QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ VÀ NHỮNG SUY NGHĨ LỖI THỜI
Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014
Trong mối quan hệ quốc tế hiện nay của Việt Nam, việc chúng ta cần hợp tác, tranh thủ từ các cường quốc trên thế giới là rất quan trọng. Khi mà vấn đề tranh chấp trên biển Đông đang ngày càng phức tạp; có phần bất lợi cho những quốc gia nhỏ hơn; khi mà Trung Quốc đang ngày càng ngang ngược sẵn sàng làm mọi việc bất chấp luật pháp quốc tế để xâm chiếm toàn bộ vùng biển; cũng cả khi mà ASEAN vẫn chưa thực sự thể hiện được vai trò của mình thì Việt Nam cần phải tìm sự tranh thủ, hợp tác từ những quốc gia khác để hỗ trợ cho việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng con đường hòa bình theo đúng luật pháp quốc tế.
Đó cũng là một phần lý do mà các mối quan hệ của chúng ta, như: Quan hệ Việt Nam – Hòa Kỳ, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Philippines, Việt Nam - Ấn Độ… ngày càng được nâng lên. Hơn lúc nào hết, trước những diễn biến hết sức phức tạp từ tình hình tại biển Đông, các quốc gia có liên quan đều muốn xích lại gần nhau để thành một khối thống nhất kiềm chế Trung Quốc và trên cơ sở hài hòa lợi ích của mỗi quốc gia.
Nằm trong diễn biến đó, quan hệ Việt Nam – Hòa Kỳ vừa qua lại đánh dấu một cột mốc đáng nhớ; khi Mỹ xem xét đề xuất rỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Trong thời gian qua, báo giới , nhiều ý kiến bình luận về hành động này và người ta đều thấy rõ ý nghĩa quan trọng của nó; có lợi ích của cả Mỹ và Việt Nam. Mỹ và Việt Nam đã tái thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1995, hai thập kỷ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Năm 2007, Mỹ đã bán các mặt hàng và cung cấp dịch vụ quốc phòng không gây sát thương cho Việt Nam nhưng việc bán các mặt hàng gây sát thương vẫn bị ngăn cấm.
Tuy nhiên, sự kiện này dưới con mắt một số nhân vật cực đoan, thiếu thiện chí với Việt Nam như John Grady trên trang USNI thì cho rằng: “Nhu cầu cải cách hệ thống tư pháp cũng là một trong những yêu cầu Hoa Kỳ đặt ra với Việt Nam và Hoa Kỳ sẵn sàng làm việc với bên Hành pháp để thông qua nghị quyết bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nếu Việt Nam "chứng tỏ cho thấy thay đổi về cơ chế" và ý chí "xóa bỏ việc sử dùng quyền lực tùy tiện" chống lại các nhà bất đồng chính kiến. Việt Nam cần chứng tỏ cho thấy thay đổi về cơ chế và có ý chí xóa bỏ việc sử dùng quyền lực tùy tiện chống lại các nhà bất đồng chính kiến. Việc bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam không phụ thuộc vào chuyệ̉n 'một đổi một' về con số cụ thể bao nhiêu nhà bất đồng chính kiến được Hà Nội thả, hay bao nhiêu vũ khí sẽ được bán, mà vào tiến triển chung về nhân quyền”.
Chúng ta thấy rằng, trong một mối quan hệ mang tầm quốc gia; mà mối quan hệ ấy lại hết sức đặc biệt như Việt Nam và Hoa Kỳ thì trong hợp tác, để đạt được những thành công luôn có sự nỗ lực rất nhiều từ cả hai nước. Một trong số những khó khăn đó là luôn có một bộ phận Nghị sĩ Mỹ vẫn giữ quan điểm cứng rắn, thậm chí là cực đoan đối với Việt Nam từ sau thất bại của cuộc chiến. Mục tiêu tối thượng của họ luôn mong muốn thay đổi thể chế của chúng ta. Với họ, những cuộc hợp tác ở bất kỳ lĩnh vực nào giữa Việt Nam và Mỹ đều có lồng ghéo nội dung chính trị này; luôn nói sai sự thật về tình hình Việt Nam, vu cáo chúng ta về vấn đề tự do dân chủ, nhân quyền, những điều không có thật và ủng hộ những kẻ chống đối Nhà nước.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn là một quốc gia có đường lối, chủ trương mang bản sắc riêng; chúng ta hiểu giá trị của hợp tác và đấu tranh. Không phải chỉ Việt Nam cần Mỹ mà ngược lại, Mỹ cũng rất cần hợp tác với Việt Nam. Tuy nhiên, sự hợp tác đó đơn thuần là có lợi ích của hai nước; chứ không phải dùng nó để mưu toan chính trị. Những Nghị sĩ như vậy cần cân nhắc trước những phát biểu hay cách làm của mình; trước hết nó phải là đúng sự thật và sau đó là họ phải cân nhắc vì lợi ích của nước Mỹ trong bối cảnh thế giới hiện nay.
