Hôm qua, cả thế giới rúng động trước thông tin một tay súng
đã nổ súng điên cuồng trên một xe điện tại thành phố Utrecht, Hà Lan, làm ít nhất
một người chết và nhiều người bị thương. Như vậy, chỉ 3 ngày sau vụ xả súng đẫm
máu nhà thờ Hồi giáo Al Noor ở thành phố Christchurch thuộc khu vực Đảo Nam ở
New Zealand lại có thêm người mất, và nhiều người bị thương. Tình trạng này khiến
cho sư luận hết sức lo ngại vì sự an toàn, cũng như nguy cơ khủng bố có thể xảy
ra trong thời gian tới.
Nhà ga tàu điện ở thành phố Utrecht, Hà Lan - nơi xảy ra vụ xả súng
Vào khoảng 10h45 sáng ngày 18/3 (giờ địa phương) (tức khoảng16h45'
giờ Việt Nam), một tay súng đã nổ súng điên cuồng trên một xe điện tại thành phố
Utrecht, Hà Lan, làm 3 người thiệt mạng và 9 người bị thương. Vụ nổ súng ở
Utrecht xảy ra chỉ cách vài ngày sau vụ xả súng đẫm máu vào 2 nhà thờ Hồi giáo ở
Christchurch, New Zealand, làm 49 người chết và nhiều người bị thương nặng.
Cơ quan Điều phối chống khủng bố quốc gia thông báo đã nâng mức
cảnh báo trong bối cảnh nghi phạm xả súng vẫn đang lẩn trốn. An ninh đã được thắt
chặt tại các trường học, đền thờ Hồi giáo, các sân bay và các địa điểm giao
thông công cộng sau vụ việc trên. Các trường học ở thành phố Utrecht cũng đã được
lệnh đóng cửa. Trong khi đó, hãng tin NOS News đưa tin đơn vị chống khủng bố Hà
Lan đang bao vây một tòa nhà nơi hung thủ có thể đang lẩn trốn. Đơn vị này nhận
định vụ xả súng ở Utrecht "dường như là một vụ tấn công khủng bố".
Brenton Tarrant – kẻ xả súng tại nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand
Trong những năm qua, hoạt động khủng bố trên thế giới không
ngừng gia tăng cả về số vụ, quy mô, phương thức và tính chất nguy hiểm, đe dọa
an ninh của nhiều quốc gia. Đáng chú ý là, lợi dụng chống khủng bố, một số thế
lực hiếu chiến đã, đang can thiệp vào các quốc gia có độc lập, chủ quyền.
Qua đây, chúng ta thấy, ngoài vấn đề kiểm soát vũ khí, còn
các vấn đề mâu thuẫn, vấn nạn tiêu cực
trong nội bộ, công tác quản lý người nhập cư.. bên cạnh đó, những kẻ khủng bố
có thể sử dụng phương thức, phương tiện, vũ khí tinh vi, khó lường để tấn công
vào các mục tiêu.
Thật sự là hết sức bàng hoàng trước các vụ tấn công khủng bố
xảy ra ngày 15/3 tại thành phố Christchurch, New Zealand và vụ xả súng ngày
18/3 tại thành phố Utrecht, Hà Lan, nó không chỉ gây thương vong lớn cho dân
thường vô tội mà còn ảnh hưởng nặng nề đến tình hình chính trị xã hội. Nó đã để
lại một nỗi ám ảnh lớn đối với người dân New Zealand, Hà Lan và cả thế giới.
Sự việc này một lần nữa gióng lên hồi chuông cho cộng đồng quốc
tế ngăn chặn tệ nạn khủng bố đang có chiều hướng gia tăng và manh động, máu lạnh
hơn. Thiết nghĩ, Chính phủ các cần có những chính sách thật tốt, linh hoạt để
giải quyết tình hình trong mỗi quốc gia có sự và liên kết với các nước trong
khu vực và quốc tế để chống khủng bố, nhiều sự việc còn tệ hại hơn có thể xảy
ra trong tương lai.
Chúng tôi, những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới tin tưởng
rằng, với nghị lực và quyết tâm của mình, Chính phủ và nhân dân New Zealand và
Hà Lan sẽ sớm vượt qua những mất mát này và những kẻ chủ mưu của vụ tấn công sẽ
bị trừng trị thích đáng.
Mặc
Lâm Kính
Ở mấy nước phương Tây, văn hóa bạo lực, văn hóa súng và văn hóa chủ nghĩa cá nhân đã trở thành các bộ phận trong nền văn hóa đa nguyên ở nước này. Như mọi người đều biết, cái gì đã trở thành văn hóa thì rất bền vững, khó thay đổi
Trả lờiXóaTôi thấy khủng khiếp quá, mà cái nước Mỹ với New Zealand này sao nó xảy ra nhiều cái kỳ quái thế không biết mà những nơi khác không có. Đó là một cái mà tôi không hiểu như thế nào
Trả lờiXóa