Mưu
đồ của Trung Quốc từ xưa đến nay là muốn xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam, đó là điều
không phải bàn. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhìn thấy vai trò vô cùng to lớn của
Biển Đông vì đó sẽ là nơi quyết định đến việc vươn ra thế giới với vai trò bá
chủ của họ, bởi vậy để thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” họ có thể làm bất kể hành
động gì, bất chấp thủ đoạn vô liêm sỉ.
Lệnh cấm đánh bắt
cá của Trung Quốc là phi pháp
Mới
đây, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc lại thông báo điều chỉnh quy chế cấm đánh bắt cá
trên biển bao gồm một số vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, có hiệu lực từ
ngày 1/5đến 12h ngày 16/8. “Lệnh cấm đánh bắt” này tuy không mới, nhưng đáng
nói là nó xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Ngay
lập tức, ngày 8/5, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng,
đã tiến hành bác bỏ quyết định đơn phương cấm đánh bắt cá của Trung Quốc. Đồng
thời khẳng định: “Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương
này của phía Trung Quốc. Quy chế này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần
đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng
biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế”.
Với
bản tính hống hách, vô liêm sỉ của mình và trước sự phản ứng mạnh mẽ của Việt
Nam và cộng đồng quốc tế, thế nhưng ngày 11/5 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tuyên bố rằng Việt Nam “không có quyền bình luận
về lệnh ngừng đánh bắt cá vào mùa hè này của Trung Quốc trên vùng Biển Nam
Trung Hoa vì các biện pháp này thuộc quyền hành chính của Trung Quốc.” Không những vậy, còn nói rằng Việt Nam “không
nên khuyến khích ngư dân của mình vi phạm các quyền và lợi ích của Trung Quốc
cũng như làm suy yếu sự phát triển bền vững của các nguồn lợi thủy sản” trên Biển
Đông.
Cũng
tại cuộc họp báo, bà Hoa Xuân Oánh còn ngang ngược tuyên bố “không thể chối cãi
rằng quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) là một phần của lãnh thổ
Trung Quốc”, “Trung Quốc được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán ở
vùng biển có liên quan của Biển Đông theo luật pháp quốc tế và luật pháp trong
nước của Trung Quốc”, “việc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá mùa Hè ở vùng biển
có liên quan của biển Đông là một biện pháp hợp pháp của Trung Quốc để thực hiện
các quyền hành chính và thực hiện các nghĩa vụ quốc tế có liên quan theo luật
pháp”…
Rõ
ràng đây là một vu cáo trắng trợn theo kiểu vừa ăn cắp vừa la làng. Hoàng Sa và
Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Một lần nữa chúng ta cần khẳng định
rõ lại một lần nữa rằng, các vùng nước phía Bắc kéo đến 12 độ Vĩ Bắc của Biển
Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam mà người Trung đã đánh chiếm trái phép bằng
vũ lực, điều mà luật pháp quốc tế nghiêm cấm. Họ còn ngang nhiên tiến hành nhiều
hoạt động bồi đắp, xây dựng và quân sự hoá cái gọi là thành phố Tây Sa. Chính
vì sự chiếm đóng bất hợp pháp như thế, nên đã hơn 40 năm qua, không một quốc
gia nào công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
Ý
đồ của Trung Quốc rất thâm hiểm: muốn đặt mình cũng vào thế tương xứng với Việt
Nam trên quần đảo Trường Sa, từ đó đòi chia sẻ chủ quyền của Việt Nam trên quần
đảo này. Nhưng trên phương diện pháp lý, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng, luận chứng
để kiện “láng giềng tốt” ra Tóa quốc tế. Bởi vì, các hành động của Trung Quốc
đã vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế,
trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các văn bản pháp lý
quốc tế liên quan, đi ngược lại với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử
của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.
Trở
lại với vấn đề “lệnh cấm đánh bắt cá” của Trung Quốc, hơn ai hết và bất kỳ lúc
nào, Việt Nam cần phải tự đấu tranh để chống lại luận điệu “khai thác chung”
theo kiểu Trung Quốc là “gác tranh chấp cùng khai thác trên biển đảo” vốn là một
thông lệ quốc tế. Tư tưởng đó của người Trung chẳng khác nào việc “họ” nhảy vào
sân nhà riêng của chúng ta, rồi bảo đó là sân của “họ” và đề nghị “khai thác
chung”. Đó là trò “đánh lận con đen” về chủ quyền của Trung Quốc, chúng ta
không bao giờ chấp nhận điều đó.