Nguyễn Nga
Tags:
AN NINH QUỐC PHÒNG,
Bộ sưu tập
đây là thời buổi nào rồi nữa mà cứ giữ mãi cái quan niệm như vậy , thì đến khi nào mới phát triển được nữa đây hả trời , cái gì hợp tác , thì cần hợp tác chứ , không nên cứ cứng đầu cứng cổ , cứ giữ mãi cái quan niệm như ngày trước là không được , thế là lạc hậu
Trả lờiXóaUhm , nhìn trên cả thế giới xem , ngay như cả những cái nước lớn đó , có những việc những nước lớn luôn đấu tranh với nhau , thậm chí là rất chi là gay gắt , kịch liệt nhưng lại có những chuyện dù cho thế nào đi chăng nữa thì họ vẫn hợp tác với nhau mà , chúng ta nên lấy đó làm bài học!
Trả lờiXóaUHm , quan hệ giữa các nước hiện nay thì thực sự là rất phức tạp , nhìn ngay cả giữa Nga và Châu Âu đó , về vấn đề Ukraina thì thực sự họ rất căng thẳng thậm chí là còn đe dọa đến sử dụng vũ lực nhưng mà còn những vấn đề khác thì vẫn phải dè chừng , nể mặt nhau nhiều mà!
Trả lờiXóaỜm , đúng rồi đấy , thế là đúng rồi còn gì nữa , kể cả những nước mà gọi là đồng minh với nhau đó , họ vẫn phải có những sự đề phòng với nhau nhất định chứ chẳng bao giờ có cái chuyện hợp tác , tin tưởng nhau hoàn toàn cả mà , cũng như chúng ta , dù cho có là một trong những nước mà Mỹ vẫn luôn khó khăn , hạn chế trong quan hệ hai nước thì vẫn có những mặt hai nước cần hợp tác đó thôi
Trả lờiXóaNgày trước có đọc một câu chuyện về một người già đến tận cuối đời , những chiếc răng thì rụng hết , nhưng cái lưỡi thì vẫn còn suốt cứ những thái độ cứng rắn không có sự thay đổi thì kiểu gì cũng không thể tồn tại lâu dài được , cũng có rất nhiều những bài học thực tiễn cho thấy điều đó rồi mà!!
Trả lờiXóaBây giờ đang trong thời kỳ phát triển kinh tế và nhiều nước có quan hệ mở với nhau để cùng phát triển kinh tế. Không vì chiến tranh mà chúng ta có những động thái khác thường với mỹ. Quan hệ của ta với my cũng chỉ vì mục đích kinh tế cho cả 2 quốc gia không có gì mờ ám cả.
Trả lờiXóamối quan hệ của việt nam- hoa kỳ được dựa trên lợi ích của hai bên hai bên cùng có lợi chứ không phải có ý đồ chính trị gì cả. chúng ta hợp tác vì một tương lai phst triển nên kinh tế đưa đất nước lên tầm cao mới.nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay.
Trả lờiXóachúng ta phải chứng tỏ rằng không chỉ có chúng ta cần mỹ mà mỹ cũng cần phải quan hệ với chúng ta. đây là mối quan hệ song phương hai bên cùng có lợi cùng vì mục đich phát triển kinh tế chứ không phải một đất nước nào lợi dụng hay có mưu đồ chính trị khác.
Trả lờiXóanày là thời đại nào rồi mà vẫn không chịu từ bỏ cái quan điểm cực đoan ghen ghét việt nam nữa.thời bình rồi bây giờ lấy nền kinh tế làm vũ khí chứ không như xưa nữa. vì vậy cùng chung mục đích phát triển kinh tế tại sao không hợp tác với nhau để cùng phát triển mà cứ nghĩ tới quá khứ hai nước làm gì cơ chứ.
