|
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là vô giá trị với ngư dân Việt Nam |
Một lần nữa, Trung Quốc lại có những hành động leo thăng căng thẳng ở Biển Đông khi đơn phương thông báo áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè kéo dài 3 tháng rưỡi ở khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm một số vùng biển của Việt Nam. Theo đó, lệnh cấm phi pháp, đơn phương nói trên được áp dụng từ 12h ngày 1/5 đến 12h ngày 16/8. Phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ Bắc, bao gồm một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngoài ra, còn có bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép sau cuộc đối đầu với tàu Philippines vào năm 2012.
Theo Tân Hoa xã, các tàu hải cảnh và lực lượng kiểm tra nghề cá của Trung Quốc đã được triển khai để giám sát việc thực thi lệnh cấm. Hãng này cho biết, hơn 50.000 tàu cá sẽ phải ngừng hoạt động trong vòng 3 tháng rưỡi.
Như vậy, khác với mọi năm, nếu như các năm trước đây, lệnh cấm đánh bắt cá phi lý này được cơ quan cấp bộ về thủy hải sản của Trung Quốc đưa ra, thì năm nay cơ quan đưa ra là tỉnh Hải Nam. Chúng ta đều biết rằng vừa qua Trung Quốc đã ngang nhiên công bố việc thành lập hai cơ quan hành chính trực thuộc cái gọi là "thành phố Tam Sa" nhằm kiểm soát phi pháp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta. Điều đó cho thấy rằng, việc Trung Quốc chuyển quyền đưa ra cái lệnh cấm phi lý này cho chính quyền cấp trên của cái gọi là "thành phố Tam Sa" là tỉnh Hải Nam đủ thấy ý đồ thâm độc của Trung Quốc qua việc muốn hợp thức hóa cấp chính quyền đối với cái gọi là "thành phố Tam Sa".
Ngay sau khi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông của Trung Quốc được đưa ra, Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương về việc phản đối Trung Quốc đơn phương ban hành quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định, quy chế này xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý, gây cản trở sản xuất trên biển của ngư dân Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan.
Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động hết sức phi lý của phía Trung Quốc. Quy chế này không có giá trị pháp lý đối với các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngư dân Việt Nam hoàn toàn có quyền đánh bắt trên các vùng biển thuộc chủ quyền của mình.
Từ năm 1999 đến nay, Trung Quốc thường xuyên đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối của nhiều quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, điều nực cười và phi lý của lệnh cấm này đó là, trong khi họ đơn phương yêu cầu các quốc gia trong khu vực không được đánh bắt cá ở Biển Đông thì ngư dân họ vẫn vô tư đánh bắt.
Điều đó cho thấy, tuyên bố trên rõ ràng là một tuyên bố phi lý và không có giá trị bởi họ không chỉ vi phạm chủ quyền của nước ta, thêm nữa việc ngư dân Trung Quốc vẫn vô tư đánh bắt cá trên biển.