Suy
cho cùng thì “lệnh cấm đánh bắt cá” cũng chính là hình thức gián tiếp tuyên bố
chủ quyền bất hợp pháp của người Trung trên biển Đông mà thôi. Những hành động
thô thiển ấy của Trung Quốc, cùng những hành vi vừa ăn cắp vừa la làng ngày
càng làm họ trở nên đáng khinh ghét trong mắt các quốc gia khác.
Điều
quan trọng nhất lúc này là mọi người dân hãy bình tĩnh, tin tưởng vào chủ trương
giải quyết, xử lý của Đảng, Nhà nước, kiên định đấu tranh pháp lý và tranh thủ
sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền
thiêng liêng của Tổ quốc.
Ngọc
Lan
Từ xưa đến nay, Trung Quốc luôn có ý đồ chiếm biển Đông về cho riêng mình và lệnh cấm đánh bắt cá cũng chính là hình thức gián tiếp tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của người Trung trên biển Đông. Nhừng hành động đó càng làm cho họ trở nên bị khinh ghét.
Trả lờiXóaTrung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý đồ độc chiếm biển Đông của mình vì biển Đông chứa nguồn tài nguyên vô cùng khổng lồ mà nếu Trung Quốc có được nó sẽ có động lực rất lớn để thực hiện mưu đồ chính trị của mình
XóaTrung Quốc từ lâu đã có mưu đồ độc chiếm biển đông, dã tâm này của họ đang ngày càng bộc lộ rõ trong bối cảnh thế giới đang phải gồng mình gánh chịu đại dịch covid19. Việc Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là hình thức gián tiếp tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của người Trung trên biển Đông mà thôi
XóaTrung Quốc luôn muốn bá quyền bành trướng, từ thời hai bà trưng thì Trung QUốc đã mang quân sang xâm chiếm Việt nam nhưng sau hơn 1000 năm vẫn không thể đồng hóa được người Việt QUật cường lần này muốn chiếm biển của chúng ta đúng là quá nham hiểm thâm độc
XóaTừ trước đến nay Trung Quốc vẫn luôn nung nấu ý đồ lấn chiếm Biển Đông và chưa bao giờ dập tắt. Bây giờ trong lúc cả thế giới dậy sóng vì covid19 thì chúng lại làm loạn khu vực này lên, đòi chủ quyền sai luật và còn cấm cả ngư dân Việt Nam đánh cá. Thật không hiểu lí lẽ ở đâu ra
Trả lờiXóaKhi mà cả thế giới đang bị ảnh hưởng từ chính cơn đại dịch xuất phát từ nó thì nó lại luôn thực hiện những chiêu trò gây rối trong khu vực để thực hiện các mưu đồ cá nhân
XóaTrung Quốc luôn muốn chiếm lợi ích về nước mình, họ tự vẽ ra những điều không có thật và tự cho nó là đúng rồi một mình hành động. Ví dụ như đặt lệnh cấm bắt cá trên biển cũng là một hành động tự phát chính vì vậy mà Người dân VN cần phải tích cực bám biển hơn nữa
XóaCó ở đâu mà lại đi ban bố lệnh cấm đánh cá trên vùng biển của nước khác. Đây là hành động hết sức vô lí và phi pháp. Việt Nam lên án sâu sắc hành động này và yêu cầu TQ tôn trọng chủ quyền và thu hồi ngay lệnh cấm đối với ngư dân VN
Trả lờiXóaPhía Trung Quốc đúng là không coi ai ra gì, lại dám ban bố lệnh cấm đánh cá với Việt Nam trong khi đấy là vùng biển Việt Nam. mọi người dân hãy bình tĩnh, tin tưởng vào chủ trương giải quyết, xử lý của Đảng, Nhà nước, kiên định đấu tranh pháp lý và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
XóaViệc ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông là hoàn toàn vô lý, nó xâm phạm trực tiếp đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Đây là hành động rất ngang ngược và vị phạm pháp luật quốc tế. Chúng ta cần kiên quyết đấu tranh để bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc
XóaTrên biển Đông hiện nay hết sức căng thẳng khi mà Trung QUốc quá bành trướng họ tự vẽ ra những điều luật trên vùng biển của Việt Nam.Đúng là một nước có âm mưu thâm độc luôn muốn chiếm hết tất cả về cho minh mà không biết nó không thuộc về minh
Xóa“lệnh cấm đánh bắt cá” cũng chính là hình thức gián tiếp tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của người Trung trên biển Đông mà thôi. Những hành động thô thiển ấy của Trung Quốc, cùng những hành vi vừa ăn cắp vừa la làng chỉ làm lộ rõ thêm bản chất của TQ mà thôi
