Trong xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ như ngày hôm nay, bên cạnh những thuận lợi trong quá trình phát triển nền kinh thế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển toàn diện nền kinh tế trong nước, đời sống nhân dân được tăng lên đáng kể… thì mặt trái của nó cũng đang tạo nên những thách thức to lớn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước nhà. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại những thành quả nhất định cho nền kinh tế nước nhà nhưng mặt trái của nó đang làm gia tăng làm khoảng cách giàu nghèo tăng lên giữa thành phố và nông thôn, đặc biệt các vùng sâu, vùng xa..., việc du nhập những nền văn hóa nước ngoài khiến cho người dân trở nên sống thực dụng hơn, ít quan tâm đến nhau hơn, những tệ nạn xã hội có diễn biến phức tạp…. Nhìn chung, sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã lan rộng trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Nằm trong hoài lưu của sự ảnh hưởng đó tôn giáo ít nhiều cũng đã có những ảnh hưởng nhất định, nhất là các mặt trái của xã hội.
Thực tế cho thấy, trong năm vừa qua đã không ít những vụ việc đình đám liên quan đến tôn giáo mà đáng thất vọng nhất là những vụ việc đáng buồn liên quan đến phật giáo, một trong những tôn giáo có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam và cũng là tôn giáo đồng hành lâu dài nhất cũng dòng chảy lịch sử của dân tộc.
Những vụ việc đáng buồn đó phải kể đến là vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề, khiến dư luận vô cùng phẫn nộ và bức xúc; vụ việc này đã tạo nên một bức tranh lệch lạc về những giá trị tốt đẹp của phật giáo, về ngôi chùa Bồ Đề mà lâu nay du khách thập phương và những tín đồ phật tử luôn hướng về và tìm đến trong những dịp đầu năm để cầu mong cho một năm an lành, bình an và may mắn…
Tiếp tục sự ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến giới nhà Phật đó là việc sư thầy Thích Thanh Cường đăng tải hình ảnh cũng những lời bình luận trên facebook tại cửa hàng điện thoại khi “đập hộp” iphone 6 và Vertu 600 triệu đồng. Vụ việc này được sư thầy lý giải muốn “ban lộc” cho cửa hàng. Mọi lý do đều ngụy biện, với sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường cùng những sự phát triển chóng mặt của những công nghệ hiện đại khiến mỗi chúng ta khó cưỡng nổi sự kích thích, tò mò muốn sử dụng và khám phá để theo kịp với sự phát triển của thế giới; sự kích thích đó có sức mạnh quá to lớn khiến cả những người nguyện suốt đời tụng kinh niệm phật, sống kiếp sống thanh bình, giản dị không màng đến sự đời cũng phải lay động. Con sâu làm rầu nồi canh, mặc dù đây chỉ là một cá nhân nhỏ bé nhưng hành động của sư thầy Thích Thanh Cường đã làm ảnh hưởng đến thanh danh của giáo hội, chính vì vậy Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương đã họp quyết định cảnh cáo và bãi nhiệm Chức vụ Trưởng Ban giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện tứ kỳ, Hải Dương đối với sư thầy Thích Thanh Cường.
Sau đây là những hình ảnh phản cảm của sư thầy Thích Thanh Cường
Vụ việc thứ 3 mà tác giả muốn phơi bày sự thật của những người tu hành nhưng không tu đức. Gần đây, trên facebook của một cô gái tên H.M liên tiếp đăng tải những hình ảnh một nam thanh niên mặc quần Jean, áo sơ mi, đội mũ lưỡi trai có nhiều hình ảnh tình tứ, thân mật với cô gái này. Sau khi những bức ảnh được công bố, nhiều phật tử cho rằng đó là đại đức Thích Minh Nhựt, thành viên Ban trụ trì chùa Khánh Quang, Cần Thơ. Sau những tác động của phía giáo hội tỉnh, sư Nhựt đã phải thừa nhận mình chính là nam thanh niên trong những bức ảnh nhậy cảm đó.
Xã hội mênh mông, rộng lớn, sẽ vẫn còn những vụ việc tương tự trên xảy ra mà chúng ta chưa kịp phản ảnh trước công chúng. Nhưng điều đó cũng đã đủ để đánh một hồi chuông cảnh tỉnh với Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong đường hướng hoạt động của một số vị chức sắc đang lầm đường, lạc lối làm vấy bẩn lên những giá trị tốt đẹp lâu đời của nhà Phật.