Các cơ quan chức năng Việt Nam cần tiếp tục có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhằm ngăn chặn, chấm dứt hành động ngang ngược của Trung Quốc. Trong khi đó, ngư dân cần bình tĩnh, yên tâm bám biển đẩy mạnh sản xuất và kiên quyết thực hiện quyền lợi chính đáng của mình, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Việt Nguyễn
Trung Quốc luôn cho mình là nước có vị thế, có tiềm lực trong khu vực, luôn cho mình là đàn anh, nhưng lại làm những việc mà cả khu vực, cả thế giới căm ghét khi thể hiện sự vô lý tùy tiện của mình trên các lĩnh vực
Trả lờiXóaTrung Quốc có tư tưởng bành trướng và muốn thống trị cả những thứ mà không phải của họ, Thành phố tam sa hay dduwognf lưỡi bò là do người Trung QUốc tự nghĩ ra để một mình độc chiếm biển Đông chứ thực tế không có những thứ nhưu vậy
XóaTrung Quốc từ ngàn đời vẫn luôn có ý đồ bành trướng. Biển Đông cũng không nằm ngoài tham vọng cuả Trung Quốc. Đường lưỡi bò, hay tam sa cũng đều là cái cớ của Trung Quốc mà thôi
Xóakẻ không có thẩm quyền về mặt pháp lý thì không có quyền ra lệnh cho các nuowsc khác, Trung Quốc đã luon vi phạm chủ quyền trên biển Đông đối với những nước trong khu vực cần phải có sự can thiệp của quoóc tế
Trả lờiXóaQuy chế này xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan
Xóaluật pháp quốc tế quy định rõ rồi, Việt Nam cũng chứng minh đưuọc chủ quyền biển đảo của mình rồi, những thứ trên chỉ là do Trung QUốc tự vẽ ra và bắt chúng ta làm theo nhưng chúng ta kiên quyết giữ vững chủ quyền biển đảo
XóaViệt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp luật pháp quốc tế cho nên Trung Quốc không có quyền áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam
Trả lờiXóaViệt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những hành động của Trung Quốc ở biển Đông đang thể hiện thái độ ngang ngược, không tôn trọng luật pháp quốc tế
XóaLịch sử và luật Pháp quốc tế sẽ chứng minh chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc với những âm mưu và hành động xâm chiếm của mình sẽ phải chịu những sự trừng phạt và can thiệp của quốc tế
XóaHoàng Sa, Trường Sa là hai quần đảo lớn có từ lâu đời của Việt Nam và đã có tài liệu lịch sử chứng minh, nhưng Trung Quốc hiện tai đang muốn bành trướng lấy to hiếp nhỏ nên đã vẽ ra nhwunxg thứ không có thật để chiếm biển
XóaLệnh cấm đánh bắt cá mà phía Trung Quốc đưa ra hoàn toàn là vô giá trị. Quy chế này không hề có giá trị pháp lý trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam, vi phạm công ước quốc tế về luật biển năm 1982 mà chính Trung Quốc cũng tham gia
Trả lờiXóaviệc Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn trên biển Đông không chỉ đối với VIệt Nam đã vi phạm nghiêm trọng đến luật biển quốc tế cũng như chủ quyền biển đảo của các nước khác
Xóalệnh cấm đánh bắt cá là do một mình Trung QUốc tự đặt ra chứ không có sự thống nhăt giữa các nước với nhau, hơn nữa lệnh cấm này đang áp đặt lên vùng đặc quyền kinh tế của VIỆt Nam nên không thể chấp nhận được
XóaViệc đưa ra lệnh cấm này từ phía Trung Quốc đang thể hiện một âm mưu chính trị đen tối. Việc Trung Quốc để tỉnh Hải Nam đưa ra lệnh cấm này thay vì cơ quan cấp bộ về thủy hải sản cho thấy ý đồ thâm độc của Trung Quốc qua việc muốn hợp thức hóa cấp chính quyền đối với cái gọi là "thành phố Tam Sa"
Trả lờiXóaĐối với trường hợp này nhà nước ta cũng kêu gọi và vận động ngư dân trên biển bình tĩnh, yên tâm bám biển đẩy mạnh sản xuất và kiên quyết thực hiện quyền lợi chính đáng của mình, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Đó là lãnh thổ của Việt Nam và người dân Việt Nam có quyền làm ăn, sinh sống trên đất nước của mình
Xóaâm mưu ý đồ của Trung Quốc từ xưa đến nay thì vẫn không đổi đó là bành trướng đặt ra những điều không có thật để độc chiếm Biển Đông. Làn này chúng đưa ra luật cấm bắt ca với ý đồ gây hấn không cho ngư dân của chúng ta mưu sinh bám biển
Trả lờiXóaTrung Quốc không có quyền đối với những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cả. Và ai cũng biết rằng Trung Quốc có dã tâm rất lớn, muốn thôn tính biển đông. Nhà nước ta hãy kêu gọi và vận động ngư dân trên biển bình tĩnh, yên tâm bám biển. Lãnh thổ của Việt Nam và người dân Việt Nam có quyền làm ăn, sinh sống trên đó
Trả lờiXóa