Câu chuyện muôn thuở về “nhân quyền” lại được cái gọi là HRW
làm trò tại Đối thoại nhân quyền Liên Minh Châu Âu và Việt Nam lần thứ 8 diễn
ra tại Brussels, Bỉ. Nhân dịp này Human Rights Watch ra thông cáo kêu gọi Liên
Minh Châu Âu hãy thúc ép chính phủ Hà Nội trả tự do ngay cho những tù nhân
chính trị, những người đang bị bắt giữ; chấm dứt đàn áp tự do ngôn luận, tự do
lập hội, tự do hội họp và đi lại; cho phép tự do thông tin; ngưng can thiệp vào
hoạt động tôn giáo; và có những biện pháp cụ thể chặn đứng nạn bạo hành của
công an.
Phil Robertson, Phó Giám đốc
Phụ Trách Khu Vực Châu Á của HRW
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo
dõi Nhân quyền đưa ra nhận định phi lý: “Trong
hai năm gần đây, Việt Nam đã tăng cường trấn áp các nhà hoạt động muốn vận động
cho các quyền chính trị và dân sự cơ bản, và trừng phạt họ bằng các bản án tù nặng
nề. EU cần nhắc Việt Nam rằng mình đang trông đợi các bước cải thiện nhân quyền
có ý nghĩa để có thể đẩy mạnh các mối quan hệ song phương về kinh tế và chính
trị.”
Theo thống kê của HRW năm 2018, Việt Nam đã kết án tù ít nhất
42 bloggers và nhà hoạt động nhân quyền trong nước theo những điều luật hà khắc.
Số này gấp ba lần các bản án trong năm 2017. Một trường hợp đang bị mất tích
sau khi đến Thái Lan xin qui chế tị nạn là blogger Trương Duy Nhất được HRW nêu
ra; theo đó việc đột ngột mất tích của blogger và nhà báo độc lập này gợi đến vụ
cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh bị các nhân viên công quyền Việt Nam bắt
cóc ở Đức rồi đưa về Việt Nam vào tháng 7 năm 2017.
Chúng ta hẳn còn nhớ về HWR, một tổ chức chuyên có những phát
biểu và những bài viết thiếu khách quan, thiếu thực tế về tình hình nhân quyền
tại Việt Nam. Có thể nói, HWR là một tổ chức với danh nghĩa là vì nhân quyền quốc
tế nhưng sự thực những gì chúng ta đã thấy thì cái mà HWR quan tâm là cố tình
việc xuyên tạc và phản ánh sai tình hình tại Việt Nam; để HWR có những cáo buộc
vô căn cứ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự và uy tín của chúng ta.
Mình thấy có mốt là các tổ chức phi chính phủ quốc tế được lập
ra với chức năng theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, cũng như khảo sát và
nghiên cứu về tình trạng thực thi tự do chính trị và các quyền tự do cơ bản của
công dân tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, thực chất HWR là một tổ chức
chuyên hoạt động cổ súy cho dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí theo các tiêu
chí Mỹ, các quốc gia Phương Tây và hoạt động cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền
các kiểu vớ vẩn.
Rõ ràng là với những thành tựu về tự do ngôn luận, tự do báo
chí, dân chủ, nhân quyền, Nhà nước và nhân dân Việt Nam có quyền tự hào về những
kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ tự do dân chủ, nhân quyền ở
Việt Nam, gắn liền với quyền bày tỏ chính kiến, quyền tự do thông tin trên cơ sở
chấp pháp xứng đáng với những đánh giá cao của dư luận quốc tế.
Cho dù chỉ là đánh giá phiến diện mang tính áp đặt lối suy
nghĩ tiêu cực, cố tình hiểu sai lệch quyền con người ở Việt Nam của những người
lập ra tổ chức HWR, nhưng như vậy cũng làm xấu hình ảnh của đất nước Việt Nam
ta với thế giới, thực sự là không thể chấp nhận nổi.
Mình nghĩ, càng ngày, những báo cáo, nhận định của HWR càng lạc
lõng trong con mắt của bạn bè quốc tế và người dân Việt Nam. Chán cái kiểu theo
dõi nhân quyền theo kiểu thầy bói xem voi của HRW lắm rồi.
Cỏ Úa
Bản chất thực của cái đài RFA như thế nào thì không phải bây giờ mà lâu chúng ta đã nhận thấy quá rõ trong việc lợi dụng vấn đề nhân quyền để vu khống, xuyên tạc nhằm chống lại chính quyền Việt Nam mà thôi. Ấy thế nhưng có cái nào là đúng đâu mà ngay chính việc chúng vu khống đó lại chính là những cái mà hoàn toàn không có thật và sự thật là chúng ta luôn làm tốt trong việc đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam chứ không có gì là sai phạm cả. Vì thế dường như chúng đang diễn hề cho chúng ta xem mà thôi!
Trả lờiXóa