Mỗi năm, đến dịp 30/4 câu chuyện về hoà giải và hoà hợp dân tộc lại được nhắc đến nhiều. Có người nhắc đến câu chuyện này với những dụng ý tốt đẹp, mong đất nước được hoà bình, thống nhất, nhưng cũng có những người lợi dụng câu chuyện này để xuyên tạc lịch sử, kích động chiến tranh, sự thù hằn và mâu thuẫn dân tộc. Vậy, chúng ta nhìn nhận về câu chuyện hoà giải và hoà hợp dân tộc thế nào cho đúng?
Trước hết, chúng ta phải thống nhất rằng, việc gác lại quá khứ để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn, hoà giải, hoà hợp để phát triển đất nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là vấn đề mang tính tất yếu khách quan và là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Đó cũng chính là truyền thống đoàn kết dân tộc, nhân văn của đất nước ta. Tuy nhiên, gác lại quá khứ không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và chân lý, lãng quên hay xuyên tạc lịch sử.
Ngay từ lúc đất nước còn chia cắt, Bác Hồ đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Sau này, Tổng Bí thư Lê Duẩn vào thăm Vĩnh Linh, Quảng Trị có nói rằng, ngày toàn thắng đang tới gần, Bắc - Nam sẽ sớm đoàn tụ một nhà. Giang sơn gấm vóc của tổ tiên thu về một mối. Sau khi thống nhất đất nước thì điều đầu tiên chúng ta phải bàn, phải làm đó là hòa giải, hòa hợp dân tộc.
Sau ngày 30/4/1975, chúng ta có chính sách khoan hồng dành cho những người của phía bên kia đi cải tạo, cải tạo để trở thành người công dân chân chính. Dù không ít người trước đó gây nhiều nợ máu, gây thảm sát, giết hại nhiều người song Đảng, Nhà nước ta đã thực sự khoan hồng, không ai bị xét xử với các tội danh như tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người. Sau học tập cải tạo, những người này được phục hồi đầy đủ quyền công dân… Thậm chí, một số người còn được cho phép đi ra nước ngoài theo nguyện vọng, nếu có. Đây rõ ràng là một ví dụ cho sự khoan hồng, đại độ của Đảng, Nhà nước ta, cũng như chính sách hòa hợp dân tộc ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Tất cả đều bắt nguồn từ văn hóa Việt Nam, truyền thống Việt Nam; nhân hậu và bao dung của con người Việt Nam.
Hiện nay, đã 45 năm trôi qua kể từ ngày đất nước được thống nhất, nguỵ quân, nguỵ quyền Sài Gòn bị đánh đổ và câu chuyện hoà hợp, hoà giải dân tộc vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục được thực hiện vì một nước Việt Nam thống nhất, đoàn kết và giàu mạnh. Ngay tại Điều 1, Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Về những yếu tố chủ yếu của dân tộc, đã được quy định tại Điều 5: “1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; 3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình,…” .
Trên thực tế, thực hiện chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc, trong những năm gần đây, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã triển khai nhiều hoạt động, như: tổ chức Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới; trại hè Việt Nam dành cho thế hệ trẻ kiều bào; Đoàn kiều bào tiêu biểu về thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa hằng năm... Thông qua những chương trình mang tính thực tế, nhiều cá nhân kiều bào trước kia còn nặng định kiến nay đã thay đổi nhận thức, chính kiến và có những đóng góp thiết thực cho quê hương đất nước. Tại chương trình Xuân Quê hương năm 2019, thay mặt Đảng và Nhà nước, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch Nước đã khẳng định: Đối với kiều bào phải sống xa quê hương, Đảng, Nhà nước và Bác Hồ luôn dành sự quan tâm đặc biệt với tình cảm thật sâu đậm, luôn coi kiều bào là những người con của Tổ quốc chung một cội nguồn, đều là con Lạc cháu Hồng, là anh chị em ruột thịt "cùng một bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ". Những đóng góp của kiều bào qua các thế hệ với tinh thần “Tổ quốc trên hết” trong suốt quá trình lịch sử của cách mạng Việt Nam luôn Đảng, Nhà nước và đồng bào nước ta trân trọng và biết ơn.
Nhìn rộng ra, hoà giải và hoà hợp dân tộc chính là câu chuyện về đoàn kết dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi đoàn kết là sức mạnh vô địch. Để lý giải một nước Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu lại có thể đương đầu và đánh bại những kẻ thù có sức mạnh vật chất tối tân nhất toàn cầu, Người nói: “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ, chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước, chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”.
