NGƯỜI LÀM BÁO CẦN CÓ ĐẠO ĐỨC
Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016
Ba Sáu
Không phủ nhận nền báo chí nói chung, người làm báo nói riêng đang đóng góp không nhỏ công sức của mình cho sự phát triển chung của xã hội, giúp người dân được tiếp cận những thông tin, tri thức của đời sống một cách nhạy bén, dễ dàng. Đặc biệt, không ít những nhà báo chân chính đang ngày đêm hy sinh quyền lợi, sự an toàn của bản thân để phát hiện những tiêu cực, biểu hiện vi phạm pháp luật., đạo đức trong đời sống xã hội phục vụ cho an ninh, bình yên của đất nước.
Ấy thế, đang có những “kẻ” tự xưng kẻ làm báo, tự nhận đại diện cho công lý và pháp luật nhưng lại luôn coi thường pháp luật, sẵn sàng vì lợi ích cá nhân chà đạp lên luân lý, sẵn sàng chắp bút để làm thuê cho những “thế lực” bất lương, chính họ đã đang làm vấy bẩn lên danh dự của nghề báo và đáng phải lên án, cách ly vĩnh viễn khỏi nghề nghiệp.
Đến với vụ việc, “Thầy giáo đánh học sinh phải nhập viện bó bột ở Thanh Hóa” tác giả nêu nguyên văn tiêu đề “giật gân” mà một vài tờ báo sử dụng để chia sẻ về vụ việc “Trò hư được thầy dạy dỗ”, để thấy rằng thực trạng làm báo trong một bộ phận phóng viên nước ta đang có nhiều tồn tại, bất cập, thậm chí hết sức tiêu cực.
Cụ thể, việc trò hư thầy dậy dỗ là chuyện hợp đạo lý thầy trò trong xã hội phương Đông chúng ta, ông cha ta có câu “thương cho roi vọt, ghét cho ngọt bùi”. Trong mỗi chúng ta từ tấm bé ai chẳng có lần bị thầy quở mắng, trách phạt, và rồi chính những lần dậy dỗ nghiêm khắc của thầy đã giúp chúng ta có lễ nghĩa như ngày nay. Tuy rằng, tôi đồng ý việc thầy dùng gậy đánh học trò là hơi phản cảm, và không còn hợp với lẽ thường trong xã hội ngày nay, nơi trẻ con thường được cha mẹ coi như cha mẹ mình.
Nhưng điều bức xúc nhất, là lợi dụng vụ việc, khi thông tin chưa được xác định về nguyên nhân và diễn biến xảy ra, một số báo đã ngụy tạo chứng cứ viết bài, mổ xẻ như … “thật”, cùng với lương tri thấp kém của người làm cha mẹ trong vụ việc, với một số bác sỹ vô lương tâm… Đã sáng tạo ra một câu chuyện “đau lòng”, không có thật về một thầy giáo “quỷ dữ” không hề tồn tại có tên Đoàn Văn Học. Để rồi khiến thầy Học từ vị trí một thầy giáo yêu nghề, yêu nghiệp làm thầy, nhiệt tình với nghề nay mang tiếng bạo hành học đường, và bị xã hội lên án, đòi cách ly khỏi nghiệp làm thầy.
[caption id="attachment_10213" align="aligncenter" width="414"]
Trò không gãy tay vẫn được bó bột, thầy giáo biết làm sao đây?[/caption]
Tác gỉa xin chia sẻ nội dung một trong những bài viết vô lương tri như đã đề cập trên một trang báo mạng:
“Về vụ thầy giáo đánh học sinh nhập viện, thầy giáo Đoàn Văn Học đã bị tạm đình chỉ công tác.
Cụ thể vụ thầy giáo đánh học sinh nhập viện, vào ngày 22/2 vừa qua, em Đỗ Lân Anh, trú ở thôn 3, xã Định Hòa, học lớp lớp 8A, Trường THCS Định Hòa, huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã bị thầy giáo Đoàn Văn Học dùng gậy vụt 3 cái vào cổ, lưng và tay. Hậu quả là Lân Anh phải nhập viện, bó bột.
Tại gia đình học sinh Đỗ Lân Anh, ông ngoại Bùi Văn B. (73 tuổi) buồn rầu kể lại, ngày 21/2 là ngày giỗ đầu của mẹ Lân Anh, bố cháu có về làm giỗ mẹ. Đến ngày 22/2, cháu đi học, bố cháu trở lại Hà Nội tiếp tục công việc làm thuê. Khi ông B. lên UBND xã xin giấy chứng nhận hộ nghèo để nộp cho nhà trường trở về nhà thấy cháu ngoại vừa khóc vừa dắt xe đạp bằng một tay, nói “ông xuống trường với cháu”. Ông B. gặng hỏi thì cháu ngoại kể lại là do bị thầy giáo đánh, tay đau lắm không nâng lên được.
