|
Các đại biểu tại điểm cầu Hà Nội |
Đó là cam kết của chính quyền thành phố Hà Nội tại Hội nghị trực tuyến "Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế" diễn ra sáng ngày 9-5 vừa qua.
Phát biểu tại Hội nghị này, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, để truyền tải tinh thần của hội nghị cũng như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo truyền hình trực tuyến hội nghị này đến 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn, mời hơn 12.000 doanh nghiệp và 3.000 cán bộ quản lý tham gia. Ông Nguyễn Đức Chung cũng cho biết, thời gian qua, mặc dù chịu tác động lớn của dịch Covid-19, nhưng nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực vượt khó, chia ca làm việc để bảo đảm thu nhập, tiền lương cho người lao động; nhiều đơn vị và tập đoàn giữ nguyên tiền lương cho công nhân; duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh qua hệ thống trực tuyến và thương mại điện tử...
Để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mức cao hơn 1,3 lần so với mức tăng trưởng chung cả nước, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, từ tháng 2-2020, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo UBND thành phố thành lập tổ công tác cập nhật thường xuyên tình hình, xây dựng 3 kịch bản phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm ưu tiên cho y tế, an sinh xã hội, giáo dục, an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai, xây dựng đồng bộ các biện pháp phát triển kinh tế. Ngày 16-4-2020, trực tiếp Bí thư Thành ủy cùng các lãnh đạo thành phố đã gặp gỡ, đối thoại với 100 doanh nghiệp đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô để lắng nghe kiến nghị và giải quyết khó khăn.
Để tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Hà Nội cam kết thực hiện đồng bộ các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội trên tinh thần quyết liệt như phòng, chống dịch bệnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó trọng tâm là hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu và thị trường xuất khẩu.
Chủ tịch UBND thành phố cũng cho biết, từ tháng 2-2020 đến nay, Hà Nội đã chuyển 1.020 tỷ đồng sang Ngân hàng Chính sách xã hội và cam kết sẽ tiếp tục chuyển thêm nguồn tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh vay phát triển sản xuất với lãi suất 0%, nhất là trong lĩnh vực tái đầu tư phát triển đàn lợn, gia súc, gia cầm, tái cơ cấu, đưa kỹ thuật cao vào phát triển công nghiệp…
Cuối tháng này và đầu tháng 6 tới, thành phố sẽ phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp và các tỉnh, thành phố tổ chức hoạt động giao thương, kết nối cung cầu, tổ chức tháng khuyến mại nhằm kích thích tiêu dùng nội địa; đồng thời kích cầu du lịch nội địa…
Về đầu tư công, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, ngay từ tháng 2-2020, đồng chí Bí thư Thành ủy đã yêu cầu UBND thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn rà soát đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công. Hà Nội cam kết sẽ giải ngân 100% vốn đầu tư công của năm 2020.
Thành phố cũng sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục không cần thiết; phấn đấu đến ngày 30-6 tới, 100% dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3, 4; trong đó 25% dịch vụ đạt mức độ 4, bảo đảm kết nối 250 dịch vụ với Cổng dịch vụ công quốc gia ngay trong tháng 6.
Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo rà soát lại toàn bộ chi tiêu thường xuyên và tiếp tục yêu cầu cắt giảm thêm 5% so với mục tiêu 10% ban đầu để dành thêm nguồn lực cho phát triển. Thành phố tiếp tục hỗ trợ đối với các chương trình đào tạo nghề và đào tạo chuyển đổi nghề, phấn đấu 75% lao động trên địa bàn thành phố sẽ được qua đào tạo.
