CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO “CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO” CỦA VIỆT NAM NGÀY CÀNG
ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRONG LÒNG BẠN BÈ QUỐC TẾ
Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014
Xứ Thanh
Lần đầu tiên sẽ có một Hội nghị Thượng đỉnh cấp cao không chính thức ASEAN-Liên Hiệp Châu Âu, ngay bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEM 10 ở Milan, Ý. Việc hình thành cơ chế này, theo mô hình Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN có thể được xem là một thành công của Việt Nam trong tư cách quốc gia Điều phối viên quan hệ ASEAN-Liên Hiệp Châu Âu.
Cuộc họp song phương ASEAN-Liên Hiệp Châu Âu do đó tất yếu sẽ đề cập đến hồ sơ Biển Đông, và ở đó sẽ không có mặt Trung Quốc để phản bác.
Sự kiện này không phải là ngẫu nhiên, mà là hiệu quả của tác động tích cực và uy tín chính trị ngày càng được khẳng định của Việt Nam trên trường quốc tế, khi Nhà nước ta đã không ngừng vận động các đối tác Châu Âu, đặc biệt là với chuyến ghé thăm Bỉ, Liên Hiệp Châu Âu và Đức của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trước khi đến Milan.
Lời khẳng định rõ rệt nhất về việc vấn đề Biển Đông sẽ được bàn bạc trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu tại Ý là tuyên bố hôm 15/10/2014 của Thủ tướng Đức Angela Merkel sau buổi hội đàm với đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Berlin.
Nhân cuộc họp báo sau khi gặp Thủ tướng Việt Nam, bà Angela Merkel đã khẳng định rằng trong cuộc tiếp xúc, hai bên có thảo luận về tình hình Biển Đông, bên cạnh các vấn đề quốc tế quan trọng khác. Quan điểm của Berlin, theo Thủ tướng Đức, là tự do hàng hải cũng là “lợi ích chiến lược của Đức”. Lời xác định của bà Merkel đã gợi lại câu nói gần như tương tự vào năm 2010 của bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ thời đó, khi bà cho rằng tự do hàng hải là “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ.
Theo ghi nhận của báo chí, đáng chú ý trong phát biểu của Thủ tướng Đức là lời xác nhận của bà theo đó chắc chắn vấn đề Biển Đông sẽ được phía Liên Hiệp Châu Âu nêu ra tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEM.
Trước Thủ tướng Đức, ông Jose Manuel Barroso, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, tức là cơ quan hành pháp của Liên Hiệp Châu Âu, ngày 13/10 cũng xác nhận quan điểm của Bruxelles “chia sẻ với Việt Nam các quan ngại về diễn biến tình hình Biển Đông” và “Khuyến khích tất cả các bên (tranh chấp) tìm kiếm một giải pháp hòa bình thông qua đối thoại và hợp tác, phù hợp với luật pháp quốc tế - đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển”.
Các tuyên bố trên đây rõ ràng trùng lặp gần như hoàn toàn với quan điểm chính thức của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được ôthủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc đi nhắc lại trong các buổi tiếp xúc với đối tác Châu Âu: “Giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, tránh tiến hành các biện pháp đơn phương, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực...
Đặc biệt, có thể khẳng định rằng Thượng đỉnh đầu tiên bên lề ASEM cho phép "vô hiệu hóa" Trung Quốc
Vấn đề Biển Đông như vậy chắc chắn sẽ được nêu lên tại Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu, nơi có mặt Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Tuy nhiên, hơn thế nữa Thượng đỉnh ASEAN-EU nơi không có sự tham gia của Trung Quốc càng tạo cơ hội để các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam ta tranh thủ cơ hội để tìm sự đồng thuận và trợ giúp nhiều mặt từ EU thị trường kinh tế lớn nhất thế giới, trong việc giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc.
Vấn đề là liệu hồ sơ này có được nêu lên trong Tuyên bố chung của Hội nghị hay không?
