TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐẾN THĂM HÀN QUỐC
Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014
Theo Vietnamnet: “Vào lúc 10h sáng 2/10, theo giờ Seoul (tức 8h sáng theo giờ Hà Nội), tại Phủ Tổng thống Hàn Quốc đã diễn ra Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Đại Hàn Dân Quốc. Lễ đón được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc gia. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye chủ trì Lễ đón. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã ra tận cửa xe ô tô đón chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và mời Tổng Bí thư cùng bước lên bục danh dự. Quân nhạc cử quốc thiều hai nước. Tổng thống Park Geun Hye mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự. Các cháu thiếu nhi Hàn Quốc đón chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.
Sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm chính thức với Tổng thống Park Geun Hye.
Có thể nói, đây là chuyến thăm cấp cao giữa hai nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Park Geun Hye bày tỏ vui mừng về sự phát triển của quan hệ hai nước trong hơn 20 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt về những bước phát triển vuợt bậc kể từ khi nâng cấp quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược” cách đây 5 năm.
Đã 20 năm Việt Nam và Hàn Quốc kiến lập quan hệ ngoại giao. Trước chắc không ai có thể hình dung quan hệ giữa hai nước lại nở rộ như ngày nay. Vào đầu những năm 90 thế kỷ trước, tôi là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam và một trong những nhiệm vụ được phân công là phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vào thời điểm đó, Việt Nam bắt đầu triển khai công cuộc Đổi mới và mở cửa, chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới với trọng tâm là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Hàn Quốc. Đúng lúc ấy, qua Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok, phía Hàn Quốc cũng bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ với Việt Nam và mời đoàn Việt Nam sang Seoul dự phiên họp của ESCAP.
Trong thời gian ở Seoul, phía Việt Nam lúc đó chủ trương tiến từng bước, trước hết lập quan hệ lãnh sự, còn phía Hàn Quốc lại muốn tiến thẳng đến quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ. Hai nước vẫn chưa đạt được sự thỏa thuận về việc lập quan hệ ngoại giao còn do vướng mắc vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh nên mới chỉ thỏa thuận lập Văn phòng liên lạc. Tới cuối năm 1992, hai bên mới nhất trí về việc kiến lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ với nhận thức rằng, phía Hàn Quốc sẽ giải quyết những hậu quả chiến tranh thông qua việc gia tăng đầu tư và dành ODA cho Việt Nam.
Quá trình kiến lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước trải qua những khó khăn, khúc mắc cũng là điều dễ hiểu vì di chứng của chiến tranh khá nặng nề và quán tính của “Chiến tranh lạnh” không dễ gì khắc phục. Mặt khác, quá trình đó cũng cho thấy những trắc trở cho dù rất phức tạp đi nữa vẫn có thể vượt qua được nếu lợi ích của hai bên gặp nhau.
Chỉ trong vòng hai mươi năm mà quan hệ thương mại hai chiều đã tăng lên 26 lần, từ 500 triệu lên 12,9 tỷ USD. Hàn Quốc trở thành bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam và Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Hàn Quốc. Về đầu tư trực tiếp, nay Hàn Quốc đứng hàng đầu với trên 3.000 dự án của 2.500 công ty với trên 23,5 tỷ USD vốn đăng ký, sử dụng 400.000 lao động Việt Nam. Về viện trợ phát triển, Hàn Quốc đứng thứ hai trong số các nhà tài trợ song phương cho Việt Nam và Việt Nam là nước tiếp nhận viện trợ lớn nhất của Hàn Quốc với 34 dự án trị giá khoảng 1,2 tỷ USD. Hàn Quốc còn là thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ ba của Việt Nam, đã tiếp nhận tới 65.000 lao động từ phía Việt Nam. Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của sự hợp tác trên những lĩnh vực vật chất, mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác cũng mang tính bùng nổ.
Nhân tố có tính quyết định đối với toàn bộ sự hợp tác Việt – Hàn là sự phát triển của mối quan hệ chính trị chuyển từ sự thù địch, nghi ngại sang hợp tác hữu nghị giữa hai quốc gia, tiếp đó được nâng lên thành “quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI” (2001) rồi “đối tác hợp tác chiến lược” (2009). Trên cơ sở đó đã hình thành truyền thống tiếp xúc cấp cao thường xuyên, đối thoại chiến lược ngoại giao – an ninh – quốc phòng thường niên; Mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan quốc phòng, an ninh, giữa nhiều địa phương được thiết lập và không ngừng gia tăng… Hai nước không chỉ hợp tác chặt chẽ với nhau trên bình diện song phương mà sự hợp tác trên bình diện đa phương cũng ngày càng đa dạng và sôi động.
