NHIỀU LỢI ÍCH TỪ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016
Sau rất nhiều lần đàm phán với thời gian kéo dài tới 5 năm, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký. Có thể nói, đây là dấu ấn lịch sử của thương mại thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. TPP có 12 quốc gia thành viên chính thức bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ, Singapore, Nhật Bản và Việt Nam. TPP được ký kết đánh dấu việc các nước chính thức hoàn tất toàn bộ quá trình đàm phán để có thể bắt đầu thủ tục phê chuẩn tại mỗi nước.
Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đã tham gia lễ ký này. Theo thống nhất của các nước thành viên TPP, ngay sau lễ ký kết, mỗi nước sẽ có thời gian khoảng 2 năm để hoàn tất thủ tục nội bộ.
TPP khi có hiệu lực sẽ xóa bỏ các loại thuế quan và rào cản hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động… Hiệp định bao gồm 30 chương và đề cập đến không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước.
TPP hình thành sẽ tạo ra một khu vực thị trường mới với hơn 800 triệu dân, đóng góp 40% GDP thế giới, chiếm 1/3 thương mại toàn cầu. Đây sẽ cơ hội lớn cho hàng hóa các nước thành viên nói chung và cho hàng hóa Việt Nam nói riêng.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, TPP sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Cụ thể, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm 68 tỷ USD vào năm 2025.
Có thể nói, TPP được ký kết là sự mong mỏi của 12 nền kinh tế lớn và của cả thế giới. Điều khó khăn và trở ngại nhất là quá trình đàm phán giữa các quốc gia sao cho phù hợp và cân bằng lợi ích của mỗi nước cũng đã được khắc phục một cách tương đối với tinh thần gấp rút, khẩn trương, hiệu quả của các đoàn đàm phán.
Lợi ích kinh tế từ TPP là điều không phải bàn cãi. Còn một điểm quan trọng mà TPP có thể sẽ mang đến; đó là ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề biển Đông. Cụ thể là, khi TPP có hiệu lực, biển Đông sẽ liên quan đến lợi ích kinh tế của nhiều quốc gia; chính vì vậy, khu vực hàng hải sôi động này có lẽ thời gian tới sẽ được các nước quan tâm hơn nữa. Bên cạnh đó, TPP có hiệu lực cũng sẽ là cái cớ để các nước can thiệp trực tiếp vào việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông; hạn chế sự bành chướng của Trung Quốc. Và Trung Quốc sẽ khó có thể thực hiện dã tâm của mình.
Nhìn chung, đối với Việt Nam, tham gia TPP là điều có lợi. Tất nhiên, bên cạnh đó không thể không nói đến những khó khăn đối với các doanh nghiệp trong nước; thế nhưng, cần phải xét trên góc độ lợi ích tổng thể.
Phạm vi của TPP
Chào mừng TPP!!!.
Quang Thuận
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
thật tuyệt vời, lợi ích kinh tế từ TPP là điều không phải bàn cãi, sẽ giúp kinh tế Việt Nam phát triển hơn nhiều, đồng thời cũng là lời cảnh báo đối với sự bành trướng, dã tâm tham vọng chiếm biển Đông của Trung Quốc, bởi khi TPP có hiệu lực, biển Đông sẽ liên quan đến lợi ích kinh tế của nhiều quốc gia, do đó Trung Quốc sẽ phải dè chừng đây!
Trả lờiXóaTham gia hội nhập như hiện nay của Việt Nam thì lợi cũng có mà hại cũng nhiều,...có điều là làm gì cũng thế thôi chúng ta phải khôn khéo trong mọi vấn đề. Kể ra là như thế nhưng mà chúng ta vẫn phải nắm bắt lấy cơ hội để phát triển được mình chứ ...Không lẽ kiểu như thấy tai nạn giao thông nhiều là không dám đi xe luôn sao :)
Trả lờiXóaviệc gia nhập TPP là một sự kiện quan trọng có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế của nước ta, 12 nước tham gia TPP ở các châu lục khác nhau trong đó những nước phát triển mạnh mẽ như Hoa Kì, Nhật Bản, Canada, úc... và bên cạnh đó còn có nhiều nước đang ngỏ ý muốn gia nhập như Colombia, Thái Lan, Hàn Quốc... chứng tỏ vị thế của Việt Nam khi gia nhập TPP, bởi đâu phải nước nào muốn gia nhâp cũng được đâu!
Trả lờiXóaMấy ngày hôm nay rảnh có thời gian theo dõi tin tức thì thấy truyền thông của chúng ta hiện nay nhắc về hiệp định rất nhiều. Đặc biệt những bài phân tích rất sâu cho các doanh nghiệp của chúng ta
Trả lờiXóatham gia vào hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP nước ta đứng trước những thuận lợi vô cùng lớn để phát triển kinh tế đất nước, sân chơi quốc tế này chắc chắn sẽ đem lại những tác động tích cực đến tình hình đất nước, chắc chắn sẽ còn đó những khó khăn thách thức nhưng không phải là không thể vượt qua, các nước làm được thì nước ta cũng làm được mà còn phải làm tốt hơn thế.
Trả lờiXóaHiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký đã mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam mang lại cơ hội phát triển cho đất nước giúp đất nước đi lên và hội nhập vào sân chơi quốc tế. Dù khi gia nhập sẽ có những khó khăn thách thức cần vượt qua nhưng xét trên tổng thể thì có rất nhiều lợi ích cho đất nước
Trả lờiXóaMối quan hệ Việt Mỹ có bước phát triển vượt bậc cùng với chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới và khu vực Việt Nam đã gác lại quá khứ, xem Hoa Kỳ là đối tác quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Và việc ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ nói riêng, sẽ có ảnh hưởng, góp phần thúc đẩy sự phát triển, không chỉ về kinh tế mà còn trên nhiều phương diện quan trọng khác không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước.
Trả lờiXóaNăm 2015 đã qua, xét về góc độ hợp tác đầu tư, thì có thể nói TPP chính là đỉnh cao của ngành CÔng thương nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. Với các kết quả đàm phán đã đạt được, Hiệp định TPP sẽ là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao trên cơ sở cân bằng lợi ích và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia Hiệp định, trong đó có Việt Nam. Thông qua TTP sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân; thúc đẩy sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh; thúc đẩy minh bạch hóa và quản trị tốt; đồng thời củng cố các tiêu chuẩn về lao động và môi trường; bên cạnh đó là từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng. Điều này thật tuyệt vời
Trả lờiXóaTham gia vào Hiệp định TPP, một cấu trúc quan trọng của khu vực, sẽ giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình tái cấu trúc cục diện quốc tế và khu vực cũng như xu thế hội nhập kinh tế khu vực đem lại. Tuy nhiên với sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, vốn còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ có thể sẽ gặp khó khăn.
Trả lờiXóaCơ hội thì luôn đi kèm với thách thức. Chấp nhận việc mở cửa hội nhập, cũng có nghĩa là chúng ta chấp nhận những thử thách và những “nguy hiểm”, bất lợi về kinh tế rình rập. Đối với một thế giới ngày một mở thế này thì Việt Nam chúng ta không thể đứng ngoài cuộc được …sự thông qua hiệp định đối tác kinh tế thái bình dương này sẽ là điều kiện tốt cho Việt Nam chúng ta có những cơ hội phát triển kinh tế một các tốt hơn và hiệu quả hơn, là tiền đề để giúp Việt Nam phát triển toàn diện. Chúng ta cùng hy vọng vào 1 năm 2016 với những khởi sắc và hy vọng mới, tiến lên con rồng kinh tế Việt Nam
Trả lờiXóa