Trả lờiXóaViệc Trung Quốc tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là hoàn toàn vi phạm luật pháp quốc tế. Điều này thể hiện sự ngang ngược, vô lý và dã tâm đen tối của Trung Quốc đối với biển Đông
Xóalệnh cấm bắt cá trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là việc làm hết sức vô lý và tự phát, chẳng một ai công nhận điều luật này và Việt Nam cũng không thể chấp thuận điều luật chưa được đồng ý quốc tế này được
XóaMột kẻ về mặt pháp lý là không có chủ quyền, không có quyền lợi tại khu vực này nhưng lại luôn thể hiện sự bành chướng tại khu vực để vơ vét quyền lợi về phía mình một cách trơ trẽn, nhưng trơ trẽn hơn là nó lại muốn độc chiếm cả khu vực
Trả lờiXóaTrung Quốc là nước lớn có vùng biển rộng nhưng lòng tham vô đáy muốn chiếm hết về cho riêng mình , họ đặt luôn cả điều luật lên vùng biển không phỉa của họ rồi bắt ép Việt nam phải thực hiện. Nhưng Việt Nam chúng ta luôn quật cường dấu tranh với những điều sai trái
Xóadã tâm của Trung Quốc đã được thể hiện qua bao đời nay mà bất cứ người dân Việt Nam nào cũng đều hiểu được, có lẽ người dân Trung Quốc cũng không muốn đất nước mình xảy ra tranh chấp, xung đột nhưng những giới làm chính trị của nước họ lại luôn nối tiếp cái truyền thống đó
Trả lờiXóatừ thời xa xưa, phong kiến thì Trung Quốc đã muốn thôn tính nước ta rồi tuy nhiên với sức mạnh đại đoàn kết dân tộc cùng với ý chí quật cường người dân Việt Nam chỉ hòa nhập chứ không hòa tan và những gì Trung Quốc Làm sai thì VN luôn đấu tranh
XóaTrong tình hình mới ở biển Đông có nhiều phức tạp, chúng ta cần cảnh giác hơn nữa trước mọi âm mưu của Trung Quốc, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đã được xác lập tại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế
Trả lờiXóaTRung Quốc chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chiếm đoạt biển Đông vì vậy chúng ta cần luôn đề phòng trước những hoạt động gây hấn của họ và cần kêu gọi sự tham gia của quốc tế trong việc giải quyết vấn đề biển Đông
Xóatình hình biển đông căng thẳng từ năm 2014 khi mà Trung Quốc đưa tàu hải Dương 981 tự ý vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thăm dò , Hiện nay tình hình còn phức tạp hơn nữa cho thấy sự bành trướng của Trung QUốc đối với nước ta
XóaNhững hành động thô thiển của Trung Quốc ngày càng làm họ trở nên đáng khinh ghét trong mắt các quốc gia khác khi mà chẳng có quyền hạn gì mà lại ngang nhiên đi ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển không thuộc chủ quyền của nước mình.
Trả lờiXóaHành động trên không gọi là thô thiển nữa mà là bành trướng quá mức xâm hại đến chủ quyền của một quốc gia độc lập như Việt Nam. HỌ dám cả gan đặt luật cấm bắt cá lên cả biển của Việt Nam một việc làm không thể cháp nhận được
XóaTrung Quốc rất thâm hiểm: muốn đặt mình cũng vào thế tương xứng với Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, từ đó đòi chia sẻ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này. Nhưng trên phương diện pháp lý, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng, luận chứng để kiện Trung quốc ra tòa mà.
Trả lờiXóaĐúng vậy. Việt Nam đang phải tự vệ trước các hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông từ nhiều năm qua. Mục tiêu thâm độc của Trung Quốc là dần dần độc chiếm toàn bộ biển Đông, hiện thực hóa "đường lưỡi bò" của mình bằng cách hợp thức chúng một cách quỷ quyệt nhất.
XóaKhu vực Trung Quốc thông báo cấm đánh bắt cá xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của Việt Nam. Các cơ quan chức năng Việt Nam có biện pháp hữu hiệu sớm ngăn chặn để chấm dứt hành động trên của Trung Quốc
Trả lờiXóa