Tôn giáo là vấn đề nhạy cảm trong xã hội, cho nên vấn
đề này luôn được quốc tế quan tâm, nhất là Mỹ và các nước đồng minh luôn lợi dụng
vấn đề tôn giáo gắn với “dân chủ, nhân quyền” để gây sức ép hoặc can thiệp vào
công việc nội bộ của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Để thực hiện ý đồ của mình, Mỹ và các nước đồng minh
là sân sau để tạo dựng nên các tổ chức mang danh “nhân quyền quốc tế” để hậu
thuẫn, hỗ trợ và chỉ đạo các tổ chức này tiến hành hàng loạt các cuộc điều tra
về vấn đề tự do tôn giáo trên thế giới. Sau đó tập hợp thành các bản phúc trình
thông qua Quốc hội Mỹ để trừng phạt các quốc gia có hành động vi phạm tự do tôn
giáo, đưa các nước này vào nhóm CPC (những nước đặc biệt quan tâm về vấn đề tôn
giáo) cùng các lệnh cấm vận về kinh tế, ngoại giao.
Bên cạnh đó, họ còn thông qua các kênh như nhân viên
đại sứ quán tại các nước sở tại để tiến hành gặp gỡ, trực tiếp tìm hiểu về vấn
đề tự do tôn giáo ở Việt Nam. Điển hình như vừa qua, Đoàn Đại sứ quán Mỹ do ông
Noah Zaring – Tham tán chính trị đã đến trụ sở Trung ương GHPGVN thăm và làm việc
với Thượng tọa Thích Đức Thiện (Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội đồng trị sự TƯ
GHPGVN) cùng các đại diện trung ương giáo hội.
Ông Noah Zaring – Tham tán chính trị đã đến trụ sở Trung ương GHPGVN thăm và làm việc với Thượng tọa Thích Đức Thiện
Quá trình gặp gỡ này phía Mỹ đã chủ động đặt các câu
hỏi về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, họ đặc biệt chú ý đến vấn đề tự do tôn
giáo và quan điểm của giáo hội với những ý kiến trái chiều về vấn đề trên ở Việt
Nam.
Thay
mặt cho trung ương GHPGVN, Thượng tọa Thích Đức Thiện đã chi sẻ rất thẳng thắn
về tình hình Phật giáo ở Việt Nam về Cơ cấu tổ chức
của GHPGVN từ trung ương tới các cấp tỉnh – Huyện thị. Chức
năng nhiệm vụ các ban ngành của GHPGVN, trong 63 tỉnh có các Ban trị sự hoạt động
Phật sự chuyên môn theo cơ cấu tổ chức của Giáo hội. Toàn quốc có hơn 48 nghìn
Tăng ni, có hơn 15 nghìn ngôi chùa trong cả nước. Đặc biệt Ban Hoằng pháp, Ban
Hướng dẫn Phật tử rất phát triển, các hoạt động Phật sự, việc tu tập trong các
hệ phái phát triển theo các đối tượng lứa tuổi, như khóa tu tịnh độ, khóa tu một
ngày an lạc, thanh thiếu niên tham gia rất đông.
Về
Giáo dục tăng ni hiện nay có 04 trường Đại học Phật giáo trong cả nước: Hà Nội,
Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Huế. Có các trường Trung cấp, sơ cấp tại các tỉnh thành,
Ban giáo dục Phật giáo Trung ương hiện nay đang áp dụng Luật tín ngưỡng Tôn
giáo như Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đã có tiếp nhận Cư sỹ
tham gia theo học, GHPGVN từng bước đào tạo mở các lớp Phật học bồi dưỡng các
cô giáo mầm non, lớp học có các cư sĩ, ni cô hướng dẫn dạy dỗ nhằm phục vụ cho
các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ở Đồng Nai đã mở rộng phòng khám chữa bệnh
miễn phí cho các hộ nghèo. Số lượng Tăng ni Phật tử tăng hàng năm, vùng miền
núi số lượng Phật tử giới trẻ tăng đáng kể như Biện Biên, Lai châu, Cao Bằng,
Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang.
