BÀN VỀ CÂU CHUYỆN LỄ HỘI ĐẦU NĂM

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016
Tags: ,

20 nhận xét:

  1. Chúng kiến tận mắt, tai nghe tận rõ về cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lộc của nhau; hình ảnh một số bạn trẻ nóng tính dẫn tới ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội; hình ảnh ăn mặc thiếu văn hóa, phản cảm khi đến những chỗ thanh tịnh... mà chúng ta không khỏi băn khoăn và chạnh lòng về một nền ý thức của người Việt đang còn quá kém và ngày càng đi xuống làm xấu di hình ảnh của đất nước trong những nét đẹp văn hóa dân tộc. Chúng ta cần phải thay đổi, cần phải có ý thức hơn nếu chúng ta không muốn bôi xấu chúng ta trước con mắt của bạn bè quốc tế.

    Trả lờiXóa
  2. Chính những hình ảnh xấu về văn hóa của Người Việt trong các lễ hội hiện nay chính là cái cớ để các thế lực chống phá Việt Nam tuyên truyền những luận điệu sai lệch về giá trị của các lễ hội, về giá trị của con người dưới chế độ ta để từ đó xuyên tạc, vu khống và làm xấu đi hình ảnh của đất nước chúng ta trong con mắt của bè bạn quốc tế. Người Việt cần phải nhìn nhận và thay đổi đi văn hóa tranh giành và ứng xử của mình, cần phải loại bỏ ngay những hình ảnh như thế này để nâng cao hình ảnh của mình cũng như đất nước trên trường quốc tế.

    Trả lờiXóa
  3. Lễ hội thể hiện văn hóa của người dân Việt để mỗi người dân ta hiểu về lịch sử dân tộc cũng như để tưởng nhớ đến công ơn của những người anh hùng đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước nhưng những năm gần đây chúng ta thấy một số hình ảnh xấu từ các lễ hội làm hình ảnh lễ hội Việt Nam xấu đi trong mắt người dân và bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó nó cũng là cơ hội cho các thế lực xấu, các thế lực thù địch chống phá xuyên tạc làm xấu hình ảnh đất nước

    Trả lờiXóa
  4. Đi chùa lễ phật đầu năm là nét văn hóa của người Việt Nam, mọi người đến chùa cầu nguyện năm mới an lành sức khỏe, công việc hanh thông, cầu gia đình an khang thịnh vượng.
    Nhưng đáng buồn về một thực rế phản văn hóa đang diễn ra tại các lễ hội. Câu chuyện về những xô bồ trong lễ hội văn hóa đầu năm mới còn đang nóng hổi, những hành vi phản văn hóa, phản tín ngưỡng ngày một dày thêm theo cấp số nhân, thêm vào đó là những hình ảnh gây sốc, như ăn mặc thiếu văn hóa, phản cảm khi đến những chỗ thanh tịnh; hay lợi dụng lễ hội để ăn mày, móc túi…
    Chính chúng ta đang tự làm xấu đi hình ảnh của chính mình!

    Trả lờiXóa
  5. Thực sự là nhiều khi muốn đi chơi lễ hội mà nghĩ đến chuyện xô bồ quá mà sợ cũng không dám đi ấy
    Nhiều người đi lễ hội mà không có ý thức gì cả chỉ biết lấy phần mình thôi..con người mà đi lễ hội mà không thành tâm thì cũng chả được điều gì đâu

    Trả lờiXóa
  6. Không hiểu là nhiều người họ nghĩ gì mà khi đến nơi linh thiêng của chùa , đền lại có cách hành sự tranh giành đến như thế
    Họ không có thành tâm hay là không biết lễ phép trước cửa linh thiêng thì việc họ đi cũng chẳng có ý nghĩa gì đâu

    Trả lờiXóa
  7. Hi vọng là người dân có thể có ý thức cao hơn không để cho những hình ảnh xấu trong những ngày lễ hội
    Lộc hay may mắn hay không chí là ở tâm của mỗi chúng ta ...cho gì có cướp được gì gọi là lộc chăng nữa mà bản thân không tự cố gắng thì cũng bỏ đi mà thôi