Rõ ràng, hòa hợp, hòa giải dân tộc là một chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó, khẳng định rõ: lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm điểm tương đồng, chủ động mở rộng quan hệ với tất cả kiều bào ta định cư ở nước ngoài, không phân biệt ý thức hệ, lịch sử cá nhân, kể cả đối với những người còn định kiến, mặc cảm với chế độ xã hội. Nhà nước ta tạo điều kiện cho mọi người, kể cả những người từng làm việc trong chế độ cũ, có nhiều tội ác với nhân dân được về thăm, đóng góp để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiến bộ… Tuy nhiên, hòa hợp, hoà giải dân tộc không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và chân lý. Chúng ta cần phải tôn trọng lịch sử và gác lại quá khứ để cùng nhau kiến tạo tương lai, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mẫu số chung, làm điểm tương đồng để xây dựng và phát triển một nước Việt Nam giàu mạnh.
Việt Nguyễn
lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm điểm tương đồng, chủ động mở rộng quan hệ với tất cả kiều bào ta định cư ở nước ngoài, không phân biệt ý thức hệ, lịch sử cá nhân, kể cả đối với những người còn định kiến, mặc cảm với chế độ xã hội, đó là các quản điểm của Đảng, Nhà nước ta
Trả lờiXóahòa hợp, hoà giải dân tộc không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và chân lý. Chúng ta cần phải tôn trọng lịch sử và gác lại quá khứ để cùng nhau kiến tạo tương lai, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc. Nhà nước ta tạo điều kiện cho mọi người, kể cả những người từng làm việc trong chế độ cũ, có nhiều tội ác với nhân dân được về thăm, đóng góp để xây dựng quê hương, đất nước
XóaHòa giải, hòa hợp dân tộc là một chủ trương, chính sách nhất quán của đảng và nhà nước ta vì một Việt Nam đoàn kết, giàu mạnh. Tuy nhiên vẫn có những kẻ cố tính lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc lịch sử, kích động chiến tranh, sự thù hằn và mâu thuẫn dân tộc.
XóaHòa hợp dân tộc là việc lớn nhất, bởi dân tộc Việt Nam ta từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh mà kẻ thù luôn dùng quỷ kế hòng chia rẽ sự đoàn kết thống nhất của một quốc gia gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau, có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ và xây dựng đất nước
Xóahoà giải và hoà hợp dân tộc chính là câu chuyện về đoàn kết dân tộc, hòa hợp, hòa giải dân tộc là một chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, để cùng nhau kiến tạo tương lai, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mẫu số chung, làm điểm tương đồng để xây dựng và phát triển một nước Việt Nam giàu mạnh.
Trả lờiXóamuốn đất ước giàu mạnh thì nhất định mọi người phải đoàn kết lại. nhân dân quyết định tất cả, nhân dân có thể đẩy thuyền cũng có thể lật thuyền mà. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại. còn trong thời đại ngày nay sức mạnh đoàn kết dân tôc sẽ đưa đất nước đi lên
XóaNước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi, đó là những lời mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định. Lịch sử đã trôi qua, chúng ta nên gác lại để chung tay xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, giàu mạnh
Xóahòa hợp dân tộc, đoàn kết các lực lượng lại sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn giúp đất nước ngày càng phát triển. việc gác lại quá khứ để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn, hoà giải, hoà hợp để phát triển đất nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là vấn đề mang tính tất yếu khách quan và là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.
Trả lờiXóaCông cuộc thống nhất đất nước là tất yếu, đi theo đường lối quyết sách đúng và đã giành thắng lợi hoàn toàn cho toàn dân tộc . Hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước là tiền đề cơ bản cho hòa hợp, đoàn kết toàn dân tộc, là việc đã làm hàng chục năm trong chiến tranh và đang làm trong hàng chục năm sau chiến tranh
Trả lờiXóatrong suốt sự nghiệp dụng nước và giữ nước Việt Nam chúng ta luôn đề cao tinh thần hợp tác quốc tế để cùng nhau phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học công nghệ....
XóaTrên thực tế, thực hiện chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc, trong những năm gần đây, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã triển khai nhiều hoạt động, như: tổ chức Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới; trại hè Việt Nam dành cho thế hệ trẻ kiều bào; Đoàn kiều bào tiêu biểu về thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa hằng năm
Xóa