Một nét khá đặc biệt trong quan hệ Việt – Hàn là sự giao thoa văn hóa, sự giao lưu của người dân hai nước. Ngoài sự giao lưu, tiếp xúc thông qua sự trao đổi các đoàn, các nhà doanh nghiệp, du lịch, ngày nay ở mỗi nước có khoảng 100.000 người của nước kia sinh sống, lao động, kinh doanh, trong đó có trên dưới 45.000 gia đình Việt – Hàn.
Xem như vậy có thể nói nhân dân hai nước không chỉ cộng tác mà còn cộng sinh, thậm chí giữa nhiều gia đình Việt Nam và Hàn Quốc còn hòa quyện huyết thống nữa! Truyền thống do Hoàng tử Lý Dương Côn, con Vua Lý Nhân Tông và Hoàng tử Lý Long Tường, con Vua Lý Anh Tôn của Việt Nam sang định cư trên bán đảo Triều tiên và có nhiều đóng góp cho đất nước Cao Ly từ 8 thế kỷ trước xem ra đang được tiếp nối.
Ngày nay, quan hệ hợp tác Việt - Hàn đang bước vào thời kỳ mới với nhiều nét mới. Dựa trên những kinh nghiệm hợp tác và những thành quả đã thu lượm được trong 20 năm qua, tính đến những diễn biến mới ở mỗi nước và trong khu vực, để hiện thực hóa và củng cố mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược” trước mắt sẽ nảy sinh một số cách tiếp cận mới như:
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước, phấn đấu mục tiêu kim ngạch thương mại đến năm 2020 là 70 tỷ USD; nhất trí đẩy nhanh để hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại. Đồng thời, hai bên cũng ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế; củng cố sự hợp tác để góp phần giải quyết những vấn đề đang nảy sinh trong khu vực và trên thế giới, góp phần đảm bảo cho an ninh, an toàn và phát triển.
Khánh Việt
Tags:
AN NINH QUỐC PHÒNG,
Bộ sưu tập
Đúng là một mối quan hệ bền vững khi mà nước ta và Hàn Quốc đã có quan hệ ngoại giao tốt đẹp trong 20 năm. Không những thế hai nước đã là "đối tác chiến lược được 5 năm" và chắc chắn sẽ mối quan hệ này sẽ còn tiếp tục phát triển, khi tổng bí thư của nước ta được đón tiếp nồng hậu như vậy.
Trả lờiXóaQuan hệ ngoại giao của Việt Nam đúng là có những thành công tuyệt vời, khi nước ta đã xây dựng được mối quan hệ ngoại giao tốt với nhiều nước trên thế giới, Nhật Bản là một trong số đó. Mối quan hệ giữa nước ta và Nhật Bản đã được nâng tới mức đối tác chiến lược.
Trả lờiXóaNhững hành xử của Tổng thống Park Geun Hye khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Hàn Quốc chính là một minh chứng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa.
Trả lờiXóaQua một thời gian dài, mối quan hệ tốt đẹp của Việt Nam và Hàn Quốc đã đang và sẽ tiếp tục được phát triển không chỉ bằng sự giao lưu giữa các đoàn thể, các công ty kinh tế, mà còn có sự giao thoa trong văn hóa. Đây cũng chính là một mối liên kết giữa hai nước.
Trả lờiXóaPhải nói rằng trong những năm qua thì văn hóa của Hàn Quốc có lẽ là du nhập vào Việt Nam chúng ta rất nhiều , đặc biệt là giới trẻ , phim Hàn , thời trang Hàn Quốc , nền âm nhạc của họ nữa tôi nghĩ rằng nếu như có những điểm tốt , tích cực chúng ta nên học tập họ!
Trả lờiXóaHàn Quốc cũng là một trong những phát triển mạnh của châu Á , không những vậy Hàn Quốc cũng là nước có rất nhiều những điểm tốt trong văn hóa , con người của họ , việc hợp tác , quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc thì chắc rằng mối quan hệ này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta!
Trả lờiXóaThực sự thì chẳng có một ai sống mà không có bạn bè cả , đất nước cũng vậy thôi , muốn tồn tại , phát triển , giàu mạnh thì ngoài năng lực của bản thân thì những nước anh , em , bạn bè cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng , bảo vệ và phát triển đất nước
Trả lờiXóa