TÀU CHIẾN THỨ HAI CỦA MỸ VÀO BIỂN ĐÔNG
Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016
Vừa qua, tiếp tục trong chương trình nhằm thách thức những hạn chế về quyền và tự do hàng hải của Mỹ cũng như các nước khác trên Biển Đông, Hải quân Mỹ đã đưa tàu chiến USS Curtis Wilbur (DDG 54) vào tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa. Đảo Tri Tôn là một đảo thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974.
Đây là lần thứ hai phía Mỹ cử một chiến hạm tối tân đi vào khu vực biển Đông; trước đó là chiến hạm USS Lassen. Trong hai lần kể trên, Mỹ đều lấy lý do thách thức những hạn chế về quyền và tự do hàng hải của Mỹ và các nước khác trên biển Đông. Điều đó là hoàn toàn phù hợp.
Điều bất thường ở đây đó là Trung Quốc ngay lập tức phản ứng trước những lần tàu chiến Mỹ vào biển Đông. Tờ Xinhua hôm 30/1 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân (Yang Yujun) cho rằng chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ “không chuyên nghiệp, thiếu trách nhiệm, ảnh hưởng đến sự an toàn của binh sĩ cả hai nước, có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, vi phạm luật pháp Trung Quốc, phá hoại hòa bình, an ninh và trật tự vùng biển, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Hoạt động của Mỹ "có thể gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm", đồng thời đe dọa rằng "lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ thực hiện bất kỳ biện pháp nào cần thiết" để bảo vệ cái mà họ gọi là chủ quyền và an ninh”.
Phản ứng của Trung Quốc là điều bất bình thường ở một số điểm sau đây:
Thứ nhất, hai địa điểm trên biển Đông có tàu Mỹ đi qua đều thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam gần hai đảo Vành Khăn và Tri Tôn đều đã bị Trung Quốc chiếm đóng. Vậy, Việt Nam có chủ quyền chứ không phải Trung Quốc. Và việc họ phản ứng như vậy là không có cơ sở pháp lý và không có ý nghĩa.
Thứ hai, tàu Mỹ thực hiện việc đi qua không gây hại phù hợp với UNCLOS (công ước về luật biển 1982). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã xác nhận điều đó: “Việt Nam, cho hay Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải, được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là điều 17 của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế, đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.
Vậy tại sao Trung Quốc lại phản ứng. Có lẽ rằng, Trung Quốc đang lo sợ Mỹ làm ảnh hưởng tới âm mưu bành chướng tại biển Đông. Bằng việc đưa máy bay và tàu chiến tới đây thể hiện người Mỹ không nói xuông.
Dường như, việc Mỹ đưa hai tàu chiến đi vào biển Đông và phớt lờ những cảnh báo của Trung Quốc có lẽ, bên cạnh việc muốn kiềm chế sự bành chướng của Trung Quốc; ngăn chặn một âm mưu quân sự hóa biển Đông mà dường như điều này đã nói lên việc Mỹ thừa nhận chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam tại những địa điểm này.
Mới bước vào năm 2016, nhưng tình hình biển Đông đã thực sự nóng lên. Phía Trung Quốc đã thực hiện một số chuyến bay vi phạm ra đường băng nhân tạo trên đảo; còn phía Mỹ, cũng cứng rắn không kém với việc điều tàu chiến thứ hai vào biển Đông báo hiệu tình hình sẽ còn phức tạp trên biển Đông trong thời gian tới; Trung Quốc sẽ khó có thể mưu đồ quân sự hóa nơi này thành ao nhà.
Tàu chiến USS Curtis Wilbur (DDG 54)
Khánh Việt
Tags:
Bộ sưu tập,
CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ
Trung quốc phản ứng trước vụ việc tàu chiến Mỹ vào biển Đông tuần tra quanh đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa là hành động trơ trẽn. Dó không phải là chủ quyền hợp pháp để họ có quyền phát ngôn bừa bãi. Họ nên biết tôn trọng và dừng lại các hoạt động gây hấn của mình trước sự phản đối của Việt Nam sức ép từ quốc tế.
