CUỘC GẶP GIỮA TT NGUYỄN TẤN DŨNG VÀ GIÁO HOÀNG QUA LĂNG KÍNH CỦA
LM.NGUYỄN NGỌC NAM PHONG
Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014
Hôm qua, 18/10 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến với Giáo hoàng Francis tại Vatican; đây là cuộc gặp cấp cao thứ hai ngay sau cuộc gặp của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đức Giáo hoàng vào tháng 03 vừa qua. Những chuyến thăm liên tục đó đánh dấu sự phát triển của mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh; cho thấy cả hai bên đang muốn thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ.
Việt Nam-Vatican thiết lập cơ chế Nhóm công tác hỗn hợp từ năm 2007. Cuộc họp vòng 5 Nhóm công tác hỗn hợp đã diễn ra tại Hà Nội từ ngày 10-11/9/2014, trong đó, phía Vatican khẳng định Tòa thánh coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, thể hiện ở các chuyến thăm châu Á của Giáo hoàng tới châu lục này trong thời gian qua và trong tương lai.
Sự phát triển của mối quan hệ đó không chỉ xuất phát từ những lý do khách quan, mong muốn từ hai cả phía; trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cả Vatican và Việt Nam đều đánh giá cao tầm quan trọng của mối quan hệ này và đó là động lực cho những phát triển cho tương lai. Tuy nhiên, mối quan hệ đó không tránh khỏi những dấu ấn còn để lại từ quá khứ; thứ mà cả Việt Nam và Vatican đang cố gắng khắc phục.
Chính vì điều đó, nhiều giáo sĩ Việt Nam có tư tưởng không tiến bộ, còn cực đoan đã không ít lần định hướng xấu cho mối quan hệ giữa hai bên.
Điển hình là những phát biểu đầy tiêu cực của Lm. Nguyễn Ngọc Nam Phong thuộc DCCT Thái Hà về cuộc gặp giữa hai lãnh đạo cấp cao Việt Nam – Vatican. Lm này nói rằng: "Cuộc viếng thăm này diễn ra ngay sau khi Nhóm hỗn hợp họp bàn về bang giao giữa Tòa thánh và Việt Nam. Kết quả cuộc họp hồi tháng Chín vừa rồi tôi thấy cũng không có gì mới mẻ," “nhà nước Vatican muốn thiết lập quan hệ với Việt Nam vì tình cảnh của người dân Việt Nam nói chung và của giáo dân, chịu rất nhiều khó khăn để thể hiện niềm tin tôn giáo."
Nếu chúng ta hỏi những người giáo dân, giáo sĩ Việt Nam về quan điểm này thì có lẽ Lm Nam Phong là thiểu số. Với phát biểu như vậy, rõ rang Lm. Nam Phong đang muốn khúc xạ bản chất của việc thiết lập mối quan hệ toàn diện giữa Tòa thánh và Việt Nam theo lăng kính tiêu cực của ông. Nhưng xét cho cùng, những phát biểu như vậy không đại diện cho người Công giáo Việt Nam, không đại diện cho Tòa thánh; nhưng nó lại có tính chất định hướng không đúng, không tốt cho dư luận; đặc biệt, là nó ngược lại những gì mà Giáo hoàng đã gửi gắm với người giáo dân Việt Nam, rằng: “Người giáo dân tốt cũng là người dông dân tốt”.
Lm. Nguyễn Ngọc Nam Phong tại sao lại nói người giáo dân Việt Nam chịu rất nhiều khó khan để thể hiện niềm tin tôn giáo; khi mà chính sách của Nhà nước luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; khi mà chính Đức Giáo hoàng cũng đánh giá rất cao những gì Việt Nam đã làm vì quyền lợi của người giáo dân???.
Bản chất vẫn là bản chất. Lm. Nam Phong đang đưa người ta theo lăng kính tiêu cực của ông ta; người mà chính ông, 06 năm về trước là một trong số những giáo sĩ DCCT Thái Hà kích động giáo dân gây rối trật tự, có các hoạt động vi phạm pháp luật, chống Nhà nước tại khu vực 40 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng.
Vụ việc giáo dân gây rối tại 178 Nguyễn Lương Bằng năm 2008
Đạo Việt
Tags:
AN NINH QUỐC PHÒNG,
Bộ sưu tập
Chuyến thăm của nguyên thủ việt nam đối với Vanticang cũng đã thể hiện những mong muốn cho những người việt nam đối với tự do dân chủ, mong cho tôn giáo được phát triển đúng với những quy luật của xã hội , sống theo đạo và sống tốt đời đẹp đạo hơn
Trả lờiXóaViệt nam là nước có tự so tôn giáo và là nước có sự tôn trong quyền tự do tôn giáo, đó cũng là một trong những điều kiện thể hiện việt nam yêu hoà bình và việt nam là quốc gia mong muốn cho tôn giáo được tự do phát triển, đạp tan những luận điệu xuyên tạc của những thể lực phản động
Trả lờiXóaChia buồn cũng những nhà dân chủ rơm, giơi đây bố mẹ của chúng mày đã quay lại hợp tác và tạo mối quan hệ với những người việt nam rồi, chúng mày sẽ dựa vào đâu mà làm loạn đây hả, chúng mày nên đi tìm bến đỗ mới đi thôi
Trả lờiXóaCuộc gặp sẽ đánh dấu cho quan hệ hai nước sang một tầm mới, sẽ là một trong những điều kiện rất thuận lợi cho việt nam được thể hiện những sự tự do tôn giáo cho thế giới biết và tôn trọng, chúng ta là một nước có nhân quyền mà , một nước có nhân quyền thì nên làm những việc nhu thế
Trả lờiXóaChúng ta đã gây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp với nhiều nước trên Thế giới, đây là điều có lợi cho nước ta để phát triển cũng như bảo vệ đất nước trước những thế lực thù địch, hay tham vọng của nước lớn hơn muốn xâm chiếm nước ta. Việt Nam đang ngày càng phát triển hơn, chúng ta cần vun đắp các mối quan hệ đã có, cũng như xây dựng các mối quan hệ mới, để có điều kiện tốt phát triển.
Trả lờiXóa