Tags:
AN NINH QUỐC PHÒNG,
Bộ sưu tập
Việc việt nam có những chuyện thăm như thế này là thể hiện những sự hướng ngoại của chính quyền việt nam .đó chính là một trong những điều kiện rất tốt để cho những công ti việt nam có thể hợp tác với những người nước ngoài, tận dụng những cơ hội của những nước này
Trả lờiXóaChính sách ngoại dao trong thời gian qua cũng thể hiện người việt chúng ta không muốn tự bó hẹp mình, họ đang muốn làm cho những người việt được thể giới biết nhiều hơn với những hình ảnh đẹp và thân thiện hơn nữa
Trả lờiXóaĐây là một trong những điều rất cần thiết hiện tại , không thể tự nhiên mà những quan chức việt nam tạo ra những mối quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, đó chính là một trong những xu thế của hiện tại, xu thế hội nhập quốc tế ,
Trả lờiXóaVấn đề biển đông là một trong những vấn đề có tính nóng và tranh chấp ở đó thì ảnh hưởng tới khá nhiều quốc gia, trong đó có việt nam, chúng ta nên vận dụng linh hoạt hơn chứ không đơn thuần là dùng vũ lưc như những nhà dân chủ hiến kế được
Trả lờiXóaNếu việt nam không tận dụng những cơ hội trong các chuyến thăm để giải quyết được các vấn đề biển đông thì thực sự là có những vấn đề cần phải lo thật, việt nam đang đứng trước một thách thức lớn chứ không hề nhỏ một tí nào
Trả lờiXóaTôi cũng đồng ý với những việc làm như thế này, có như thế này thì chúng ta mới tranh thủ được sự ủng hộ của các nước trên thế giới chứ, còn không thì làm sao mà giải quyết được biển đông bằng những việc đơn giản như thế được
Trả lờiXóaChúc mừng, đó là những cái cần được tuyên dương trong tình hình hiện nay, không thể để cho những nhà dân chủ có cơ hội sủa nữa, sủa mãi nghe mãi thế là chán rồi, phải làm cho chúng tháy, chính quyền chugns ta làm được việc chứ không phải không làm được
Trả lờiXóaViệc thực hiện các chính sách ngoại giao như thế là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay,chúng ta phải tranh thủ được sự ủng hộ của Quốc tế,và xem nó như một điểm tựa để có thể giải quyết được những vấn đề về biển đông mà không cần phải phải dẫn đến chiến tranh.
Trả lờiXóaĐảng nhà nước và nhân dân Việt nam trước sau như một luôn mong muốn giải quyết tranh chấp trên biển đông bằng biện pháp hòa bình tôn trọng luật pháp quốc tế và công ước luật biển năm 1982,chính vì vậy những sự kiện lớn có sự góp mặt của nhiều nước trên thế giới sẽ tạo cơ hội thuận lợi để VIệt Nam đưa vấn đề này ra bàn bạc và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Trả lờiXóachủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam trong mọi vấn đề luôn rất khôn khéo và cương quyết,với vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển đông cũng vậy.bên cạnh việc tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế thì chúng ta cũng đang có những bước đi đúng đắn để có thể ngăn chặn được sự ngang ngược của trung quốc.
Trả lờiXóavấn đề ngoại giao luôn được các nước quan tâm và chú trọng.nó mang lại lợi ích rất lớn để có thể giải quyết các vấn đề.Việt Nam đang làm rất tốt vấn đề này và chắc chắn rằng sự khôn khéo và kiên quyết đó sẽ phát huy tác dụng.trung quốc sẽ phải từ bỏ ý định xấu xa kia.
Trả lờiXóaVề chuyện ngoại giao với các nước trong thế giới thì chúng ta phải thể hiện được cái tôi của mình,hợp tác là để cùng phát triển,còn đối với trung quốc thì chúng ta phải vừa cương quyết,vừa khôn khéo để giải quyết vấn đề biển đông một cách tốt nhất.
Trả lờiXóaChúng ta phải tranh thủ tất cả sự ủng hộ của quốc tế để đấu tranh lại trung quốc trong việc biển đông.Nhưng không phải tranh thủ một cách mù quáng mà phải cương quyết và không khéo.
Trả lờiXóaNgoại giao về vấn đề biển đông là chúng ta phải hết sức khéo léo và cẩn thận.Vấn đề biển đông là một trong những vấn đề có tính nóng và tranh chấp ở đó thì ảnh hưởng tới khá nhiều quốc gia, trong đó có việt nam, nên chúng ta phải cương quyết mạnh mẽ không bao giờ nhún nhường chúng.
Trả lờiXóaHiện nay,trong tình hình căng thẳng như thế mà chúng ta vẫn giữ được sự bình tĩnh và có những cái đầu lạnh như thế là rất đáng mừng.Cương quyết và không khéo chính là những điều mà chúng ta cần phải làm trong ngoại giao hiện nay.
Trả lờiXóa