    Trả lờiXóa
  8. Lễ hội là văn hóa, là nét đẹp của mỗi vùng miền, của mỗi dân tộc, là nét riêng đáng tự hào. Thế nhưng, nhiều khi nó lại trở thành những điều đáng suy nghĩ. Sau mỗi lễ hội có những người mệt mỏi vì phải chen chúc, có người buồn vì bị móc túi, có người đau vì vô tình bị người khác làm bị thương, rồi cả quang cảnh lễ hội trở thành một bãi rác...
    Điều đó khiến lễ hội không còn là văn hóa dân tộc Việt nữa mà nó trở thành một tệ nạn khiến người ta khiếp sợ.

    Trả lờiXóa
  9. "Tháng giêng là tháng ăn chơi" và không chỉ trong tháng giêng thì các lễ hội mới được mở ra mà mùa nào nơi ấy, đã thành truyền thống, phong tục, đến hẹn lại lên, các lễ hội lại được mở ra để tưởng nhớ ai đó, để cầu may gì đó, để vui chơi, để giao lưu... Đó sẽ là nét đẹp nếu như các lễ hội giữ được bản sắc của nó, không bị biến tướng theo chiều hướng tiêu cực, và sẽ được duy trì nếu nó còn phù hợp với giá trị đạo đức ở hiện tại.

    Trả lờiXóa
  10. Lưu truyền, gìn giữ lại những nét đẹp văn hóa của cha ông xưa để lại là trách nhiệm của thế hệ ngày nay. Nhưng đi cùng với đó phải là giữ gìn sao cho phù hợp với tình hình hiện tại, đồng thời có biện pháp để cho những nét văn hóa đó đúng với truyền thống vốn có của nó, không để bị biến tướng và lợi dụng.

    Trả lờiXóa
  11. Lễ hội là nét văn hóa truyền thống từ lâu đời của người dân Việt, đó là đời sống tinh thần mỗi vùng miền và mang sắc thái của các dân tộc. Việc quản lý giữ gìn nét văn hóa lâu bền đáp ứng nhu cầu của người dân theo hướng văn minh, nâng cao ý thức của người tham gia là điều đáng quan tâm nhất.

    Trả lờiXóa
  12. dù là người theo hay không theo 1 tôn giáo nào , nhưng chuyện đi lễ hội đầu năm đã trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc rồi , rất nhiều lễ hội được tổ chức mỗi năm chính là minh chứng cho nền văn hóa , tín ngưỡng đa dạng và phong phú , tự do của Việt Nam ta

    Trả lờiXóa
  13. cái gì cũng có 2 mặt của nó , đặc biệt trong thời kỳ hội nhập hiện nay thì lại càng có nhiều những tác động tiêu cực từ cơ chế thị trường, từ mặt trái của việc hội nhập văn hóa với thế giới , do đó không thể tránh khỏi những sự giao thoa , lai căng tiêu cực , những cách làm tiền ở các lễ hội truyền thống như thế

    Trả lờiXóa
  14. Nói đến lễ hội là nói đến nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của xã hội, nơi con người được giao tiếp với thần linh trong một mối cộng cảm thiêng liêng. Tuy nhiên không phải vì lý do tâm linh, tín ngưỡng đó mà văn hóa đi lễ chùa, đi hội đầu năm của dân ta lại kém như vậy. Ai cũng chen lấn, xô đẩy, thậm chí đánh nhau để “cướp” lễ, giành giật nhau từng bước chân, từng sải tay những mong "mua" được cái "may", "bán" được cái "rủi", có khi là trà đạp và tranh cướp , xông vào ăn thua với nhau. ĐÓ thực sự là những điều không nên chút nào. "Lộc thánh" hay cầu cho may mắn, tài lộc thì ai cũng muốn nhưng tốt nhất là hãy để nó trong phạm vi nhất định, vừa thể hiện là người có văn hóa, vừa thể hiện nét đẹp trong truyền thống của người Việt Nam

