Câu chuyện
về Venezuela thời gian qua tiếp tục cho chúng ta thấy những bài học đắt giá về
kinh tế và chính trị hiện nay. Từng là một quốc gia khá ổn định ở Nam Mỹ với
thế mạnh dầu mỏ, nhưng vài năm trở lại đây Venezuela đã lâm vào khủng hoảng
nghiêm trọng và hậu quả của nó là nguyên nhân dẫn đến bất ổn.
Từ
khi Tổng thống Nicolas Maduro nhậm chức vào năm 2013 thay thế cố Tổng thống
Hugo Chavez, Venezuela không có nhiều đổi mới, thậm chí ở nhiều góc độ Tổng
thống đương nhiệm đã không bằng người tiền nhiệm. Nền kinh tế của Venezuela đã
thực sự đổ vỡ, không thể đứng vững. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả
khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là Venezuela đã phải hứng chịu
tác động ghê gớm của các lệnh cấm vận mà Mỹ nhằm vào Nga thời gian qua khiến
giá dầu giảm mạnh trong khi dầu mỏ là lĩnh vực quan trọng duy nhất đối với
Venezuela.
Tuy
nhiên, nguyên nhân chủ quan có lẽ mới giữ vai trò quyết định. Nền kinh tế Venezuela
đã quá phụ thuộc vào việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ (thậm chí dầu mỏ còn chiếm
95% GDP của nước này). Đó là một sai lầm rất lớn trong xu thế phát triển đa
dạng nền kinh tế, đa phương hóa của thế giới. Nói ngắn gọn và dễ hiểu đó là “Nếu
quá phụ thuộc vào một thứ, bạn sẽ chết”. Nền kinh tế của Venezuela đã chậm đổi
mới, không bắt kịp với xu thế tất yếu và dẫn đến khủng hoảng như hiện nay.
Trong
bối cảnh sự phát triển của thế giới như hiện nay, việc quá phụ thuộc vào một
sản phẩm, một lĩnh vực hoặc giao thương phụ thuộc vào một quốc gia nào đó là
lối suy nghĩ lạc hậu; thậm chí có thời điểm điều đó sẽ giết chết nền kinh tế
của một quốc gia (như Venezuela). Nhìn ra thế giới, nhiều quốc gia cũng nằm
trong top xuất khẩu khí đốt, dầu mỏ lớn như Venezuela, và dầu mỏ cũng đem lại
nguồn lợi khổng lồ cho các nước Nga, bán đảo Ả - Rập… nhưng các quốc gia đó
cũng đang thực hiện chính sách đa dạng nền kinh tế để tránh phụ thuộc vào dầu
mỏ.
Bên
cạnh xuất khẩu vũ khí, Chính phủ Nga chú trọng phát triển các sản phẩm nông
nghiệp, thương mại dịch vụ, đẩy mạnh du lịch… Quatar cũng tích cực xây dựng
những đặc khu kinh tế lớn để đa dạng nền kinh tế và luôn giữ được sự ổn định và
ngày càng trở nên giàu có…
Từ
hoàn cảnh nước bạn, khi nhìn lại mới thấy sự sáng suốt của Đảng, Nhà nước ta
trong chủ trương, định hướng phát triển nền kinh tế hiện nay. Từ năm 1986, đánh
dấu thời điểm Việt Nam đổi mới, tập trung phát triển kinh tế. Mặc dù trong từng
giai đoạn có những trọng tâm phát triển khác nhau nhưng nền kinh tế Việt Nam
luôn được Đảng, Nhà nước xác định phải được xây dựng đa dạng và phát huy tính tự
chủ. Ở Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng đã chỉ rõ đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh, bền vững; đổi
mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu
quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển công nghiệp và
xây dựng theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng cho một nước công nghiệp và
nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế… Đó là những nền tảng cơ bản,
vững chắc cho sự phát triển của Việt Nam hôm nay.
Từ câu chuyện của
Venezuela một lần nữa cho thấy, kinh tế và chính trị là hai khía cạnh liên quan
chặt chẽ với nhau và quyết định lẫn nhau. Cần phải lựa chọn một đường hướng
phát triển kinh tế sáng suốt mới tránh tụt hậu và đảm bảo sự ổn định về chính
trị. Và Việt Nam, là một điểm sáng trong sự ổn định và phát triển đó.
Khánh Việt
Nhìn vào đây để thấy được sự sai lầm của đất nước Venezuela khi mà đã quá phụ thuộc vào một sản phẩm, một lĩnh vực hoặc giao thương phụ thuộc vào một quốc gia nào đó. Đây có lẽ là 1 lối suy nghĩ quá lạc hậu; thậm chí có thời điểm điều đó sẽ giết chết nền kinh tế của một quốc gia (như Venezuela). Và cũng qua đây để thấy được một bài học về kinh tế để đất nước chúng ta có thêm nhiều bài học trong việc phát triển kinh tế!
Trả lờiXóa