Vừa qua, dư luận đang xôn xao về quy định trong Thông tư 01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an về “Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông. Trong đó, có nội dung tại Khoản 6, Điều 5 về quyền hạn của cán bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ như sau: “Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”. Với nội dung trên, ý kiến xã hội đang có nhiều quan điểm khác nhau.
Đa phần người ta đồng tình với việc cần thiết phải có những quy định cụ thể, chặt chẽ đối với quyền hạn, trách nhiệm của lực lượng kiểm soát giao thông đường bộ; đây cũng là một trong những Thông tư góp phần kiện toàn hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động liên quan đến các hoạt động giao thông đường bộ. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, nội dung của Điều luật còn mang tính chung chung, chưa cụ thể có thể dẫn đến sự hiểu lầm.
Trước hết, chúng ta thấy rằng không thể phủ nhận sự cần thiết của việc cảnh sát giao thông trưng dụng phương tiện của người dân trong những trường hợp cấp bách; đây là việc làm phù hợp nhằm giúp đỡ lực lượng chức năng giải quyết tình huống xảy ra khi cần thiết phải trưng dụng có liên quan đến an ninh và trật tự.
Đã có một số quy định tại các điều luật trước về vấn đề này như:
Khoản 15 Điều 15 Luật Công an nhân dân, quy định công an có nhiệm vụ, quyền hạn: "Huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra".
Khoản 18 Điều 2 Nghị định số 106/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an: "Trong trường hợp cấp thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, được huy động, trưng dụng phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển sử dụng phương tiện đó; Trong tình huống có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an theo quy định của pháp luật".
Điều 13 Luật Công an nhân dân và Điều 30 Luật Giao thông đường bộ cũng quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; khi xảy ra tai nạn giao thông phải dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn; người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu.
Tuy nhiên, có vài vấn đề còn chưa rõ trong nội dung của Thông tư 01 cần phải thể hiện cụ thể hơn để tránh sự hiểu nhầm hoặc vận dụng không đúng quy định như cần có quy định chặt chẽ việc cảnh sát giao thông được quyền trưng dụng tài sản trong tình huống cấp bách, về thời điểm thế nào, điều kiện thế nào, thẩm quyền thế nào thì được sử dụng quyền này. Quy định chi tiết tại văn bản ở tầm nghị định; tronng đó, cần phải quy định rõ thời điểm, điều kiện, thẩm quyền, trình tự thủ tục để thực hiện quyền này mới nói được cảnh sát giao thông trưng dụng đúng hay không đúng. Cần quy định về vấn đề trách nhiệm của người thi hành, chế tài nếu anh lạm quyền, trưng dụng sai phải chịu trách nhiệm thế nào? Anh sai thì anh phải bồi thường, phải bị kỷ luật ra sao?
Những nội dung cần chỉnh sửa sẽ giúp cho những quy định liên quan đến giải quyết các sự việc trên giao thông đường bộ. Đồng thời, cũng có thể tránh để những dư luận xấu xỏ xiên, xuyên tạc bản chất của những nội dung trong Nghị định còn quy định một cách chung chung; dễ gây hiểu nhầm; cũng là cơ sở cho việc đưa Nghị định vào áp dụng trong cuộc sống góp phần làm tốt công tác quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ và giải quyết những tình huống phức tạp, đột xuất có liên quan đến an ninh và trật tự.
Hình ảnh chiến sĩ CSGT làm việc trên đường
Nguyễn Nga
Việc ban hành thông tư 1/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an về “Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông là hoàn toàn cần thiết, nó góp phần không nhỏ vào việc giúp cho lực lượng chức năng có thể kịp thời xử lí trong các tình huống khẩn cấp. Bên cạnh đó khi trưng dụng phương tiện thì cần phải có quyết định của Bộ trưởng BCA và nếu hư hại thì người dân sẽ được bồi thường. Do đó mọi người không cần lo lăng sẽ phát sinh tiêu cực hoặc bị thiệt hại về tài sản khi áp dụng thông tư này.
Trả lờiXóa