    Trả lờiXóa
  15. Từ bao đời nay, lễ hội như sợi dây gắn kết cộng đồng, là không gian văn hóa linh thiêng đưa nhân dân tìm về với cội nguồn dân tộc; vừa tưởng nhớ công ơn của người đi trước, cầu mong những điều tốt lành trong năm mới. Tháng riêng, ai chả muốn đi chùa Hương, Yên Tử, đền Trần ...nhưng, việc người dân chen lấn, xô đẩy nhau cùng với tình trạng bát nháo của dịch vụ hàng quán, đổi tiền lẻ, ăn xin... đã làm mất đi sự linh thiêng vốn có nơi cửa chùa. Người viết đã phân tích rất rõ ở trên rồi, nhưng mình mong muốn làm sao các cơ quan chức năng nên lưu ý, và có cách thức giải quyết cũng như lưu giữ lại được những nét văn hóa này cho các thế hệ sau.

    Trả lờiXóa
  16. Đi lễ hội đầu năm với mong muốn cầu năm mới tốt lành, cầu cho quốc thái dân an, cầu tài, cầu phước, cầu bình an cho gia đình là những phong tục, nét đẹp văn hóa được duy trì phục hàng ngàn đời nay của dân tộc ta. Tuy nhiên những năm gần đây thì việc đi lễ đầu năm còn thêm nhiều hình ảnh đáng suy ngẫm. Những hình ảnh đó vô tình đã tạo nên một hình ảnh vô cùng phản tâm linh. Vô tình đã nói lên sự thiếu hổng ý thức văn hóa, đặc biệt về văn hóa tín ngưỡng tâm linh, xúc phạm tới thần linh và thể hiện thái độ không tôn trọng đồng tiền của quốc gia. Vì vậy, có chăng người dân nên suy ngẫm lại việc du xuân, lê chùa, lễ hội của mình sao cho có văn hóa, văn minh nhất

    Trả lờiXóa
  17. Mùng 7 vừa rồi mình có đi lễ ở Phủ Dầy, đi chợ thánh ngày tết mà sợ quá, đông đúc, chen lấn, xô đẩy nhau, vì ai cũng mong muốn xin được lộc thánh, cũng vái Mẫu mong sao cho mọi điều tốt lành, thế nhưng các bạn trẻ hình như đến hội chỉ chơi hay sao ý, đầu xanh tóc đỏ, quần áo thì lôm côm, phản cảm.... Mình thì nghĩ là đi lễ hội đầu năm phải xuất phát từ sự thành tâm trong mỗi con người. Diện mạo của văn hóa lễ hội chỉ có thể được xây dựng khi người tổ chức, quản lý lễ hội và người tham gia lễ hội thật sự am hiểu giá trị, ý nghĩa của lễ hội, từ đó có ứng xử văn hóa khi tham gia lễ hội.

    Trả lờiXóa
  18. Các cụ có câu hay nói: Hết tháng ba mới hết hội, hết Tết. Ấy thế mà đúng quá chứ. Mới qua chưa được 15 ngày của năm mới nhưng hội họp nhiều lắm luôn. Nó vừa là văn hóa nhưng cũng có nhiều hội chưa văn hóa

    Trả lờiXóa
  19. Những lễ hội này không có gì là sai cả, đó những nét đẹp văn hóa của dân tộc mà cha ông để lại cho đời sau. Chỉ tiếc là chính những người đời sau kế thừa lại để nó bị biến tướng, có những hoạt động đi ngược lại thuần phong mỹ tục của đất nước.

    Trả lờiXóa
  20. Cơ quan chức năng cần có sự ra tay một cách quyết liệt hơn nữa trong việc tổ chức và quản lý lễ hội để hạn chế những nổi cộm như người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lộc của nhau; một số bạn trẻ nóng tính dẫn tới ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội; hình ảnh ăn mặc thiếu văn hóa, phản cảm khi đến những chỗ thanh tịnh; hay lợi dụng lễ hội để ăn mày, móc túi... Đặc biệt cớ để các thế lực chống phá Việt Nam tuyên truyền những luận điệu sai lệch về giá trị của các lễ hội. Mong rằng các lễ hội sẽ diễn ra thành công tốt đẹp, giữ gìn bản sắc dân tộc!

    Trả lờiXóa