Mới đầu năm 2016, mà BBC tiếng Việt đã cho đăng tải một bài viết thực sự mang tính phiến diện liên quan đến chương trình “Gặp nhau cuối năm” tối giao thừa vừa qua và cần phải xem lại cách tiếp cận của tác giả bài viết “Táo Quân 2016 - Lỗi của dân hết?” trên BBC.
“Gặp nhau cuối năm” hay thường gọi với cái tên thân mật “Táo quân” là một chương trình hay mang ý nghĩa nhân văn cao của Đài truyền hình Việt Nam vào mỗi tối 30 tết. Qua chương trình, các vấn đề nổi cộm, các trào lưu hót của xã hội trong một năm đều được nêu lên một cách khác rõ nét và toàn diện với sự diễn xuất tài tình, khéo léo của các diễn viên nổi tiếng với mục đích đó là vừa tạo tiếng cười sảng khoải nhưng cũng nêu vấn đề để mỗi chúng ta cần suy nghĩ để giúp xã hội phát triển tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, đối với mỗi một năm, ê kíp làm chương trình đều cố gắng làm mới kịch bản để làm sao cơ bản vẫn truyền đạt tới người xem những nội dung đó nhưng với những cách thể hiện hình thức mới lạ; tránh nhàm chán. Chương trình “Gặp nhau cuối năm” năm nay cũng như vậy. Với cách thể hiện mới chương trình đã tạo được ấn tượng sâu sắc đối với khán giả.
Tuy vậy, “Táo quân” dưới góc nhìn của một tác giả trên BBC lại có ý nghĩa khác; cho rằng, “Táo quân” năm nay là nơi mổ xẻ lỗi của người dân bởi vì kịch bản không giống như mọi năm. Theo BBC, chương trình “Táo quân” năm nay đã “chĩa mũi nhọn” vào người dân và quan điểm như vậy là không đúng.
Với nội dung của “Táo quân” năm 2016, thông qua lăng kính hài hước, một loạt các vấn đề nổi cộm trong xã hội năm qua đã được ‘Táo quân’ đề cập đến một cách sâu sắc và đa chiều, để đằng sau mỗi tiếng cười lại là cả một câu chuyện đáng suy nghĩ đối với bất cứ ai. Một trong những điểm nổi bật và ‘sắc sảo’ nhất của ‘Gặp nhau cuối năm’ 2016 chính là dùng tiếng cười trở thành một vũ khí sắc bén đề lên án thực trạng nhận hối lộ, đút lót trong xã hội hiện ảnh hưởng trầm trọng đến niềm tin của người dân. Những màn tung hứng, đối đáp của các Táo trước hoài nghi của Ngọc Hoàng về nạn hối lộ, đút lót dưới hạ giới đã mang đến những tiếng cười sảng khoái nhưng cũng rất thâm thuý. ‘Táo quân’ 2016 cũng nói đến những khó khăn mà giới doanh nghiệp gặp phải, khi không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài mà còn đau đầu bởi chính thủ tục ‘bôi trơn’ trong nước… Nhìn chung, Táo quân 2016 đã trở lại sự nhân văn, thâm thúy là món ăn tinh thần vốn có của nó.
Do đó, việc quan niệm như của BBC Tiếng Việt rằng, chương trình “Táo quân” năm nay chĩa mũi nhọn về người dân thì đó chỉ là quan điểm phiến diện của tác giả trên BBC mà thôi. Bởi thực tế rằng, “Táo quân” 2016 đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng khán giả.
Chương trình "Gặp nhau cuối năm" là một món ăn tinh thần mỗi dịp tết đến
Nguyễn Nga
BBC vẫn luôn tự nhận mình là một cơ quan báo chí, truyền thông, và luôn thực hiện đúng tôn chỉ của truyền thông là đưa tin trung thực, khách quan?… Thế nhưng, trong tất cả bài viết của đội ngũ cộng tác viên thuộc nhà đài này, ở câu kết bài BBC đều đưa ra một luận điểm: “Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả
Trả lờiXóaDễ thấy, BBC Tiếng Việt đang cố tình che đậy hết tất cả những điều tốt đẹp, những điểm sáng kinh tế của Việt Nam, mà chỉ chăm chăm giật các tít bài “xoi mói” đời sống chính trị Việt Nam? Nếu là khách quan thì bên cạnh tin tức tiêu cực (nếu đúng) sao không có bất cứ một thông tin nào là tích cực về đời sống chính trị Việt Nam? Phải chăng nền chính trị Việt Nam chỉ có cái gọi là đấu tranh vì “dân chủ”, “tự do tôn giáo”, “bất đồng chính kiến”, “tham nhũng”…
Trả lờiXóaSứ mệnh chính thức của BBG là “tiếp tục chương trình truyền thông quốc tế của Mỹ, thiết lập một dịch vụ truyền thông đến người Trung Quốc và các nước Á châu khác. Qua đó truyền bá những thông tin và ý tưởng nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu trong chính sách ngoại giao của Mỹ
Trả lờiXóaHọ tránh tối đa sử dụng các ngôn từ cảm tính như “Cộng sản Việt Nam”. RFA cũng tránh cách nói xách mé hay xấc láo của các đài Việt ngữ khác hay dùng. Nói chung có lẽ vì do người Mỹ quản lý cho nên RFA thông minh, tinh vi, và tuyên truyền có bài bản.
