RIMPAC – TRUNG QUỐC ĐANG TỎ RA NGANG HÀNG VỚI MỸ
Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016
Sự căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề biển Đông vừa qua lại càng đáng chú ý khi Trung Quốc tuyên bố, nước này sẽ tham gia tập trận hải quân quốc tế RIMPAC do Mỹ chủ trì. RIMPAC là cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương là một trong những cuộc tập trận quy mô hoành tráng nhất thế giới và là cuộc tập trận hàng hải quốc tế lớn nhất thế giới. Được chủ trì bởi Mỹ, cuộc tập trận RIMPAC diễn ra hai năm một lần ở ngoài khơi bờ biển Hawaii. RIMPAC được khởi động lần đầu tiên vào năm 1971; lúc đó, chỉ có sự tham gia của tàu chiến 3 nước gồm Mỹ, Canada và Australia. Tuy nhiên, đến nay, những cuộc tập trận RIMPAC luôn có sự tham gia của hàng chục nước.
Đối với Trung Quốc, trước đây nước này không tham gia RIMPAC. Đến năm 2014, Trung Quốc đã lần đầu tiên cử tàu tham dự nhưng với số lượng ít và với thái độ rụt rè. Đến với RIMPAC 2016 này, chính quyền Trung Quốc sẽ tiếp tục tham gia và nó có cho thấy có một số vấn đề đằng sau.
Trước hết, Trung Quốc tham gia RIMPAC trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ đang ngày càng lớn về vấn đề biển Đông. Cho nên, đã có nhiều ý kiến trái chiều từ Nghị viện Mỹ về việc Trung Quốc tham gia RIMPAC lần này.
Một số nghị sĩ Mỹ chỉ trích chính quyền Tổng thống Barack Obama về việc cho phép Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC, nói rằng Bắc Kinh nên bị cấm tham gia vì những hành động ở Biển Đông. "Tôi sẽ không mời họ tham gia cuộc tập trận lần này vì cách cư xử của họ”, Thượng nghị sĩ kỳ cựu bang Arizona – ông John McCain phát biểu.
Tuy nhiên, một số nghị sĩ khác thì cho rằng, Trung Quốc nên được phép tham gia để Bắc Kinh có thể tận mắt chứng kiến năng lực của nước Mỹ. “Để Trung Quốc tận mắt thấy được thiết bị, vũ khí, nhân lực và năng lực của quân đội Mỹ, họ sẽ có một đánh giá thực tế hơn về việc Mỹ và các đồng minh có khả năng làm gì. Quan điểm sai lầm về việc Mỹ đang suy giảm sức mạnh sẽ được chứng minh rõ trong cuộc tập trận”, ông Nicole Forrester – một cựu chuyên gia Mỹ đã cho biết như vậy trên trang Military.com.
Rõ ràng, mỗi một quốc gia tham gia RIMPAC với những mục đích khác nhau bên cạnh mục đích tập trận hải quân đơn thuần.
Đối với Trung Quốc, ông Wu Qian – một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc phát biểu: "Tham gia những cuộc diễn tập quân sự đó sẽ có lợi cho việc củng cố năng lực cho Hải quân Trung Quốc trong việc đương đầu với những mối đe dọa an ninh phi truyền thống”;
"Đồng thời, cuộc tập trận sẽ có ích cho việc bảo vệ Trung Quốc cũng cho cho các cuộc trao đổi chuyên nghiệp và hợp tác thực tế giữa hải quân các nước có liên quan”.
Thứ hai, việc tham gia RIMPAC 2016, Trung Quốc vừa muốn học hỏi vừa muốn phô diễn sức mạnh của Hải quân mới lớn của mình. Cũng cần phải khẳng định thêm rằng, Trung Quốc mới chỉ tham gia RIMPAC từ năm 2014, điều đó xuất phát từ việc Trung Quốc đã tự tin với tiềm lực Hải quân của mình; điều mà trước đây Trung Quốc còn hạn chế nên không tham gia. Tham gia RIMPAC cũng giúp Trung Quốc nghiên cứu, tìm hiểu thêm khả năng tác chiến của Hải quân các nước để bổ sung cho Hải quân còn non trẻ của nước này.
