Lâu nay luôn tồn tại một câu chuyện “nhàm” là
hễ cứ có một đối tượng vi phạm pháp luật nào ở Việt Nam bị bắt, khởi tố hay xét
xử, hay thậm chí đang trong quá trình cải tạo thì y như rằng ngay lập tức hàng
loạt cá nhân, tổ chức bên ngoài luôn nhân danh là những tổ chức quốc tế, tổ chức
nhân quyền chẳng biết rõ đầu đuôi câu chuyện ra sao đã lên tiếng, mạnh miệng
tuyên bố, phản ứng, can thiệp vào quá trình thực thi pháp luật tại Việt Nam. Quả
thực là hết sức phi lý.
Mới
đây, Tổ chức Freedom Now và hãng luật quốc tế Dechert LLP đã gửi đơn lên Nhóm
Làm việc của Liên Hiêp Quốc (UN) về bắt giữ người tùy tiện, cáo buộc chính phủ
Việt Nam đã vi phạm luật quốc tế khi bắt giữ Phan Kim Khánh. Freedom Now và
Dechert LLP cho rằng chính phủ Việt Nam đã vi phạm các nghĩa vụ quốc tế của
mình theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và Tuyên ngôn quốc
tế về Nhân quyền.
Không
những vậy, người đại diện của Freedom Now - Karl Horberg còn khẳng định: “Những
năm qua Việt Nam đã gia tăng việc đàn áp đối lập trên mạng. Việc bỏ tù Phan Kim
Khánh là một biểu tượng đáng ngại cho tình trạng tự do internet đang xấu đi. Việc
chính quyền tiếp tục giam giữ Khánh đang vi phạm quyền con người căn bản bao gồm
quyền tự do bày tỏ ý kiến (của Khánh). Freedom Now kêu gọi chính phủ Việt Nam
ngay lập tức trả tự do cho Khánh vô điều kiện; chúng tôi tin tưởng là Nhóm làm
việc của UN về bắt giữ người tùy tiện sẽ sớm có kết luận tương tự”.
Động
thái này của 2 tổ chức nêu trên không nhằm mục đích cố tình vu cáo, xuyên tạc về
tình hình nhân quyền ở Việt Nam, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của
Việt Nam. Hẳn các vị đã quên Phan Kim Khánh là ai? Hoặc có biết các vị cũng cố
tình lờ lớ lơ đi cho nó xong chuyện.
Nhưng
xin nhắc lại cho các vị nhớ, Phan Kim Khánh (sinh năm 1993, thường trú tại khu
5, xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ), tháng 10/2017 y bị Tòa án nhân dân tỉnh
Thái Nguyên tuyên án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế về tội “Tuyên truyền chống
phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, BLHS 1999.
Theo
cáo trạng, từ năm 2015 (khi còn đang là sinh viên Khoa Quốc tế - Đại học Thái
Nguyên), Khánh đã cấu kết với một số đối tượng chống đối ở bên ngoài để đăng tải
nhiều bài viết có nội dung vu khống, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bài viết
có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, kêu gọi dân chủ đa nguyên,
phi chính trị hóa quân đội, tự do bầu cử và tự do báo chí…
Với
những chứng cứ xác thực không thể chối cãi, tại phiên tòa, Khánh đã ăn năn, khai
báo thành khẩn, thừa nhận toàn bộ hành vi vi phạm pháp luật của mình. Do đó mà
y được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Như
vậy, việc Freedom Now và Dechert LLP cao giọng đòi
chính quyền Việt Nam phải thả tự do cho Phan Kim Khánh là hoàn toàn phi lý. Cũng
giống như pháp luật của các nước phát triển cao như Mỹ, các nước EU, việc một đối
tượng vi phạm các đạo luật thì phải bị trừng trị, xử lý theo luật pháp của quốc
gia đó. Thế nên, quả là một trò hề nếu Freedom Now và Dechert LLP kêu gọi thả tự
do cho một đối tượng có quá khứ chống đối như Khánh; chẳng lẽ cứ vi phạm pháp
luật rồi các cá nhân, tổ chức nước ngoài kêu gọi, kiến nghị thả tự do, cho rằng
đó là hành vi đàn áp dã man nhà đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền thì đó thực sự
sẽ làm hỗn loạn tình hình của Việt Nam lên mất.
Tựu
chung lại một điểm là các tổ chức này đang đánh tráo khái niệm, đánh bùn sang
ao, nói theo cái kiểu cãi cùn. Một đứa trẻ con lên ba cũng biết rõ là tất cả đều
phải theo một khuôn khổ luật pháp nhất định, và việc phản ánh hay đấu tranh đều
phải theo các khuôn khổ ấy. Chưa kể đến chuyện mỗi nước có hệ thống luật pháp
riêng, đương nhiên mọi công dân phải tuân thủ cũng như chịu trách nhiệm cá nhân
khi vi phạm các quy định ấy.
Qua đó, có thể thấy, lý do bảo vệ cho “dân chủ”, “nhân
quyền” mà các tổ chức đưa ra thực chất chỉ là lợi dụng như bình phong để đòi
Nhà nước ta thả tự do cho những đối tượng lợi dụng cái mác dân chủ để hoạt động
chống đối, vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, một sự can thiệp
trắng trợn, thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam mà thôi.
Nếu
đủ thông minh, các vị sẽ đủ tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề xem cái gì được, cái
gì chưa được. Bởi lẽ, uy tín, danh dự của các vị đang ngày càng bị phai nhạt bởi
những hành động can thiệp thô thiển vào công việc nội bộ của Việt Nam. Thiết
nghĩ, đã đến lúc những màn kịch giả nhân, giả nghĩa theo kiểu đạo đức giả nên dừng
lại là được rồi đó.
Ngọc
Lan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét