Tình
hình căng thẳng ở Biển Đông những ngày qua khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8
(Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc có hoạt động vi phạm trong vùng đặc quyền kinh
tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông, đã khiến dư luận
trong nước và quốc tế hết sức bất bình. Vi phạm của nhóm tàu khảo sát Hải Dương
8 là ngang ngược, bất chấp dư luận khu vực và thế giới lên án. Để bảo vệ chủ
quyền với tinh thần hòa bình, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu
Hải Dương 08 khỏi vùng biển Việt Nam.
Hoạt động của
tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) của Trung Quốc tại bãi Tư Chính của Việt
Nam từ ngày 26 đến 30/08/2019
Chiều
qua, 12/9/2019, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “…
nhóm tàu Hải Dương 08 đã tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối
việc nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 của Trung Quốc tiếp tục các hành động
vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam
trên vùng biển của Việt Nam, được xác định phù hợp với các quy định của Công ước
của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Các hành vi cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam trên vùng biển của
mình như nêu trên là vi phạm luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. Việt Nam khẳng định
lập trường của mình về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền
của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc
tế. Mọi hoạt động của các bên nếu không có sự cho phép của Việt Nam đều là bất
hợp pháp và không có giá trị.”.
Biển
Đông có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia trong và ngoài khu vực, đặc biệt
trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải. Duy
trì hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ở khu vực Biển Đông
được xác lập tại UNCLOS 1982 là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm và nguyện vọng
chung của tất cả các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.
Bãi
Tư Chính (tiếng Anh là Vanguard Bank) là một cụm rạn san hô hoàn toàn ngập dưới
mực nước biển, nằm ở phía Nam của Biển Đông, cách Phan Thiết (Việt Nam) dưới
200 hải lý, cách lục địa Trung Quốc khoảng 600 hải lý và các cấu trúc nổi gần
nhất thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam) khoảng 160 hải lý. Dựa trên các quy định
của UNCLOS thì bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
Việt Nam.
Vùng đặc quyền
kinh tế (EEZ) của Việt Nam tuyên bố theo UNCLOS 1982
Bãi
Tư Chính nằm hoàn toàn trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt
Nam, và không có bất kỳ mối hoài nghi nào về quyền tài phán của Việt Nam ở khu
vực này cả. Và hành động thô bỉ của Trung Quốc lần này tiếp tục biến họ thành gã
hề trên trường quốc tế. Bởi lẽ, đường bờ biển Trung Quốc ở rất xa và không chồng
lên EEZ của Việt Nam. Trước đây năm 2016, tòa trọng tài xử
thắng kiện (PCA) cho Philippines đã xác định không có thực thể nào là đảo ở Trường
Sa, nên Trung Quốc không có cơ sở để tuyên bố EEZ của họ từ đây. Đó là chưa kể tới
việc trên thực tế, Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp các thực thể tại Trường Sa
cũng là hành vi trái luật pháp. Ngoài ra, phán quyết bác yêu sách về “chủ quyền
lịch sử” của Trung Quốc, bởi là thành viên của UNCLOS (vốn không chấp nhận viện
dẫn lịch sử trong các tranh chấp chủ quyền) và khẳng định “đường lưỡi bò” của
Trung Quốc vô giá trị.
Bên
cạnh đó, mọi người đều biết rằng Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu
tiên ký kết và phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm
1982, Trung Quốc lẽ ra phải có nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện các quy định
của Công ước. Ấy thế mà với hoạt động của tàu Hải Dương 8 - phía Trung Quốc
không chỉ vi phạm nguyên tắc và các quy định của UNCLOS mà còn vi phạm thỏa thuận
với các quốc gia ASEAN ghi nhận trong Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển
Đông (DOC). Đồng thời, Trung Quốc còn vi phạm các thỏa thuận song phương ký kết
giữa Việt Nam và Trung Quốc, như: thỏa thuận về Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo
giải quyết vấn đề trên biển năm 2011; Tuyên bố chung của người đứng đầu Nhà nước
Việt Nam và Trung Quốc tháng 6 năm 2013; Tuyên bố chung của Thủ tướng Chính phủ
2 nước vào tháng 10-2013.
Như
cách hiểu ở trên, trước những hành vi vi phạm của Trung Quốc tại vùng biển thuộc
quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, Việt Nam hoàn toàn có quyền áp
dụng các biện pháp cần thiết và phù hợp với quy định của UNCLOS để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp, buộc các chủ thể vi phạm phải tuân thủ và tôn trọng.
Có
thể khẳng định, những diễn biến của tàu khảo sát Hải Dương 8 hoạt động phi
pháp, xâm phạm nghiêm trọng vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, cùng hành
vi đòi hỏi chủ quyền phi lý và hung hăng của Trung Quốc đang bị chỉ trích và
lên án ngày càng mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới. Chính nghĩa của Việt
Nam đang tạo thành sức mạnh và áp lực ngày càng lớn đòi Trung Quốc phải rút
toàn bộ nhóm tàu Hải Dương 8 khỏi các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền
và tài phán của Việt Nam được quy định tại Công ước UNCLOS 1982.
Kiên
quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo không thể bác bỏ, tranh cãi bằng biện pháp hòa
bình đã làm nên sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam trên Biển Đông. Vì thế, mọi
người dân cần đồng thuận cùng Đảng, Nhà nước tạo thành khối thống nhất, bền chặt,
tạo sức mạnh cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng
liêng của Tổ quốc.
Bông
Lau
Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam, và không có bất kỳ mối hoài nghi nào về quyền tài phán của Việt Nam ở khu vực này cả và những hành động của trung quốc vừa qua là không thể chấp nhận được, tuy nhiên chúng ta đã có những sách lược đối phó nên người dân cần phải ủng hộ đảng và nhà nước.
Trả lờiXóaTrước những hành vi vi phạm của Trung Quốc tại vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, Việt Nam hoàn toàn có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết và phù hợp với quy định của UNCLOS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, buộc các chủ thể vi phạm phải tuân thủ và tôn trọng, và hành động của trung quốc không chịu dừng lại thì chúng ta ắt hẳn phải nhờ đến pháp luật quốc tế can thiệp.
Trả lờiXóaChủ quyền biến đảo là thiêng liêng bất khả xâm phạm, những hành động vừa của trung quốc là vi phạm nghiêm trọng vào chủ quyền và quyền tài phán của việt nam, và chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý đề chứng minh cũng như đưa ra tòa án quốc tế chứng minh đó là của ta.
Trả lờiXóaKiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo không thể bác bỏ, tranh cãi bằng biện pháp hòa bình đã làm nên sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam trên Biển Đông, thực tiễn đã chứng minh rằng chúng ta cũng đã có những thắng lợi nhất định trên bàn ngoại giao đối với trung quốc, và trên hết đảng và nhà nước ta cần sự ủng hộ và thấu hiểu của người dân.
Trả lờiXóanhững diễn biến của tàu khảo sát Hải Dương 8 hoạt động phi pháp, xâm phạm nghiêm trọng vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, cùng hành vi đòi hỏi chủ quyền phi lý và hung hăng của Trung Quốc đang bị chỉ trích và lên án ngày càng mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình.
Trả lờiXóaTrung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên ký kết và phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 thế mà giờ đây trung quốc lại ngang nhiên có những hành động vi phạm trắng trợn. qua đây cho thấy bản chất thực sự của trung quốc/.
Trả lờiXóa