Đó chính là tinh thần chung của cả dân tộc Việt Nam
trước những hành động phi pháp của các quốc gia tại hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam. Hôm nay 21/3, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc
Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt
Nam, thêm một lần nữa Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
nêu rõ:
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị
Thu Hằng
“Việt Nam có đầy đủ cơ
sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế. Việc Đài
Loan bất chấp phản đối của Việt Nam, nhiều lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở
vùng biển xung quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành
động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo
này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm
phức tạp tình hình ở Biển Đông. Một lần nữa, Việt Nam kiên quyết phản đối và
yêu cầu Đài Loan không tiến hành các hành động tương tự”.
Bên cạnh đó, theo
thông tin từ các cơ quan chức năng Việt Nam, 9h sáng 6/3 vừa qua, tàu cá Việt
Nam mang số hiệu QNg 90819 TS cùng 5 ngư dân đang neo đậu tại khu vực đảo Đá Lồi
thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì phát hiện tàu Hải cảnh Trung Quốc mang
số hiệu 44101 chạy đến dùng vòi rồng phun lên tàu cá để xua đuổi; trong quá
trình di chuyển, đến 10h cùng ngày, tàu QNg 90819 TS đâm vào rạn đá ngầm và
chìm tại toạ độ 16015’N - 111038’E (cách Tây Bắc đảo Đá Lồi thuộc quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 0,5 hải lý); các ngư dân bám vào mũi tàu trôi dạt
trên biển, được tàu cá của Việt Nam số hiệu QNg 90620 TS cứu vớt vào khoảng 13h
cùng ngày.
Ngày 20/3, Cục Lãnh sự,
Bộ Ngoại giao đã có buổi làm việc với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt
Nam, trao công hàm và phản đối việc làm trên của tàu Trung Quốc đã xâm phạm chủ
quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng, gây thiệt hại về
tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam. Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã
đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam thông báo cho Bộ Ngoại giao và các
cơ quan chức năng của Trung Quốc về vụ việc để xử lý nghiêm đối với nhân viên
và tàu Hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự,
đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Đây chỉ là một trong số
những vụ việc cư xử vô pháp luật của Trung Quốc trên khu vực biển Đông, nơi xảy
ra tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam và một số nước trong khu vực.
Ngang ngược hơn, những hành động này của Trung Quốc được nước này tiến hành
ngay trên phạm vi chủ quyền của Việt Nam.
Và nghiêm trọng hơn, vẫn
cái giọng điệu quen thuộc “Khi tàu Trung Quốc tiếp cận được tàu cá Việt Nam, nó
đã bị chìm và lực lượng cứu hộ Trung Quốc đã cứu các thuyền viên vào buổi chiều
hôm đó”, Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời phát ngôn viên Lục Khảng nói hôm 7/3. Xem ra
muôn đời Trung Quốc vẫn là Trung Quốc, vẫn cứ hống hách, vừa ăn cắp vừa la làng
như thể họ mới là bên bị thiệt hại.
Việc phá hủy hoặc đâm
chìm tàu cá Việt Nam sẽ càng làm hình ảnh Trung Quốc xấu đi trong mắt dư luận
quốc tế và có thể nó sẽ khiến nhiều nước áp dụng cách tương tự với tàu cá Trung
Quốc nếu xâm phạm lãnh hải.
Chúng ta thấy rằng, giải
quyết vấn đề Biển Đông là vấn đề hệ trọng, liên quan đến vấn để chủ quyền quốc
gia, toàn vẹn lãnh thổ. Do đó, để giải quyết tốt vấn đề này không phải là vấn đề
một sớm một chiều, ngày một ngày hai mà cần phải có chiến lược tổng thể, dài hạn
và hết sức khôn khéo. Giải quyết vấn đề Biển Đông cần phải được giải quyết bằng
biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp
quốc về Luật Biển 1982 và các thỏa thuận, cơ chế liên quan, góp phần duy trì
hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực Biển Đông.
Chúng ta cùng tin tưởng
và hy vọng rằng chúng ta sẽ vững vàng trước những sóng gió tiếp theo trong cuộc
chiến bảo vệ Tổ quốc này.
Bông
Lau
Việc những hành động của phía Trung Quốc như: diễn tập bắn đạn thật ở đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa ,tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 44101 chạy đến dùng vòi rồng phun lên tàu cá Việt Nam đang là những hành động vi phạm đến chủ quyền và đến Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 . Đây không những đang vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền và còn làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước cũng như về đối ngoại hai QUốc gia. Chính vì vậy , phía Trung Quốc nếu không muốn có sự mất đi những điều đó thì cần có những sự trả lại đúng với nguyên trạng của vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam này!
Trả lờiXóaCó thể thấy được bắt đầu từ vụ giàn khoan HD 981 đến bây giờ thì Trung Quốc vẫn không ngừng trong việc xâm chiếm biển đảo, chủ quyền của Việt Nam. Và thực sự đây không phải là vấn đề liên quan đến biển đảo nữa mà nó là cả sự xâm phạm đến chủ quyền và tính mạng con người . Vì thế nếu phía Trung QUốc không dừng lại việc này thì có lẽ việc Việt Nam sẽ có hình thức cứng rắn hơn chứ không thể để tình trạng này tiếp tục xảy ra được!
Trả lờiXóaHành vi nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc
Trả lờiXóa