Trả lờiXóaĐài RFI (Radio France internationale) là một đài phát thanh trong hệ thống phát thanh của Nhà nước Pháp, phủ sóng phát thanh tại Paris và toàn thế giới. Với 45 triệu thính giả vào năm 2006, RFI là đài phát thanh quốc tế được đón nghe nhiều thứ 3 trên thế giới, sau BBC và Đài tiếng nói Hoa Kì (VOA), ngang với đài phát thanh Deutsche Welle của Đức.
Trả lờiXóaRFI chẳng khác gì “cái loa phường đặt bịa tạc của Châu Á”. Nói theo kiểu “tự do thả phanh”thiếu đi tính chân thực. Bao nhiêu năm ra đời cũng là bao nhiêu năm đưa tin sai sự thật, có nhiều tin tức bị định hướng chính trị của tư bản cũng như bị bơm lên để lừa bịp… Trong đó có việc RFI thường xuyên đưa tin xuyên tạc về tình hình dân chủ nhân quyền tại Việt Nam và một số nước khác nhưng không ai làm gì được. Vì thế nên cần nhìn nhận lại tất cả các bản tin mà RFI phát đi trên thế giới.
Trả lờiXóaDù chúng ta có công nhận hay không công nhận thì các đài BBC;RFA;RFI... nó vẫn mặc nhiên tồn tại. Khi mỗi một con người có tranh luận với nhau, ai cũng muốn phần phải thuộc về mình, phần sai, phần xấu thuộc về đối tượng mình đang tranh luận. Do vậy, khi đã là đối lập nhau thì họ luôn tìm cách nói xấu, gây chia rẽ cho phía đối tượng đối lập... Chúng ta vẫn đọc, vẫn nghe, vẫn xem tất cả nhưng chính chúng ta cần có sự kiểm nghiệm, lựa chọn khách quan là tốt nhất, đừng nên nghe gì tin nấy là hỏng! Mạng Internet cũng như một bãi rác, trong bãi rác ấy có những thứ rất giá trị, nhưng cũng có những thứ không đáng 1 xu. Bởi vậy chúng ta phải là người thông thái để tìm ra cái có giá trị thật sự trong bãi rác ấy, còn những thứ không giá trị để tự nó tồn tại và phân hủy.
Trả lờiXóaphần lớn những người trực tiếp phụ trách chương trình Việt ngữ của đài RFA là những quan chức của chế độ miền Nam Việt Nam trước 1975, những người được USIA đào tạo, cho nên họ vẫn còn mang trong đầu tư tưởng chống chính quyền hiện tại ở Việt Nam. Thỉnh thoảng họ cũng quên bài học từ các người thầy Mỹ, và như là một quán tính, nên cũng sử dụng những từ ngữ xách mé trong thời Chiến tranh lạnh. Có thể nói gần hơn 90% các bản tin của RFA về Việt Nam là những bản tin xoay quanh những vấn đề mà người Việt ở Việt Nam chẳng quan tâm hay những gì mà họ đã biết qua báo chí trong nước.
Trả lờiXóa“Táo quân” đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Xem Táo quân, đón giao thừa đã thành thói quen của người dân. Đây cũng là giây phút những thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau nói về những việc đã qua trong năm, trong đó có sự quan tâm đến vấn đề xã hội được đề cập, phản ánh trong Táo Quân. Táo quân không hề có sự chĩa mũi tới người dân
Trả lờiXóatừ trước đến nay ai nghe và chú ý tìm hiểu những thông tin mà BBC đưa ra về những vấn đề của Việt Nam thì cũng hiểu được, nó xuyên tạc bóp méo sự thật như thế nào, và chính BBC cũng là đài đưa ra những bài viết ủng hộ, đề cao những kẻ chống đối chính quyền, phản bội Tổ quốc như Cù Huy Hà Vũ, Hải điếu cày,.. và cũng không khó hiểu khi mà BBC lại thêm 1 lần nữa xuyên tạc tới ý nghĩa của chương trình Táo quân 2016.