Trả lờiXóatrong bối cảnh tình hình thế giới như hiện nay nhất ở khu vực biển đông khi mà trung quốc đang ngày càng ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ bá chủ biển đông thì chúng ta cần mở rộng quan hệ với các nước khác để trở thành một khối chống lại những hành động ngang ngược của TQ với mục đich giữ vững hòa bình ổn định khu vực
Trả lờiXóanhiều nghị sĩ mỹ cho rằng chúng ta hợp tác với mỹ là lợi dụng mỹ. nếu không có lợi liệu rằng mỹ có chịu hợp tác với việt nam không? thật ra mối quan hệ này phải dựa trên lợi ích của cả Mỹ và Việt Nam chứ không riêng một nước nào cả.nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay sự hợp tác này là cần thiết chỏ cả hai nước
Trả lờiXóabây giờ là cái thời kỳ nào rồi mà vẫn giữ quan điểm cứng rắn, thậm chí là cực đoan đối với Việt Nam. chiến tranh đi qua được hơn 4 thập kỷ rồi bây giờ là thời đại của kinh tế thị trường lấy kinh tế làm thế mạnh của đất nước vì vậy cần phải mở rộng hợp tác vì mục đich phát triển kinh tế chứ không nên giữ mãi hay cay cú vì thua ở cuộc chiến lịch sử
Trả lờiXóaKhi mà vấn đề tranh chấp trên biển Đông đang ngày càng phức tạp và có phần bất lợi cho những quốc gia nhỏ hơn thì việc chúng ta hợp tác, tranh thủ từ các cường quốc trên thế giới là rất quan trọng. nó sẽ góp phần giúp chúng ta bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của đất nước.
Trả lờiXóaCần có cách nhìn đúng đắn hơn về sự hợp tác của 2 nước.Đây không phải là thay đổi như ông ta nói,chỉ đơn giản là 2 bên hợp tác để cùng tăng thêm mối quan hệ,sự hợp tác cùng phát triển ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Trả lờiXóaTrong thời kỳ mới thì cần có những cách nhìn nhận mới,cũng như trong quan hệ ngoại giao của Mỹ và VIệt Nam hiện nay vậy,đây là sự hợp tác cùng phát triển chứ không đơn giản là một bên có lợi,nên vì thế các nhà chính trị nên có cách nhìn đúng đắn hơn về nó.
Trả lờiXóaĐúng! dù thế nào đi chăng nữa, dù quan hệ hai nước có cải thiện rõ rệt từ khi bắt đầu mối quan hệ đến nay thì sự lợi ích nhỏ này không thể đánh đồng với truyền thống hàng ngàn năm độc lập chủ quyền, không chịu bất cứ chi phối nào ngoại bang của dân tộc ta. Hợp tác quốc tế, Giữ vững bên trong là chính.
Trả lờiXóaTrong tình hình hiện nay, khi mà ranh giới giữa bạn và thù chỉ là một sợi chỉ mỏng. Các cuốc gia đều có những bước đi thận trọng riêng cho mình. Và Việt Nam cũng vậy, không vì những quan hệ lờ mờ mà đánh mất đi chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. Tất nhiên có qua phải có lại, những chúng ta phải hiểu điều cốt lõi là như thế
Trả lờiXóaĐơn giản là Mỹ cũng chả bao giờ muốn Trung quốc bá chủ biển đông, như thế chả khác gì âm mưu của mỹ ở đông dương thời trước chả thành mà trung quốc mới làm tí mà nuốt trọn cả khu vực. Trong khi đó ASEAN chả thấy cái mặt mũi gì. Gỡ bỏ một phần xem như là tăng cường hợp tác. Chứ không thì k mua nước này thì nước khác lo gì
Trả lờiXóaPhải nên nhớ một điều, đất nước chúng ta là một nước nhỏ, và việc giải quyết những xung đột, tranh chấp chúng ta làm trên cơ sở hòa bình. Điều đó không có nghĩa là chúng ta sợ hay vì một lý do nào đó tương tự. Đó là cách giải quyết hiệu quả nhất, nên việc tranh thủ sự ủng hộ của các nước bạn lớn trên thế giới là điều cần thiết. Những suy nghĩ lạc hậu cần được nhìn nhận lại và thay đổi.
Trả lờiXóa