Song song với đó, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo UBND thành phố tích cực chuẩn bị, phấn đấu đến tuần cuối cùng của tháng 6-2020 sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và phát triển. Dự kiến, có gần 100 dự án sẽ được trao chủ trương đầu tư trong dịp này. Riêng các dự án đầu tư trong nước đạt 330.000 tỷ đồng, trong số này có 26 dự án nhà ở xã hội với số vốn là 72.000 tỷ đồng, hình thành hơn 3 triệu mét vuông nhà ở xã hội để cung cấp ra thị trường cho các đối tượng thu nhập thấp trong những năm tới. Đối với các dự án của doanh nghiệp FDI, thành phố Hà Nội dự kiến trao chủ trương đầu tư trong dịp này là khoảng 3,5 tỷ USD. Ngoài ra, thành phố sẽ tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển về khoa học công nghệ; xây dựng hệ thống kho logistics và thương mại điện tử.
Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đã rất thành công trong ngăn chặn dịch bệnh Covid-19. Đến nay đã qua 24 ngày, thành phố Hà Nội không ghi nhận ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Việc ngăn chặn thành công sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng đang tạo điều kiện rất lớn để cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng bắt tay khôi phục, phát triển kinh tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phục hồi kinh tế sau khi sớm ngăn chặn thành công dịch bệnh. Bởi vậy, Hà Nội cần nắm lấy cơ hội này để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
Để thực hiện được cam kết trên đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của chính quyền Thành phố. Đồng thời, Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, loại bỏ những thủ tục gây chậm trễ, rườm rà, ràng buộc, không hình sự hóa quan hệ kinh tế, giảm bớt thanh tra, kiểm tra, điều tra một số việc không cần thiết… Thực hiện tốt những điều này, Hà Nội sẽ sớm đạt được những cam kết đã đề ra.
Việt Nguyễn
thoiong qua đại dịch này chắc chắn người dân cả nước chứ không riêng gì người dân Hà Nội lại càng thêm củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát sao đúng đắn của chính quyền thủ đô Hà Nội
Trả lờiXóađúng vậy, nhìn vào thực tế tình hình dịch bệnh hiện nay ở Việt Nam và thế giới sẽ nhận ra được Việt Nam ta đã khống chế dịch bệnh tốt như thế nào. Thành công này là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết đoán, nhanh chóng, chính xác của Đảng và nhà nước ta cùng với tinh thần đoàn kết một lòng của toàn thể nhân dân Việt Nam
XóaDưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước chúng ta đã nhanh chóng kiểm soát được đại dịch lần này, hạn chế tối đa thiệt hại của dịch bệnh. Nhờ vậy mà cả nước nhanh chóng bước vào giai đoạn khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội sau dịch bệnh
Xóachống dịch phần nào coi như thành công sự nghiệp bây giờ là ổn định lại nền kinh tế quốc dân, công việc này đặt nặng lên sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Thành Phố Hà Nội là ngọn cờ tiên phong đi đầu trong việc ổn định phát triển lại Kinh tế- xã hội
XóaChúng đã thành công trong việc chống lại đại dịch thay vào đó chúng ta phải chịu thiệt hại về kinh tế. Nhưng sau đại dịch niểm tin vào sự lãnh đạo của chính quyền Hà Nội chắc chắn sẽ được nâng lên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục lại nền kinh tế.
Trả lờiXóaĐúng vậy, niềm tin sẽ là thứ vũ khí lợi hại nhất để chúng ta cùng vượt qua khó khăn, cùng chung tay giúp sức với chính quyền phát triển kinh tế .khi đại dịch đã được khống chế thì người dân lại càng thêm yên tâm hơn
Xóađại dịch ở Việt Nam coi như đã được dập tắt hoàn toàn nhưng hậu quả mà nó để lại là không nhỏ khi mà những công nhân mất việc, một số công ty thua lỗ nặng. Nhờ có Nhà nước đã hỗ trợ phần nào nguồn tiền nhưng công cuộc ổn định kinh tế vẫn còn khó khăn cần cố gắng của toàn dân ta
XóaTinh thần chống dịch phải được duy trì, áp dụng vào ngay công cuộc vực dậy kinh tế- xã hội của thành phố. Đó là tinh thần quyết liệt, chủ động, trên dưới đoàn kết một lòng, sức mạnh của nhân dân là vô cùng to lớn trong quá trình đầy gian khó này
Trả lờiXóaSau đại dịch, người dân sẽ có thêm sự tin tưởng vào đường lối chính sách của các nhà lãnh đạo và tinh thần đoàn kết trong việc chống dịch cũng sẽ được nâng lên, Hà Nội nhất định sẽ thành công trong công cuộc vực dậy kinh tế - xã hội.
Xóasau đại dịch cuộc sống của nhân dân đã ảnh hưởng rất nhiều, tuy nhiên đổi lại đó tinh thần dân tộc đi lên một cách vượt bậc, trong thời gian tới là thời gian bắt đầu lại phát triển kinh tế vì vậy mong rằng tinh thần này vẫn được giữ để cùng nhau vượt qua khó khăn
XóaHà Nội với vai trò là thủ đô của Việt Nam là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội hàng đầu cả nước đã là minh chứng điển hình trong thành công của công tác phòng chống dịch của cả nước thì chắc chắn nhân dân sẽ thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền Thủ Đô trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế sắp tới
Trả lờiXóakhông chỉ thủ đô mới đóng vai trò phát triển kinh tế văn hóa chính trị mà toàn thể nhân dân trên nước Việt nam đều phải tích cực thực hiện tuy nhiên thủ đô là nơi đi đầu trong mọi phong trào thúc đẩy nâng cao tinh thần cho người dân
XóaVới vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của cả nước, Hà Nội đang gánh trên mình trách nhiệm phải vực lại vị thế của mình, đưa đời sống nhân dân, kinh tế trở lại nhịp độ bình thường. Với sự lãnh đạo sát sao của chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân, Hà Nội nhất định làm được
Trả lờiXóachính quyền thành phố Hà Nội đang làm rất tốt công tác khắc phục tình hình kinh tế, xã hội sau dịch bệnh. Hy vọng Hà Nội sẽ sớm đạt được những cam kết đã đề ra : "Cam kết phát triển kinh tế - xã hội quyết liệt như phòng, chống dịch Covid-19"
XóaBên cạnh đường lối chính sách đúng đắn của các nhà lãnh đạo thì thứ quan trọng nhất không thể thiếu trong việc phục hồi lại kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội đó là sự đoàn kết của toàn nhân dân.
XóaHà Nội là thủ đô của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngọn cờ tiên phong trong công cuộc bình ổn chính trị, kinh tế- xã hội cho đất nước sau đại dịch vì vậy trong thời gian tới chính quyền hà nội cần nỗ lực nhiều hơn nữa
XóaViệt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đã rất thành công trong ngăn chặn dịch bệnh Covid-19. việc kiểm soát tốt và sớm ngăn chặn này đã tạo ra nhiều lợi thế để phục hồi kinh tế. Hy vọng với những nổ lực không ngừng nghỉ thì mọi thứ sẽ sớm quay trở về đúng quỹ đao ban đầu của nó
Trả lờiXóaNhờ sự chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh của Đảng và nhà nước ta đã nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh nhờ đó mà có nhiều điều kiện thuận lợi để phục hổi nên kinh tế. Là thủ đô, trung tâm của đất nước Hà Nội sẽ là đầu tàu tiên phong trong công cuộc khôi phục, phát triển nền kinh tế
XóaHà nội như bạn nói không chỉ đi đầu trong công tác phòng chống dịch mà còn đi đầu trong những hoạt động phát triển kinh tế sau đại dịch. Đây là nhiệm vụ mang tính vĩ mô cần sự phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dảng toàn dân toàn quân ta
XóaNhờ vào việc sớm kiểm soát được dịch bệnh, thủ đô Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung có nhiều điều kiện thuận lợi để phục hồi, phát triển nền kinh tế. Là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước Hà Nội đang đi đầu trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội sau đại dịch lần này
Trả lờiXóaHà Nội là nơi đông dân nhất nhì cả nước, đây là nơi giao thương và tập trung nguồn lực của toàn dất nước, sau đại dịch đã để lại thiệt hại nặng nề chính vì vậy việc ổn định và phát triển kinh tế là điều cấp thiết phải làm sau đại dịch
Xóa