Các bác sỹ đã tiến hành chụp X.Q, thăm khám. Vùng xương tay của Đỗ Lân Anh bị chấn thương phải bó bột để cố định và điều trị. Vùng cổ và sống lưng bị vật cứng va chạm vào, tuy nhiên không chấn thương gì nhiều. Riêng cánh tay thì bị rạn lồi cầu xương và vỡ mõm khuỷu tay.”
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Báo chí có những đặc thù khó quản lý, người làm báo nói riêng cần có phẩm chất đạo đức tốt để không bị những tác động bên ngoài chi phối dẫn đến sai một ly đi một dặm, bởi nó có sức lan truyền nhanh chóng. Vì vậy người trong cuộc, người đưa tin và độc giả cần có sự đồng hành vì cái chung tốt đẹp.
Trả lờiXóakhông ít những nhà báo chân chính đang ngày đêm hy sinh quyền lợi, sự an toàn của bản thân để phát hiện những tiêu cực, biểu hiện vi phạm pháp luật., đạo đức trong đời sống xã hội phục vụ cho an ninh, bình yên của đất nước. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những “kẻ” tự xưng kẻ làm báo, tự nhận đại diện cho công lý và pháp luật nhưng lại luôn coi thường pháp luật, sẵn sàng vì lợi ích cá nhân chà đạp lên luân lý, sẵn sàng chắp bút để làm thuê cho những “thế lực” bất lương. Những việc làm như vậy đã gây nên những thiệt hại không nhỏ cho những cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị viết bài xuyên tạc, bôi nhọ. Những người làm báo như vậy đáng bị lên án và phải cách ly hoàn toàn khỏi nghề nghiệp.
Trả lờiXóaVới sự trợ giúp của kỹ thuật điện tử, phương tiện truyền thông trở nên gần như không bị giới hạn. Và cũng bởi vì thế, việc tiếp cận thông tin đối với người đọc lại càng trở nên nhanh chóng, đa chiều hơn, nó khiến cho việc đề cao vấn đề đạo đức đối với những người làm nghề báo lại càng phải được duy trì, nâng cao. Tuy nhiên, điều đáng buồn là có không ít người làm nghề báo mà lại không hề có chữ đức ở trong mình.
Trả lờiXóaTôi ủng hộ quan điểm này của tác giả, viết báo mà không có tâm, có đức là đã vô tình giết chết cả một thế hệ, một mạng người và xã hội nói chung. Vì thế khi đặt bút phải đặt tâm lên đầu
Trả lờiXóaBáo chí là cơ quan ngôn luận của Nhà nước, có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Mỗi nhà báo là một phần tử góp phần xây dựng nên ngành báo chí phát triển. Muốn một tập thể tốt thì từng cá nhân phải tốt. Đừng vì câu view mà lại có những bài viết giật tít, nội dung không khách quan, chính xác, thậm chí là xuyên tạc. Nghề nào cũng phải có cái tâm, cái đức, báo cũng vậy. Cần phải coi trọng cái đức trước tiên, vì vậy mới có những bài viết phản ánh đúng sự thật, giúp người dân nắm bắt thông tin chính xác, nhanh chóng.
Trả lờiXóaTrong cuộc sống, mỗi người cần phải có lẽ sống đúng đắn. Đó là biết sống vì xã hội, luôn phấn đấu cống hiến nhiều những thành quả lao động có giá trị góp phần vào quá trình phát triển xã hội, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Là một người làm nghề báo thì việc đó lại càng quan trọng hơn ai hết, thế nhưng buồn thay là lại có những con người nhẫn tâm chà đạp lên sự thật, chà đạp lên đạo đức con người, đạo đức nghề báo như vậy.
Trả lờiXóaCó mấy đứa bạn nghề báo nó bảo là có được cái thẻ nhà báo không phải là dễ dàng gì, chính vì thế nhà báo cũng ít nhưng những người cộng tác viên viết báo đăng tải trên mạng thì quá nhiều. Cũng chính vì những con người nghiệp dư này viết báo kiếm tiền mà họ tìm mọi cách để giật tít, câu view. Những bài báo trên những trang không chính thông đăng tải những tin tức sai sự thật và hoàn toàn chưa qua kiểm tra xác mình.Chính vì tin tức trôi nổi, không đúng sự thật quá nhiều như bài báo trên, mọi người nên đọc những tin tức bổ ích trên những trang uy tín, chính thống.
Trả lờiXóaHọc trò ngày nay cũng đâu phải dạng hiền lành gì đâu. Cứ nhìn vào thực trạng bạo lực học đường hay những vụ nữ sinh đánh chửi nhau quay clip đưa lên mạng là đủ hiểu. Tất nhiên là tôi không cổ súy cho việc sử dụng gậy đánh học trò như thế này nhưng nếu cứ uốn nắn học trò mà bị lên báo thế này thì có lẽ chẳng ai còn mặn mà với nghề giáo nữa.
Trả lờiXóa