Phật
giáo đóng vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu tâm linh cho đại đa số quần
chúng, là chỗ dựa niềm tin mọi người. Vesak là kỷ niệm 3 sự kiện quan trọng
trong cuộc đời Đức Phật, 3 ngày đặc biệt đều vào ngày trăng tròn và ngày
15/12/1999 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 54, mục 174 của chương trình nghị
sự Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là
Đại lễ Tam hợp (kỷ niệm đức Phật Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn, thời gian
tương đương với tháng 5 dương lịch) là Đại lễ Vesak LHQ, và là ngày lễ hội văn
hoá tôn giáo thế giới của Liên Hợp Quốc, được tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc
và các trung tâm Liên Hợp Quốc ở các khu vực từ năm 2000. Được gọi chung là Đại
lễ Vesak Liên Hợp Quốc.
Việt
Nam đã đăng cai 02 lần trước rất thành công vào năm 2008 tại Mỹ Đình - Hà Nội và
năm 2014 tại Bái Đính – Ninh Bình, sắp tới từ ngày 12 đến 14 - 5 - 2019 GHPGVN
lại được đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc năm 2019 tại khu văn
hóa tâm linh chùa Tam Chúc – Tỉnh Hà Nam.
Vesak LHQ
2019 với mục đích tiếp cận toàn cầu, tại Đại lễ có tổ chức hội
thảo, các học giả các nhà nghiên cứu PG của nhiều quốc gia tham gia, chia sẻ
đưa ra phục vụ văn hóa cộng đồng vì mục đich đem tới hòa bình cho nhân loại, nhằm
diệt trừ khủng hoảng: Kinh tế, Môi trường, Niềm tin, Dịch bệnh và các vấn đề cộng
đồng thế giới đang quan tâm, đưa ra mục đích chia sẻ, sự đoàn kết. Tại Đại lễ
Vesak Liên hiệp quốc năm 2019 có 1.500 lãnh đạo các Giáo hội, hệ phái Phật
giáo, các nhà khoa học, học giả, nhà nghiên cứu Phật học cũng như các Phật tử
hành trì thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh
thổ trên khắp thế giới. 1500 đại biểu trong nước, 15 - 20 nghìn Phật tử tham dự.
TT Thích Đức Thiện cũng hy vọng được đón tiếp quý vị tới tham dự Đại lễ Vesak
Liên hiệp quốc 2019 tại khu văn hóa
tâm linh chùa Tam Chúc – Tỉnh Hà Nam sắp tới.
Qua đó khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của
Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quan tâm sâu sắc đến vấn đề tôn giáo và đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Điều này trái ngược hoàn toàn với
các luận điệu xuyên tạc của các đối tượng xấu khi bàn về vấn đề tự do tôn giáo.
Như vậy, qua đây một lần nữa chúng ta khẳng định
tính đúng đắn trong chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về
tôn giáo và giải quyết vấn đền tôn giáo ở Việt Nam theo đúng tinh thần của Hiến
Pháp trong việc coi trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Qua đó,
giúp cho bạn bè quốc tế có cách nhìn đúng đắn và thiện chí với Việt Nam trên
lĩnh vực này.
Mã Phi Long
Nước ta là một nước đa dân tộc đa tôn giáo. hiện nay ở nước ta tồn tại 5 tôn giáo chính đó là: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài, Hòa Hảo, tuy tồn tại nhiều tín ngưỡng tôn giáo nhưng phải nói rằng chúng ta, các tôn giáo tín ngưỡng ở nước ta chung sống hào hợp tự do và phát triển từ đó cho thấy đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Trả lờiXóaở nước ta hiện nay số lượng tín đồ chiếm số đông ,Phật giáo đóng vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu tâm linh cho đại đa số quần chúng, là chỗ dựa niềm tin mọi người. việc chung sống hòa thuận giữa các tôn giáo khác cho thấy sự quản lý và có những chủ trương đúng đắn của Đảng nhà nước ta về khối đại đoàn kết dân tộc. trong những năm tiếp theo công tác vận động tín đồ tôn giáo của nước ta cần phải được đẩy mạnh hơn nữa.
Trả lờiXóaCả Bộ Ngoại giao Mỹ, USCIRF đang cố tình áp đặt những định kiến chủ quan của họ để đưa ra những nhận xét sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
Trả lờiXóamục đích Mỹ là tiếp sức cho những công dân Việt Nam vi phạm pháp luật núp dưới vỏ bọc “đấu tranh cho tự do tôn giáo”, “dân chủ, nhân quyền” để xâm phạm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Trả lờiXóaQuan niệm khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo giữa các quốc gia là điều bình thường, nhưng điều cần nói ở đây là Mỹ không có quyền áp đặt mô hình tôn giáo của mình cho các quốc gia khác trong đó có Việt Nam
Trả lờiXóa