Nguyên nhân chính của những vụ việc trên một phần do sự quản lý lỏng lẻo của giáo hội, để cho số ít những nhà sư trên tự do, buông thả về lối sống, không thành tâm, khiết tịnh trọn đời tu hành giúp đời, giúp người theo lời dạy của Phật Tổ Chí Tôn… Cùng với đó, là sự tác động mạnh mẽ của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế (như đã phân tích ở trên) đã ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý những nhà tu hành nhưng vẫn vướng mắc những vấn vương suy nghĩ về hồng trần. Với những nguyên nhân đó, nhiều người xuất gia đi tu, tìm đến cửa phật không còn đơn giản là để tránh xa xã hội đầy cám dỗ và phức tạp để tu hành tự mình giải phóng cho những khổ đau trong cuộc sống trần thế, để hy vọng đắc đạo để cứu vớt chúng sinh, những con người tội lỗi trong nhân gian nữa mà họ xem đây là một cái nghề chính, một nghề kiếm được rất nhiều tiền một cách dễ dàng; bằng cách lợi dụng danh nghĩa của nhà phật để lừa lọc những nhà hảo tâm, những tín đồ có điều kiện trung thành với giáo hội, những mạnh thường quân khắp mọi miền cả nước để công đức theo quan niệm “tiền càng nhiều, tâm càng sáng”… chính vì vậy, không ít nhà tu hành đã hốt tiền tỷ trong những sự kiện như vậy. Đối với những vị chức sắc “đạo đức giả” thì ở trong những chiếc áo cà sa là tâm hồn của một nhà sư biến thái và sau bức tranh của những sư thầy miệng nam mô a di đà phật là một cuộc sống nhung lụa, gấm vóc của những sư thầy “thích đủ thứ”, độ “chất chơi” của các vị đó cũng khiến nhiều người phải kính nể vì “họ là người có tiền” cơ mà…
Tất cả những điều trên đã vấy bẩn lên thanh danh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đi ngược lại với đường hướng hoạt động theo đạo lý tốt đẹp của nhà Phật, gây bức xúc trong dư luận, khiến nhiều tín đồ mất niềm tin, sự kính trọng từ các vị chức sắc “đức cao vọng trọng” kia. Trong thời gian tới, hy vọng Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng các cơ quan ban ngành có liên quan có những biện pháp cứng rắn để xử lý thích đáng với những nhà tu hành lầm đường lạc lối, vì ở quanh ta vẫn còn không ít những nhà tu hành như sư thầy Thích Thanh Cường, đại đức Thích Minh Nhựt, hay một Bồ Đề thứ 2… Mong rằng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam hãy chấn chỉnh giáo hội một cách nghiêm khắc nhất dẫu biết rằng những vụ việc kia chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh", tuy nhiên nó cũng đã tạo nên một bức tranh lệch lạc về Giáo hội Phật giáo, ảnh hưởng đến thanh danh, và uy tín của phật giáo tại một số địa phương, đây cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những mặt trái của nền kinh tế thị trường với đường hướng tu hành của giáo hội.
Thiên Quốc
Chúng ta không thể phủ nhận được xu thế toàn cầu hóa hiện nay,nó tác động tới toàn bộ người dân trên thế giới này.Những không có nghĩa là có thể làm ra những hành động khoe mẽ thái quá của nhà sư thế được.Ai cũng có quyền sử dụng công nghệ,nhưng không nên có những hành động kiểu thế.
Trả lờiXóaTheo tôi nghĩ,thì việc các nhà sư sử dụng điện thoại thì không có viêc gì,chỉ không thể chấp nhận những hành động của nhà sư Thích Thanh Cường.những nhà sư,phật giáo,thì phải tĩnh tâm tu,đằng này với những bức ảnh tự sướng,những bữa ăn như thế,làm sao đúng với truyền thống của phật giáo?
Trả lờiXóapHẬT giáo nên trở lại với cái vẻ tôn nghiêm của nó chứ không nên cứ nghĩ thuần tục được, muốn những người khác tin theo thì bản thân những người đứng đầu đó cũng nên có những sự uy tín và lòng tin với tín đồ chứ không kể thế giới có biến động như thế nào
Trả lờiXóacông nhận toàn cầu hoá có những tác động đối với những người, những ngành trong xã hội việt nam, nhưng theo bản thân tôi đối với tôn giáo là không thể thay đổi được , đặc biệt là đối với phật giáo thì lại càng không nên thay đổi làm gì , như thế mất đi uy tín
Trả lờiXóađiều này là tất nhiêu, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã lan rộng trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phật giáo cũng không thể ngoại lệ. Gần đây đã co rất nhiều vụ việc được đăng tải 1 cách rộng rãi mà liên quan đến các nhà sư mà không phải là việc tốt
Trả lờiXóa