hiểu sai lệch bản chất vấn đề, gây nhiễu
thông tin về nền giáo dục của nước ta hiện nay.
Nhưng
hãy nhìn qua những con số biết nói này, nó sẽ làm chúng ta có cái nhìn đa chiều
hơn về nền giáo dục nước nhà. Trong hai năm học gần đây (2017-2018 và
2018-2019), 100% thí sinh Việt Nam dự thi Olympic quốc tế các môn vật lý, toán
học, hóa học, sinh học, tin học đều đoạt huy chương, đây là một thành quả đáng
ghi nhận nỗ lực của ngành giáo dục những năm qua. Riêng trong năm học
2018-2019, Việt Nam lần đầu tiên có hai đại học (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại
học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) được vào top 1.000 đại học hàng đầu thế giới và 7
đại học được vào danh sách các đại học hàng đầu châu Á. Cả nước hiện có gần 550
chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài giữa 85 cơ sở giáo dục đại học Việt
Nam và 258 cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc 34 quốc gia và vùng lãnh thổ.
“Vì lợi ích mười năm thì
phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải
trồng người” (Hồ Chí Minh).
Là
thực tế mà thôi, việc trồng cây ít thì đôi ba năm, dài hơn thì dăm bảy năm,
mươi năm là có thể ra hoa kết trái và cho thu hoạch. Nhưng “trồng người” phải
kéo dài cả trăm năm, nghĩa là không ngừng nghỉ, không ngắt quãng, mà phải thường
xuyên, bền bỉ trao truyền, bồi đắp những tri thức, giá trị mới mà nhân loại đã,
đang tạo ra qua từng ngày, từng tháng thì mới có thể đào tạo được một thế hệ
con người làm chủ được đất nước, xã hội và xu hướng phát triển của nhân loại.
Nếu
như biết rằng, ngành giáo dục đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức vì
những bất cập từ cơ chế, chính sách chưa được tháo gỡ căn cơ và cả những vấn đề
tồn tại từ lâu mà không dễ bề giải quyết trong một sớm một chiều. Để giải quyết
những vấn đề này đòi hỏi phải có sự sẻ chia, chung tay góp sức của toàn xã hội.
Thay vì cứ ngồi đó chém gió linh tinh như các nhà “dân chủ” dởm.
Xã
hội cần đặt niềm tin lớn vào ngành giáo dục để thúc giục, nhắc nhở những người
làm công tác giáo dục càng phải nỗ lực làm tốt hơn nữa trọng trách cao cả, phận
sự lớn lao của mình trước dân tộc. Nhưng niềm tin nào cũng rất cần đặt đúng
lúc, đúng chỗ, đúng mực, chứ không nên có niềm tin thái quá, thiếu tỉnh táo, khách
quan khi nhận định, đánh giá những vấn đề nóng được dư luận xã hội quan tâm. Có
như vậy mới thực sự góp phần động viên, khích lệ hơn 1,2 triệu giáo viên và hơn
22 triệu học sinh giữ vững niềm tin, nhân lên khí thế tích cực trong năm học mới.
ngành giáo dục đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức vì những bất cập từ cơ chế, chính sách chưa được tháo gỡ căn cơ và cả những vấn đề tồn tại từ lâu mà không dễ bề giải quyết trong một sớm một chiều. Để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi phải có sự sẻ chia, chung tay góp sức của toàn xã hội. Thay vì cứ ngồi đó chém gió linh tinh như các nhà “dân chủ” dởm
Trả lờiXóa