Trả lờiXóaTrung quốc chẳng có cái phận sự hay cái tư cách gì mà để lên tiếng chỉ trích hay đe dọa Mỹ cả, họ chỉ là kẻ đi ăn cướp của chúng ta thôi, nếu là người có quyền lên tiếng thì đó phải là Việt Nam chứ không phải là Trung quốc.
Trả lờiXóaChỉ là một sự thăm dò nhẹ cũng như "ghé thăm" nơi biển đẹp bao la và vô cùng quan trọng trong vấn đề hàng hải thôi mà, có cần phải "xù lông" đến vậy không? Và cũng đâu đúng đắn khi ôm tất cả về phía mình vậy, các nước xung quanh chẳng ai lên tiếng vì nó quas bình thường và hợp pháp thì mình lại oang oang mồm lên như sợ bị "bụp" trước vậy. Không lẽ lại có tật giật mình ư?
Trả lờiXóađúng là bố láo lố bịch, cả thế giớ đều biết Đảo Tri Tôn là một đảo thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, thế mà bảo rằng Mĩ đã vi phạm luật pháp Trung quốc... TQ có chủ quyền gì ở đây chứ, chủ quyền là của Việt Nam mà, đúng là cái bọn mặt dày, tuyên bố phản ứng trước hành động của tàu MĨ mà không có cơ sở pháp lí đúng đắn nào cả
Trả lờiXóađúng là chỉ dám bắt nạt dùng sức mạnh đối với các nước yếu thế hơn,
Trả lờiXóangười dân đánh đá, đánh bắt thủy hải sản ngoài biển khơi thì chúng đâm tàu, bắt giữ, đe dọa này nọ... nhục,ko hả???
còn đối với nước Mỹ thì sao hả Trung quốc, chỉ dám đưa ra phản ứng thôi hả, dám không nói gì mà hành động bắn tàu, bắt giữ đi..
Trước sự việc Hải quân Mỹ đã đưa tàu chiến USS Curtis Wilbur (DDG 54) vào tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn , Trung QUốc đã có những phản ứng phi lí như vậy chứng tỏ Trung Quốc đang lo sợ điều gì đó. Trung Quốc đang lo sợ âm mưu biến Biển Đông thành ao nhà của mình bị đe dọa bởi đội quân hùng mạnh hơn. Trung Quốc có thể trơ mặt trước sự phản ứng của dư luận thế giới, nhưng với hành động tuần tra của Mỹ thì Trung QUốc không thể làm ngơ.
Trả lờiXóaNếu Trung Quốc cho rằng việc tuần tra của Mỹ là vi phạm chủ quyền, là đe dọa an toàn khu vực thì Trung Quốc nên xem lại những việc Trung Quốc ngang ngược tiến hành các hoạt động gây hấn, xây dựng đảo trái phép trên Biển Đông trong suốt thời gian qua- đó là các biện pháp hòa bình sao? Trung Quốc đã không biết xấu hổ lại còn lớn tiếng mắng mỏ người khác.
Trả lờiXóaQuần đảo Tri Tôn là quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, việc Mĩ đưa tàu tuần tra nếu có phản ứng thì cũng là của Việt Nam. Trung Quốc phản ứng trước hành động của Mĩ là đang lo sợ một thế lực mạnh hơn mình, lo sợ sự can thiệp của thế giới.
Trả lờiXóaMỹ lấy lý do thách thức những hạn chế về quyền và tự do hàng hải của Mỹ và các nước khác trên biển Đông để đưa chiến hạm của mình vào. Điều đó là hoàn toàn phù hợp. Nhưng điều bất thường là Trung Quốc đất nước không có chủ quyền ở quần đảo Tri Tôn lại lên tiếng. Điều đó càng cho thấy dã tâm của Trung Quốc trên biển Đông. Trước những diễn biến như vậy Việt Nam cần phải cân nhắc trong đường lối đối ngoại.
Trả lờiXóaTrung Quốc càng ngoan cố thì Mỹ càng thể hiện quyết tâm can thiệp xâu của họ và vấn đề Biển Đông. Rõ ràng là TRung Quốc đang tạo ra những khó khăn cho chính bản thân họ và cho cả các nước liên quan
Trả lờiXóaTrung Quốc hống hách, ngang ngược từ trước tới nay rồi, cộng đồng quốc tế đã phản ứng mạnh mẽ trước những hoạt động đó. Trung Quốc đang lo sợ Mỹ làm ảnh hưởng tới âm mưu bành chướng tại biển Đông. Đây là địa phận chủ quyền của Việt Nam, mọi sự xâm chiếm đều vi phạm pháp luật quốc tế!