Trả lờiXóaBBC Vietnamese chuyên cung cấp những điểm nhìn hoàn toàn phiến diện về các vấn đề chính trị ,xã hội của VIệt Nam, để nhằm định hướng dư luận nhìn tập trung vào những điểm sai trái , những xu hướng sai lệch chuẩn mực xã hội, chỉ đơn giản vì BBC đang thực hiện ý đồ của Anh đối với Việt Nam mà thôi
Trả lờiXóanhững thứ rác rưởi như thế vẫn đăng hàng ngày trên BBC , phục vụ mục đích chính trị của người ANh đối với nước ta mà thôi , thế nên cách tốt nhất chính là người đọc phải tự trang bị cho mình kiến thức vững chắc , tư tưởng chính trị vừng vàng để mà có thể phân biệt được đung sai , phải trái
Trả lờiXóaĐúng là BBC Vietnamese trang phản động hàng đầu luôn tìm cách soi mói xuyên tạc sự thật, làm sai sự thật để lấy tiền kiếm ăn. Về việc Táo Quân từ trước đến nay đã là món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi đêm giao thừa mà các Táo dành cho nhân dân, qua lăng kính hài hước của mình những vấn đề nổi cộm trong xã hội năm qua đã được đề cập đến một cách sâu sắc và đa chiều và việc BBC nói Táo Quân năm nay là nơi mổ xẻ lỗi của người dân là sai trái thiếu căn cứ thể hiện sự ngu dốt của BBC.
Trả lờiXóaNhư đã thành thông lệ, cứ vào buổi tối cuối cùng của năm âm lịch, trước thời điểm đất trời chuyển giao thời khắc thiêng liêng sang năm mới thì hầu hết các gia đình Việt Nam đều xum họp xem chương trình "Táo quân" với những sự háo hức. Và năm nay cũng vậy, chương trình "Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2016" khiến nhiều khán giả thích thú bởi sự tinh tế, sâu cay. Nhưng đừng vì thế mà các tờ báo nhảm nhí, công cụ chống Việt Nam tát nước theo mưa xuyên tạc, bịa chuyện các kiểu. Các anh chị phải nên nhớ đúng là tự do báo chí, ngôn luận nhưng đừng vì thế mà sàm ngôn, vừa thể hiện trí tuệ nông cạn vừa thể hiện bản chất xấu xa, mục ruỗng của mình. Chán lắm
Trả lờiXóaới những tín đồ của các trang báo mạng, có lẽ không ít người là không biết đến trang mạng BBC tiếng Việt. BBC là thông tẫn xã quốc gia của Vương quốc Anh. Không phải đến chương trình “Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2016” mà đã từ lâu BBC tiếng Việt đã trở thành một kênh thông tin, phản ánh thiếu thiện chí, thậm chí là xuyên tạc, bóp méo, vu khống Việt Nam. Có lẽ BBC hiện nay họ không chỉ giỏi châm chọc, kích bác mà còn trở thành một tay xuyên tạc có tiếng; nơi tụ hội của những kẻ tâm thần, thần kinh thì đúng hơn
Trả lờiXóaMượn gió bẻ măng là phương châm, đường hướng hoạt động chống phá của BBC. VÌ sao ư, các bạn hãy đọc những phân tích của họ mà xem, thật sự họ đã tư duy ngược, cố tình ném trái bóng vào phía người dân, chĩa mũi nhọn vào Đảng, Nhà nước Việt Nam, và thực hiện đúng nhiệm vụ chính trị của mình là chống phá Việt Nam. Nhưng BBC đâu có biết được phản hồi thực sự của người dân Việt Nam sau khi xem chương trình Táo quân 2016; đó là món ăn tinh thần của người dân 3 miền, đã mang đến cho khán giả những tiếng cười sảng khoái và đầy ý nghĩa. Vậy cớ sao BBC phải đâm bị thóc, chọc bị gạo làm chi cho nó khổ ra. Ngâm đi biên tập viên, phóng viên, nhà đài BBC
Trả lờiXóaTheo thông lệ hàng năm, chương trình “Gặp nhau cuối năm – Táo quân” luôn được phát trong trước giờ phút giao thừa và dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với những người dân Việt Nam sau những ngày cận Tết bề bộn với những công việc gia đình. Mình rất vui và háo hức đón xem chương trình này, có thể hầu hết các quý vị xem đều có cảm nhận chương trình Táo quân năm nay khá hay và đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Có lẽ đây là cái tát không thể nào hay hơn vào thẳng mặt BBC, họ làm báo mà không có đạo đức, chỉ xuyên tạc, bịa chuyện, lừa bịp nhân dân là giỏi thôi. BBC đáng bị tẩy chay lên án.
Trả lờiXóaChương trình " gặp nhau cuối năm" luôn đứng trên cả 2 khía cạnh một bên là các cơ quan ban nghành, một bên là người dân. Chương trình đã đề cập đến những vấn đề mắc phải ở cả hai đối tượng chứ không phải chĩa mũi nhọn về phía quần chúng nhân dân như đài BBC viết. Đây hoàn toàn là ý kiến phiến diện thiếu căn cứ của BBC. CHính người dân sẽ là người phán xét chính xác cho vấn đề này.
Trả lờiXóa