Phật giáo là một trong những tôn giáo du nhập sớm nhất
vào Việt Nam cách đây hơn 2000 năm. Với giáo lý và cách sinh hoạt tôn giáo có
nhiều điểm tương đồng, phù hợp với tín ngưỡng dân dan của người Việt, cho nên
Phật giáo nhanh chóng hòa nhập trở thành một tôn giáo chính ở Việt Nam được gói
gọn trong một lời khẳng định “2000 năm Phật giáo du nhập vào Việt Nam cũng là
2000 năm Phật giáo nhập thân với dân
tộc”.
Điều này đã được đúc kết trong suốt quá trình dựng nước
và giữ nước của cha ông ta. Nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ, các tăng, ni, phật tử đã tích cực tham gia phong trào đánh
giặc ngoại xâm, nhiều cơ sở thờ tự trở thành nơi ẩn náu của quân cách mạng. Đặc
biệt, phong trào “cởi áo cà sa, khoác chiến bào” trong lời kêu gọi của Đại tá Đinh Thế Hinh (nguyên là Đại đức Thích Pháp Lữ - chùa Cổ Lễ): “…Nghe theo tiếng
gọi của núi sông/ Cà sa gửi lại chống thư phòng/ Xông lên trận tuyến trừ hung
bạo/ Thực hiện từ bi lực phải hùng”…
Đại tá Đinh Thế Hinh (nguyên là Đại đức Thích Pháp Lữ - chùa Cổ Lễ)
Theo lời kể của Đại tá, mùa xuân năm 1947, Hòa thượng
Thích Thế Long-sư trụ trì chùa Cổ Lễ đã tập hợp và khích lệ các sư nghe theo
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại đức Thích Pháp
Lữ là một trong số 27 người đầu tiên nhập ngũ.
Đại tá Đinh Thế Hinh hồi tưởng: Đó là một buổi sáng mùa xuân, trời trong
vắt, nắng tỏa nhẹ, chùa náo nhiệt khác thường. Từ sớm đã có rất đông nhân dân
đến chứng kiến buổi lễ của đoàn Phật tử “cởi áo cà sa ra trận”. Tôi còn nhớ rõ
mồn một những lời của Hòa thượng trụ trì Thế Long: “Giặc ngoại xâm đe dọa chủ
quyền đất nước, bọn ác quỷ lăm le ngay cửa Phật, Phật pháp bất ly thế gian. Khi
sơn hà nguy biến, dân chúng điêu linh, các Phật tử cũng tham gia đánh giặc cứu
nước...”. Trong tôi lúc đó vừa thấy hồi hộp, vừa thấy bừng bừng khí thế. Hòa
thượng dứt lời trong tiếng hô vang dậy. 27 nhà sư trở thành 27 chiến sĩ Vệ quốc
đoàn. Buổi lễ ngày hôm đó đã biến thành cuộc tuần hành, tỏa về các làng quê
trong khí thế cứu nước hào hùng.
Sau đó phong trào này đã được lan rộng khắp cả nước, nhất là hình ảnh
sau khi hồi chuông chùa vang lên ngân nga báo hiệu cử lễ “Tam Bảo”, 27 tăng ni
đồng loạt ngồi tọa thiền, rồi đồng thanh tụng một bài linh Bát Nhã và độc 4 câu
nguyện của Chư Phật, Bồ Tát. Khi câu kinh kệ vừa dứt, các nhà sự nam đúng lên
cùng cởi áo cà sa, mặc chiến bào, đội mũ có gắn sao vàng lê đầu và từ đó họ
chính thức trở thành chiến sĩ Vệ quốc đoàn. Cuộc kháng chiến trường kỳ của dân
tộc Việt Nam thật oai hùng nhưng cũng chứa đựng biết bao sự hy sinh mất mát,
trong 27 chiến sĩ Vệ quốc đoàn đã có 12 người hy sinh trong trận bảo vệ Thành
Nam và chùa Non Nước.
Qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đã có rất nhiều nhà sư
theo phong trào đó đã lên đường đánh giặc. Sau chiến tranh có những người trở
thành những sĩ quan cao cấp như Đại tá Đinh Thế Hinh, nhà tình báo như ni sư
Thích Đàm Liên… và cũng có nhiều người đã nối lại đường tu như thượng tọa Thích
Tâm Vượng, ni trưởng Thích Đàm Thành, còn những người ngã xuống thì cũng đã yên
nghỉ về miền cực lạc.
Sau này các phong trào yêu nước khác diễn ra ở Huế, Tp. Hồ Chí Minh (sự
kiện liên quan “trái tim bất diệt” của Hòa thượng Thích Quảng Đức) cũng góp
phần to lớn trong việc đấu tranh, kêu gọi vì hòa bình cho dân tộc Việt Nam.
Càng tìm hiểu về Phật giáo chúng ta sẽ càng thấy rõ và ghi nhận tinh
thần dân tộc trong tôn giáo này. Dù trong các triều đại phong kiến hay như ngày
hôm nay, Phật giáo gắn bó và không thể tách rời khỏi khối đại đoàn kết dân tộc.
Cho nên, mặc dù thời gian vừa qua có không ít các đối tượng tung tin xuyên tạc,
bôi nhọ Phật giáo với mục đích xấu nhưng với lịch sử hào hùng và những giá trị
cao đẹp mà phật pháp dành cho dân tộc thì những luận điệu đó sẽ không bao giờ
có thể ảnh hưởng đến uy tín và đức tin của những người theo đạo Phật.
Mã Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét