Mỹ hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch Covid-19 với
tổng số ca mắc và tử vong đều cao nhất thế giới. Trong ngày 27/5,
nước này có thêm 1.331 người thiệt mạng vì virus corona, nâng tổng số người
thiệt mạng vì dịch bệnh tại Mỹ lên hơn 101.900 trường hợp. Đồng thời số ca mắc
bệnh mới được ghi nhận cùng ngày là gần 18.000, đưa số người nhiễm ở nước này
lên 1.743.200 trường hợp.
Thế nhưng, bất chấp những cảnh báo đỏ về dịch
bênh Covid 19, nhưng những ngày qua, tại Mỹ, các cuộc biểu tình xuất phát
ở Minneapolis đã lan rộng ra khắp nước Mỹ, một số nơi bạo loạn đã bùng phát
khiến cảnh sát bị thương, hàng trăm người bị bắt giữ.
Lửa đã bốc cháy tại nhiều tòa nhà, hàng trăm chiếc xe cũng bị đốt cháy.
Những ngọn lửa tự nhiên đó có thể được dập tắt nhưng ngọn lửa phẫn nộ trong những người dân Mỹ bị ảnh hưởng bởi nạn phân biệt chủng tộc luôn âm ỉ và
ngày hôm nay, sự kiên nhẫn đã không còn ở mức giới hạn khiến ngọn lửa đó bùng cháy dữ dội và
rất khó có thể dập tắt.
Ngọn lửa bùng cháy tại một tòa nhà của thành phố Minneapolis, bang Minnesota
Cứ
nhìn qua bức ảnh trên là đủ hiểu ngọn lửa tức giận của người dân bị phân biệt
chủng tộc tại Mỹ lớn dường nào. Hình ảnh này không phải cắt
xén từ bộ
phim bom tấn của Holywood, mà đây là những gì đang
diễn ra ở ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, sau khi một người da đen bị
một cảnh sát đè cổ đến chế.t ngạt. Bạo loạn, cướp bóc, tiếng súng nổ ra khắp
nơi, chính quyền phải điều lực lượng vệ binh để đảm bảo an ninh, trật tự nhưng
vẫn không ngăn ngừa được. Mâu thuẫn sắc tộc, như ngọn lửa ẩn giấu trong xã hội,
đã được dịp bùng phát chỉ cần một mồi lửa nhỏ.
Nguyên nhân được biết đến là sau cái chết của người đàn ông da màu George
Floyd, theo Reuters. Nạn nhân 46 tuổi bị 4 cảnh sát vây bắt và tử vong sau khi
dùng tiền giả để mua hàng vào hôm 25/5. Đoạn phim
được công bố sau đó cho thấy viên cảnh sát tên Derek Chauvin dùng đầu gối ghì
cổ ông Floyd xuống đất trong gần 9 phút, bất chấp người này van xin và nói
không thở được. Ông Floyd bất tỉnh và được thông báo tử vong tại bệnh viện.
Viên cảnh sát tên Derek Chauvin dùng đầu gối ghì cổ ông Floyd xuống đất
Sự ra đi của George Floyd
đã khiến cộng đồng da màu ở Minnesota bị shock nặng. Hàng ngàn người xuống
đường biểu tình và bao vây một đồn cảnh sát vào ngày 26/5. Họ đã bị cảnh sát
tại đây dùng khí gas và đạn cao su để khống chế. Những người da màu xuống biểu
tình đã phải hất sữa liên tục vào mặt để tránh ảnh hưởng bởi hơi cay.
Cả 4 cảnh sát
bị sa thải, trong đó ông Chauvin hôm qua bị truy tố tội giết người cấp độ 3 và
tội ngộ sát, đối diện mức án tổng cộng 35 năm tù, theo CNN. 3 cảnh sát còn lại
đang bị điều tra và sẽ sớm bị truy tố. Tuy nhiên, gia đình nạn nhân cho rằng
mức án như vậy đối với ông Chauvin là chưa đủ mạnh và kêu gọi giới chức cứng
rắn hơn với những người còn lại.
Mặc dù những nhân viên cảnh sát đã có những hình thức xử lý ban đầu,
nhưng cái chết của ông George Floyd chẳng qua là giọt nước
làm tràn ly. Xin trích một câu nói bất hủ trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất
Tố, đó là “tức nước thì ắt sẽ vỡ bờ”. Chính vì vậy, các cuộc biểu
tình phản đối việc cảnh sát sát hại một người da màu ở thành phố Minneapolis
thuộc bang Minnesota chẳng qua là cái “nút
thắt” để dẫn tới sự cao trào của phong trào phản đối nạn phân biệt chủng tộc
tại xứ sở “dân chủ” bậc nhất thế giới.
Các cuộc biểu tình diễn ra khắp nước Mỹ mặc dù quốc gia này vẫn đang trong bối cảnh bị đe dọa bơi dịch Covid 19
Nước Mỹ luôn
tự hào là miền đất hứa, là nơi để mọi người thuộc
mọi màu da, chủng tộc tự do thực hiện Giấc mơ Mỹ (American Dream). Thế nhưng,
nạn phân biệt chủng tộc vẫn là một “căn bệnh” trầm kha khiến nhiều người đặt ra
câu hỏi: liệu giấc mơ Mỹ về bình đẳng có thành hiện thực?. Như một nhà nghiên
cứu Pháp nhận xét, xung đột sắc tộc ở Mỹ giống như bệnh AIDS, virus HIV chỉ nằm
im chứ không thể bị tiêu diệt hoàn toàn và hễ có cơ hội là ngay lập tức phát
tác. Nguyên nhân sâu xa của các vụ bạo động sắc tộc kể trên không phải chỉ vì
mất an ninh, tội phạm gia tăng, mà là hệ quả của một xã hội bị rạn nứt, thậm
chí chia rẽ mà chưa một chính quyền nào ở Mỹ có thể giải quyết được tận gốc rễ.
Những vụ việc
về cảnh sát da trắng làm hại người dân da màu tại Mỹ không phải hiếm gặp. Gần
đây nhất vào năm 2018, tòa án Florida đã từng xét xử vụ án một viên cảnh sát da
trắng ra tay với người đàn ông Gregory Vaughn tại một nhà Ga. Với mức phạt chỉ
4 USD (hơn 90.000 VNĐ). Trong 4 USD đó, 1 USD dành cho chi phí mai táng, 3 USD
còn lại chia cho 3 người con của nạn nhân bị bắn chết là những đứa trẻ, mỗi đứa
trẻ 1 USD.
Bên lề câu chuyện tại xứ sở “tự do dân chủ”. Mặc dù sự việc trên đang
thu hút sự chú ý của công luận, đều lên án, tẩy chay nạn phân biệt chủng tộc
tại Mỹ và một số nước phương Tây. Nhưng những nhà “rân chủ” ở quốc nội và hải
ngoại, số chức sắc cực đoan trong tôn giáo lâu nay vẫn vỗ ngực ta đây là người
đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền” lại đang tỏ ra thờ ơ, lãnh cảm với những
gì đang xảy ra tại nước Mỹ.
Họ luôn hô hào đòi Việt Nam phải “dân chủ” kiểu Mỹ, nhưng chưa bao giờ
dám động đến “cọng lông” của mấy ông “Tây lông”, dám thẳng thắn phê phán những
hành động phân biệt chủng tộc tại quốc gia này, trong khi đó, biết bao người
Việt Nam, trong đó có cảm đám “đu càng” bên MẼO cũng là nạn nhân. Hay đơn giản
như hình ảnh nhưng nhân viên cảnh sát Mỹ dùng công cũ hỗ trợ quật thẳng tay
những người biểu tình một cách không thương tiếc nhưng không thấy một nhà rân
chủ nào “ẳng” một tiếng phản đối, trong khi đó nếu cảnh tượng tương tự xảy ra
tại Việt Nam thì chao ôi, chúng khóc lóc, chửi thề như thể một đứa trẻ ăn đòn
roi của người lớn và không quên nhiệm vụ là lên án xã hội một cách mù quáng...
Qua đây đã cho thấy rõ được bản chất ăn bám, tay sai, đạo đức giả của những
người mạo danh đấu tranh đòi các quyền con người ở Việt Nam.
Mã Phi Long
Nước Mỹ luôn tự hào là miền đất hứa, là nơi để mọi người thuộc mọi màu da, chủng tộc tự do thực hiện Giấc mơ Mỹ. Thế nhưng, nạn phân biệt chủng tộc vẫn là một “căn bệnh” trầm kha khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: liệu giấc mơ Mỹ về bình đẳng có thành hiện thực
Trả lờiXóadù được biết đến là “thiên đường dân chủ”, tuy nhiên những gì đã và đang xảy ra ở Mỹ một lần nữa cho người ta thấy rằng, dân chủ và nhân quyền ở Mỹ không giống hoàn như những gì người Mỹ vẫn nói
XóaĐúng vậy, chẳng thấy dân chủ và nhân quyền của Mỹ ở đâu, chỉ thấy mỗi phân biệt chủng tộc vẫn diễn ra như là một căn bệnh vậy mà đám rận chủ vẫn luôn ca ngợi nước Mỹ, coi Mỹ như một thiên đường.
XóaNước Mỹ qua lời kể của một số người luôn phỉ báng chê bai Việt Nam thì là một đất nwuocs tuyệt vời, ở đó có tự do dân chủ và bây giờ tôi thấy tự do thật cảnh sát tự do giết người, quan tòa tự do xử lý... dân chủ thật khi mà vi phạm lỗi nhỏ thì bị giết không thwuong tiếc
XóaNhững hành ảnh này xảy ra ở Mỹ nhưng không thấy một nhà rân chủ nào “ẳng” một tiếng phản đối, trong khi đó nếu cảnh tượng tương tự xảy ra tại Việt Nam thì chao ôi, chúng khóc lóc, chửi thề như thể một đứa trẻ ăn đòn roi của người lớn và không quên nhiệm vụ là lên án xã hội một cách mù quáng
XóaCó thể thấy, một lần nữa tình trạng cảnh sát người da trắng gây ra những cái chết cho người da màu lại trở thành vấn đề được quan tâm. Nó lại càng làm nóng lên tình trạng phân biệt chủng tộc giữa những người cùng mang trong mình quốc tịch Mỹ
Trả lờiXóathực ra thì trước đó cảnh sát Mỹ giết người da màu là rất nhiều , theo thống kê thì một năm có biết bao nhiêu vụ cảnh sát giết người trong đó người da màu chiếm phần lớn, và lần này cái chết của FLoyd đã dấy lên làn sóng biểu tình dư dội
XóaNgười da đen ở Mỹ vẫn phải chịu nạn phân biệt chủng tộc và cái chết của người đàn ông da màu bị gây ra bởi người cảnh sát da trắng càng làm thu hút sự chú ý của công luận. Thế những các nhà “rân chủ” ở và số chức sắc cực đoan trong tôn giáo đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền” lại đang tỏ ra thờ ơ với sự việc này
XóaDân chủ mà những tên rận chủ Việt Nam luôn mong muốn là đây ư, sao lúc này bọn chúng không lên tiếng đòi dân chủ đi. Bất cứ xã hội nào cũng có mặt tối và mặt tối trong xã hội Mỹ đang dần bộc lộ rõ và mạnh mẽ, thậm chí là dùng đến bạo lực
Trả lờiXóađó là miền đât mà những tên rận chủ ở Việt nam thường xuyên ca ngợi đó là nơi mà mọi người đều nên đến và sinh số ở đó. Tuy nhiên là thời kỳ công nghệ chưa phát triển thôi bây giờ công nghệ phát triền thì hiện thực đã phơi bày rõ ràng
XóaChẳng phải nước Mỹ là một thiên đường dân chủ mà những tên rận chủ đang mơ ước đến hay sao. Họ luôn hô hào đòi Việt Nam phải “dân chủ” kiểu Mỹ, nhưng chưa bao giờ dám động đến “cọng lông” của mấy ông “Tây lông”, dám thẳng thắn phê phán những hành động phân biệt chủng tộc tại quốc gia này.
Trả lờiXóanhững hành động của chính quyền Mỹ cũng có phần phân biệt chủng tộc nên cảnh sát Mỹ mới lộng quyền như vậy, thực ra trước đó có rất nhieuf vụ án tương tự như vậy nhưng mà lần này như giợt nước làm tràn ly khiến cho biểu tình bạo loạn nổ ra
XóaVậy mà các nhà "rân chủ" ở quốc nội và hải ngoại, số chức sắc cực đoan trong tôn giáo lâu nay vẫn vỗ ngực ta đây là người đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền” lại đang tỏ ra thờ ơ, lãnh cảm với những gì đang xảy ra tại nước Mỹ.
XóaBất chấp những cảnh báo đỏ về dịch bênh Covid 19, nhưng những ngày qua, tại Mỹ, các cuộc biểu tình xuất phát ở Minneapolis đã lan rộng ra khắp nước Mỹ, một số nơi bạo loạn đã bùng phát khiến cảnh sát bị thương, hàng trăm người bị bắt giữ. Ngọn lửa của lòng thù hận thì khó tắt lắm.
Trả lờiXóaThực chất các cuộc biểu tình phản đối việc cảnh sát sát hại một người da màu ở thành phố Minneapolis thuộc bang Minnesota chẳng qua là cái “nút thắt” để dẫn tới sự cao trào của phong trào phản đối nạn phân biệt chủng tộc tại xứ sở “dân chủ” bậc nhất thế giới
Trả lờiXóa