Tuy nhiên, đó chưa phải là những vấn đề quan trọng nhất; điều cần phải chú ý và quan trọng nhất từ sự việc này đó là Trung Quốc đang muốn tỏ ra ngang hàng với Mỹ. Việc hiên ngang tuyên bố tham gia RIMPAC 2016 đã khẳng định rằng, Trung Quốc đang tỏ ra mình là cường quốc về quân sự, ngang hàng với Mỹ và vấn đề biển Đông chỉ là chuyện nhỏ giữa các cường quốc và Trung Quốc không phải sợ, e dè Mỹ. Đó mới là điều đáng chú ý nhất trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy về quân sự và bối cảnh sự căng thẳng và bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề biển Đông đang ra tăng.
Quang cảnh tàu chiến dừng ở bến tập RIMPAC 2014
Quang Thuận
Tags:
Bộ sưu tập,
Thế Giới
Nhẽ ra Trung Quốc sẽ bị cấm tham gia RIMPAC 2016 khi đã gây ra tình hình bất ổn trên biển Đông, đe dọa vũ trang trong khi xâm lấn chủ quyền của các nước khác trong đó có Việt Nam. Giờ Trung Quốc đã ngang nhiên cho mình là nước có tiềm lực quân sự đặc biệt là hải quân ngang hàng với Mỹ quả thực là ngông cuồng.
Trả lờiXóaSức mạnh của Trung Quốc ngày càng lớn mạnh hơn rất nhiều ...vì thế cũng không phải là quá khó khăn khi mà Trung Quốc thể hiện sức mạnh của mình như thế....
Trả lờiXóaVấn đề ở đây là chúng ta đang kẹt giữa 2 nước lớn này thì mới là vấn đề khó khăn
Biển Đông dậy sóng ...chắc đó là điều sớm muộn thôi ..với những tình hình khi mà các nước lớn tranh nhau thể hiện sức mạnh của mình như thế này thì chẳng mấy chốc nữa là chuyện sẽ sớm sẻ ra thôi
Trả lờiXóaTừ trước đến giờ Việt Nam chúng ta đã phải đối mặt với biết bao là khó khăn rồi ...giờ đây trước những âm mưu thủ đoạn của trung Quốc như thế ...thì đây cũng là một vấn đề khó khăn mà Việt Nam ta cần phải sáng suốt ứng phó
Trả lờiXóaTrung Quốc đang cố tỏ ra ngang hàng với Mỹ. Việc hiên ngang tuyên bố tham gia RIMPAC 2016 đã khẳng định rằng, Trung Quốc đang tỏ ra mình là cường quốc về quân sự, ngang hàng với Mỹ và vấn đề biển Đông chỉ là chuyện nhỏ giữa các cường quốc và Trung Quốc không phải sợ, e dè Mỹ. Đó mới là điều đáng chú ý nhất trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy về quân sự và bối cảnh sự căng thẳng và bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề biển Đông đang ra tăng.
Trả lờiXóaTrung Quốc đang muốn tỏ ra ngang hàng với Mỹ. Việc hiên ngang tuyên bố tham gia RIMPAC 2016 đã khẳng định rằng, Trung Quốc đang tỏ ra mình là cường quốc về quân sự, ngang hàng với Mỹ và vấn đề biển Đông chỉ là chuyện nhỏ giữa các cường quốc và Trung Quốc không phải sợ, e dè Mỹ. Đó mới là điều đáng chú ý nhất trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy về quân sự và bối cảnh sự căng thẳng và bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề biển Đông đang ra tăng.
Trả lờiXóaViệc tham gia RIMPAC 2016 cho thấy Trung Quốc vừa muốn học hỏi vừa muốn phô diễn sức mạnh của Hải quân mới lớn của mình. Cũng cần phải khẳng định thêm rằng, Trung Quốc mới chỉ tham gia RIMPAC từ năm 2014, điều đó xuất phát từ việc Trung Quốc đã tự tin với tiềm lực Hải quân của mình; điều mà trước đây Trung Quốc còn hạn chế nên không tham gia. Tham gia RIMPAC cũng giúp Trung Quốc nghiên cứu, tìm hiểu thêm khả năng tác chiến của Hải quân các nước để bổ sung cho Hải quân còn non trẻ của nước này. Mục đích cuối cùng vẫn là thâu tóm biển Đông.
Trả lờiXóa