Trả lờiXóangười Tàu nói người mỹ là vi phạm luật pháp quốc tế, phá hoại hòa bình, an ninh và trật tự vùng biển, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực , ấy thế nhưng đó lại chính xác những gì mà người Tàu đang làm , chẳng khác nào tự vả vào miệng , do đó những thứ họ nói ra chẳng bao giờ có hiệu lực lắm
Trả lờiXóarõ ràng là người Mỹ đang công khai thách thức tham vọng độc chiếm biển Đông của trung quốc , thế nhưng với độ tráo trở của mình thì người tàu vẫn sẽ thực hiện mưu đồ của họ dù cho ngoài mặt có nói thế nào , đó là phong cách của người tàu rồi nên không có gì phải ngạc nhiên cả
Trả lờiXóaViệc cuối tháng 1 Hải quân Mỹ đưa tàu chiến USS Curtis Wilbur (DDG 54) vào tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974) đã làm sức nóng của biển Đông càng nóng lên, căng thẳng đến tột độ. Những hành động đó của Trung Quốc đã và đang đe dọa trực tiếp đến an ninh, an toàn trên biển, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và có thể khiến chiến tranh, xung đột trên biển nổ ra. Và Mỹ với sách lược của mình nhận thấy cần phải ra tay để cứu lấy lợi ích của minhg, thật sự có màn kịch hay để xem rồi đây
Trả lờiXóaHình ảnh của Trung Quốc giờ đây trong mắt bạn bè quốc thế thực sự đã mất đi rất nhiều. Chắc chắn Trung Quốc không bao giờ dễ dàng gì từ bỏ ý định tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông đâu, có chăng chúng sẽ tiếp tục hoạt động bành trướng nhưng có chăng chỉ dè dặt hơn khi ánh mắt của quốc tế, và đặc biệt Mỹ sẽ vào cuộc nữa, Mỹ cũng chẳng phải tay vừa, khi chỗ nào cũng xí vào được. Tình hình càng ngày càng phức tạp, Việt Nam vẫn nên kiên định với đường hướng ngoại giao mà chúng ta đã tiến hành những năm qua về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông
Trả lờiXóaCâu chuyện biển Đông thật sự không phải là câu chuyện của riêng 1 quốc gia nào mà dây là chuyện của khu vực toàn cầu. Ý thức được tầm quan trọng và lọi ích sát sàn của mình chắc chắn họ sẽ không làm ngơ, thỏa hiệp với Trung Quốc để ngày nào đó ngôi vương, vị trí bá chủ thế giới của Mỹ sẽ bị lật đổ bởi chính cái tên Trung Quốc. Mỹ sẽ phải hành động mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới để chặn đứng côn lốc hung bạo tham lam của Trung Quốc. Còn chúng ta vẫn sẽ kiên trì với quan điểm lãnh đạo, đối ngoại của Đảng, Nhà nước về vấn đề biển ĐÔng, trên quan điểm dộc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. chắc chắn chúng ta sẽ thành công mình tin điều đó
Trả lờiXóaĐây là lần thứ hai phía Mỹ cử một chiến hạm tối tân đi vào khu vực biển Đông; trước đó là chiến hạm USS Lassen. Trung Quốc đang sợ trước điểm yếu nhất của mình trong vấn đề biển Đông đó là tính pháp lý, bởi khi Trung quốc càng ngang ngược càng bị cộng đồng quốc tế lên án và tẩy chay. Hành động của Mỹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng và đe dọa đến “giấc mộng Trung Hoa” của đám Tàu khựa. Chắc chắn với bản tính tham lam, hống hách, ngang ngược, TQ sẽ xù lông nhím lên, cắn càn loạn lên cho mà xem. Nhưng Trung QUốc nên nhớ rằng con đường đến với tham vọng bá chủ thé giớ của bất kì nước lớn nào chưa bao giờ là dễ dàng.
Trả lờiXóa