Đoàn Thị Hương và Siti
Aisyah là hai nhận vật từng bị cáo buộc giết ông Kim Jong-Nam, anh em cùng cha
khác mẹ với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un bằng chất độc thần kinh VX năm
2017. Ngay sau đó, các phiên tòa xét xử tại Malaysia đã được mở. Nhiều bằng
chứng cho thấy cả hai người đều đã bị lợi dụng. Cả hai trước đó đều phủ nhận
việc giết người, nói rằng họ đã nghĩ mình chỉ đang tham gia vào một trò chơi
trên truyền hình. Tuy nhiên, điều bất ngờ đã xảy ra tại phiên tòa ngày 11/3 khi
Siti Aisyah người Indonesia đã được trả tự do và được đưa lên một chuyên cơ
riêng trở về nước.
Diễn biến này đã khiến dư luận trong
nước hết sức quan tâm. Dường như đã có một sự bất công trong cách xử sự của
Malaysia đối với Đoàn Thị Hương. Trong khi cả hai người Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah đều
trong hoàn cảnh như nhau; cả hai đều là nghi can trọng vụ giết hại Kim Jong-nam,
nhưng dưới tác động ngoại giao từ phía Indonesia, Siti Aisyah đã được Malaysia
trả tự do còn Đoàn Thị Hương thì không. Sự việc này đã làm Đoàn Thị Hương
"bị sốc vì quyết định không công bằng" của tòa án Malaysia.
Bộ Ngoại giao Việt Nam
đã chính thức có động thái mạnh mẽ. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm
Bình Minh chiều 12/3 đã điện đàm với Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah để trao
đổi một số vấn đề song phương, khẳng định lãnh đạo cấp cao và dư luận Việt Nam
rất quan tâm đến sự việc, đồng thời đề nghị phía Malaysia đảm bảo xét xử một
cách công bằng, trả tự do cho Đoàn Thị Hương. Hai bộ trưởng cũng nhất trí
tiếp tục duy trì các cơ chế hợp tác song phương nhằm củng cố và thúc đẩy quan hệ
đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia.
Hình ảnh Đoàn Thị Hương
tại phiên tòa xét xử
Trong khi đó, Liên đoàn Luật sư Việt
Nam cũng đang theo dõi sát vao vụ việc. Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên
đoàn Luật sư Việt Nam, nói với báo này rằng việc này "cần được thực hiện
qua con đường ngoại giao".Ông Thịnh cũng nói các luật sư thuộc Liên đoàn
Luật sư Việt Nam đều sẵn sàng tham gia vụ này khi nhà nước cho phép và Liên
đoàn Luật sư Việt Nam cũng có phương án về quê của Đoàn Thị Hương để thu thập
thông tin 'khi cần thiết', theo lời ông Thịnh. Ông Đỗ Ngọc Thịnh cũng đã giải
thích thêm, luật sư Việt Nam không được quyền tranh tụng tại Malaysia vì vấn đề
chủ quyền tư pháp. Indonesia có luật sư nước này tham gia vì họ và Malaysia có
hiệp định tương trợ tư pháp. Dư luận Việt Nam hiện đang rất quan tâm đến việc
xét xử của phía Malaysia. Rõ ràng chúng ta chờ một phán quyết công bằng như lời
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã nói chứ không phải một sự đối xử, phân biệt và bất công như vậy.
Quang Thuận
Dường như đã có một sự bất công trong cách xử sự của Malaysia đối với Đoàn Thị Hương khi mà cả hai cùng là nghi can mà một bên được chả tự do còn một bên lại không . Có lẽ điều này đang cho thấy sự không công bằng trong xét xử của phía Malaisia cũng như đang thiếu đi sự tôn trọng giữa quan hệ hai nước có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu đinếu như không giải quyết đúng đắng và công bằng cho vụ này. Vì thế hi vọng bên phía nước này có thể giải quyết công bằng vụ án này để trả tự do cho Hương!
Trả lờiXóaĐường đường là 2 nước với 2 người bị tình nghi mà một bên được trả tự do và một bên không thì đây dường như là quá vô lý cho cách xét xử của tòa án Malaisia thì phải. Hay đó chỉ là cái cớ trong việc thể hiện sự bất công bằng giữa quan hệ 2 nước Việt Nam và Indonesia. Mong sao cho phía tòa án Malaisia sớm có quyết định đúng đắn về vấn đề này!
Trả lờiXóa