Theo ước tính của LHQ, cho đến hiện các vụ xung đột tại Syria đã làm ít nhất 190.000 người chết. Đối diện với một con số khủng khiếp như vậy chúng ta đặt dấu hỏi Chính phủ Syria đã và đang làm gì để bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho con dân của họ.
190.000 người chết về xung đột tại Syria, giờ đây đất nước này trở thành vùng đất chết chóc chăng, liệu có cách nào chấm dứt được sự khủng hoảng khủng khiếp này tại Syria. Đây thực sự là một vấn nạn lớn, vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi mà chiều ngày 1/10 một trường làmhọc tại Syria đã trúng hai quả bom và làm ít nhất 39 người chết, hầu hết là trẻ em và khoảng hơn 100 người bị thương.
Sự dã man đã lên đến đỉnh điểm. Hiện chưa có tổ chức khủng bố nào đứng ra nhận trách nhiệm cho hành động dã man, vô nhân đạo này. Những trẻ em vô tội, những mầm mống tương lai của đất nước đã trở thành nạn nhân của sự xung đột căng thẳng giữa Chính phủ và các tổ chức đối lập.
Hai quả bom phát nổ đúng vào thời điểm các em học sinh rời nhà trường ra về. Máu đỏ đã nhuốm lên balo, những cuốn sách, những trang giấy trắng của các em, một cảnh tượng tang thương đau đớn đến tột cùng khi thi thể của các em không còn nguyên vẹn.
Theo nhận định, thì khả năng đây là hành động của quân nổi dậy chống chính phủ. Cho dù đây là hành động của tổ chức khủng bố nào đi chăng nữa, nhưng có một sự thật không thể thay đổi là tính mạng của người dân vô tội, nhất là những đứa trẻ tội nghiệp đã và đang bị đe dọa và trực tiếp bị xâm hại. Liên hợp quốc và Chính phủ Syria sẽ làm gì đây, hay cứ đứng trố mắt nhìn những cảnh tượng tang thương kia.
Thế giới ngày càng tiến bộ bởi công nghệ, bởi các công trình với những kiến trúc hiện đại, cùng với đó sự phát triển không ngừng của những vũ khí quân sự tối tân mà sự phát triển về lĩnh vực quân sự thực tế là cuộc chạy đua vũ trang của các cường quốc.
Nhưng có một nghịch lý, sự phát triển đó không đồng đều mà ngược lại với sự tiến bộ của thế giới về kinh tế, về đời sống vật chất lẫn tinh thần thì ở một số quốc gia như Syria, Ukraina, Iraq thì điều đó dường như đang đi ngược chiều với sự tiến bộ và đang có nguy cơ tụt hậu nghiêm trọng, cùng với đó sự an toàn cho tính mạng của người dân đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi bởi sự ích kỉ của những cá nhân, tổ chức, hay vì lợi ích kinh tế của một số hội, nhóm ngày càng phức tạp, chính điều đó đã đẩy những người dân vô tội vào những một cảnh đời tối tăm nhất như “ đêm mực” mà trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã từng phản ánh.
Chung quy lại, với những gì đang diễn ra ở một số nước Tây Á và Đông Âu hiện nay khiến chúng ta không khỏi quan ngại về một viễn cảnh tồi tàn của những cuộc chiến tranh phi nghĩa mà người dân vô tội là những người không tránh khỏi cảnh bom rơi đạn lạc. Vì vậy, chúng ta phải lên tiếng kêu gọi và bênh vực những con người lầm than nơi chưa khi nào hòa bình được bảo vệ, tiếng bom đạn vẫn thi thoảng vang dội, cảnh đổ máu, thương vong của những người dân vô tội nhất là phụ nữ và trẻ em là nạn nhân chính của những vụ xung đột giữa các phe nổi dậy và chính phủ vẫn chưa chấm dứt.
Mặc dù, đây là vấn đề nội bộ của đất nước Syria, nhưng trước những hành động dã man, vô nhân đạo của các tổ chức khủng bố, chúng ta hãy lên tiếng phản đối và hy vọng rằng LHQ, Chính phủ Syria sẽ có những đối sách thích hợp để trừng trị những đội quân khủng bố kia, đồng thời phải có các biện pháp tích cực bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người dân của đất nước họ.
Mã Phi Long
thật bất hạnh cho những con người là công dân của Syria hiện tại khi họ phải sống cuộc sống khổ sở, cái chết có thể cận kề, không báo trước bởi những vụ sả súng, những làm bom đạn vô hướng được những phe phái cực đoan gây ra. Cuộc sống của họ tối tăm đến mức mạng sống còn chả được đảm bảo huống chi đến phát triển xã hội, ấm lo chứ
Trả lờiXóaở cái thế kỉ 21 khi mà con người ta hướng tới sự hòa bình, hợp tác, phát triển toàn diện thì ở đâu đó trên thế giới chính là đất nước Syria đang phải chịu những cảnh sống dở chết dở do những vụ xung đột sắc tộc, phe phái, do những kẻ cực đoan đánh bom đạn liều chết. Hắn chết thì không đáng nói nhưng hành động cực đoan của hắn đem theo bao nhiêu sinh mạng theo, thật khốn khổ cho người dân nơi đây
Trả lờiXóasyria trong thế kỷ 21 này là 1 vùng đất mà phải chứng kiến cảnh chết chóc do chiến tranh gây ra nhiều nhất. Nơi đây có rất nhiều các vụ xung đột sắc tộc gây ra mà hậu quả của mỗi cuộc xung đột là vô cùng lớn. Những điều này chỉ làm cho người dân là cảm thấy khổ sở nhiều nhất
Trả lờiXóaĐây là 1 trong những vùng đất có sự xung đột sảy ra nhiều nhất trong thế kỷ 21. Nó gây ra những hâu quả vô cùng lớn cho người dân nơi đây, họ phải sống trong 1 cuộc sống lo sợ, lo tính mạng của mình không biết sẽ ntn. Cần có những giải pháp để người dân nơi đây có 1 cuộc sống bình yên
Trả lờiXóaKhổ thật , sống ở đây thì chắc là lúc nào cũng phải lo sợ cho tính mạng , tài sản , sức khỏe của mình , chứ là gì mà được bình thản như chúng ta , sống một cuộc sống ổn định , không phải lo lắng về chiến tranh , được tự do phát triển về nhiều mặt cơ chư.
Trả lờiXóa190.000 người chết không phải là một con số nhỏ , đây là mạng người , chỉ những điều này thôi cũng đã cho thấy được sức tàn phá của chiến tranh nó lớn như thế nào rồi , chiến tranh dù cho là chính nghĩa , phi nghĩa thì cũng đều mang lại hậu quả hết , tốt nhất là đừng để nó xảy ra..!
Trả lờiXóaĐọc những bài viết như thế này , hay xem trên thời sự về tình hình chiến tranh trên rất nhiều đất nước , vùng lãnh thổ trên thế giới , những hình ảnh tan thương , chết chóc , súng đạn , vũ khí khắp mọi nơi , đôi khi so sánh lên thì mình còn kém hơn so với nhiều người , nhưng mà nhìn xuống thì còn thấy mình cũng may mắn chán!.
Trả lờiXóaĐấy,chúng ta mới thấy được sự quan trọng của hòa bình nó như thế nào.Chúng ta thật hạnh phúc khi sống trong một đất nước hòa bình như hiện nay.Thật bất hạnh thay cho những con người vô tội ở Syria.chỉ vì những tranh chấp,những âm mưu chính trị mà bao nhiêu người phải chết.
Trả lờiXóa