XỨ THANH
Người dân thế giới đang hướng sự tập trung vào nước Pháp – nơi xảy ra vụ khủng bố đẫm máu tại thành phố Nice làm hơn 80 người bị chết và rất nhiều người khác bị thương. Hung thủ sử dụng một chiếc xe tải nặng 18 tấn đi với tốc độ 80km/h vào thời điểm người dân Pháp đang đi dự lễ quốc khánh Pháp. Rõ ràng các vụ khủng bố liên tiếp tại Pháp là một bài học đắt giá cho các nước phương Tây khác đặc biệt là Mỹ trong tình hình hiện nay.
Thứ nhất, Mỹ luôn chủ trương xây dựng các “giá trị Mỹ” về dân chủ, nhân quyền… những thứ gọi là “đặc sản” của Mỹ. Thông qua các “giá trị Mỹ”, Mỹ có thể truyền bá, áp đặt và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác đặc biệt tại các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi thời gian qua. Tuy nhiên, ý đồ của Mỹ cũng như của các quốc gia phương Tây dẫn đến một Trung Đông và Bắc Phi bất ổn, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và là đối tượng chính trong các vụ khủng bố đẫm máu tại các nước Châu Âu thời gian qua.
Thứ hai, giống như Pháp, trong nội bộ nước Mỹ hận thù sắc tộc còn rất nặng nề. Dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Obama – vị tổng thống da mầu đầu tiên, tưởng chừng nước Mỹ sẽ bước sang kỷ nguyên thống nhất tuy nhiên vấn đề sắc tộc trong Mỹ lại càng sâu sắc và rõ rệt hơn bao giờ hết mà điển hình chính là việc tại Dallas khiến 05 cảnh sát bị bắn chết trong lễ biểu tình việc hai người da đen bị cảnh sát Mỹ bắn chết trước đó, vụ việc thể hiện sự mâu thuẫn giữa những người da đen với những người da trắng trong lòng xã hội Mỹ mà không thể san lấp. Theo số liệu điều tra liên quan phân biệt chủng tộc do Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện và công bố hồi tháng 6-2016: chỉ 46% số người Mỹ da trắng cho rằng các quan hệ sắc tộc là tốt đẹp (con số này giảm đi rất nhiều so với tỉ lệ 66% nghĩ như thế hồi mùa hè 2009, tức không lâu sau khi ông Obama nhậm chức); ở nhóm người Mỹ gốc Phi sự sụt giảm niềm tin còn thê thảm hơn: chỉ 34% cho rằng quan hệ còn tốt, trong khi con số hồi tháng 6-2009 là 59%.
Thứ ba, Mỹ cũng là quốc gia tiếp nhận dòng người di cư từ các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi. So với các quốc gia Châu Âu thì Mỹ là quốc gia tiếp nhận số người nhập cư từ Trung Đông ít hơn. Tuy nhiên, trên thực tế việc tiếp nhận, bố trí cho những người di cư vào lòng xã hội Mỹ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khủng bố. Các đối tượng khủng bố có điều kiện len lỏi trong đoàn người di cư để vào Mỹ và thực hiện các vụ khủng bố đẫm máu khác. Bên cạnh đó, quy định kiểm soát súng đạn tại Mỹ vẫn còn rất lỏng lẻo và đó chính là nguy cơ tiềm ẩn các vụ khủng bố đẫm máu có thể xảy ra tại Mỹ.
Liên tiếp các vụ khủng bố xảy ra ở Pháp thời gian qua có lẽ buộc Mỹ không thể không dè chứng cảnh giác. So với các quốc gia châu Âu, việc sở hữu vũ khí ở Mỹ cũng dễ dàng hơn do sức ép từ các ông chủ tài phiệt lái súng làm cho các nỗ lực siết chặt kiểm soát vũ khí của Chính quyền ông Obama gặp nhiều khó khăn. Đó cũng chính là nguy cơ tiền ầm khả năng xảy ra khủng bố nếu Mỹ không dần thay đổi các chính sách bá quyền áp đặt gây bức xúc trong cộng động người hổi giáo của mình.
Trả lờiXóaNước Mỹ vốn đã được coi là tay phù thủy nuôi âm binh là những tên khủng bố khét tiếng nhất, là cha đẻ sản sinh và dung dưỡng cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế nhằm phục vụ cho các mục đích chính trị của mình. Cho nên, không có gì là sai nếu nói Mỹ chính là tên khủng bố lớn nhất. Nghịch dao thì sẽ có ngày bị dao cắt, chơi với lửa sẽ có ngày bị lửa thiêu. Hơn cả Pháp, tin rằng nước Mỹ vẫn chưa quên vụ 11/9, bài hoijc vẫn còn nhãn tiền cho những kẻ dùng mọi thủ đoạn để theo đuổi chủ nghĩa bá quyền.
Trả lờiXóaCó lẽ sau vụ 11/9, nước Mỹ ít xảy ra những vụ khủng bố đẫm máu như ở các nước châu Âu thời gian qua không phải là mầm mống nguy cơ xảy ra khủng bố ở Mỹ đã được giải quyết, không phải là tình báo Mỹ hoạt động hiệu quả hơn, cũng không phải là chính quyền Mỹ đã kiểm soát được, mà do Mỹ đã tận dụng được lợi thế riêng có của mình là khoảng cách địa lý, giống như Mỹ đã tranh được cả hai cuộc chiến tranh thế giới. Tuy nhiên, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, sự theo đuổi chủ nghĩa bá quyền và những kẽ hở trong kiểm soát vũ khí vẫn sẽ là nhưng mối lo ngay ngáy từng ngày đối với người dân Mỹ, không biết khi nào lại có một vụ xả súng, đánh bom xảy ra. dẫu sao thì, được sống trong một đất nước hòa bình, ổn định vẫn là một niềm hạnh phúc lớn lao mà người Việt chúng ta nên trân trọng thay vì mơ mộng hão huyền vào một xứ sở thiên đường dân chủ giả tạo như Mỹ.
Trả lờiXóaBài học cho Mỹ khi mà những thứ Mỹ đang làm quá giống với Pháp, xây dựng cái gọi là dân chủ nhân quyền kiểu Mỹ, phân biệt sắc tộc, tôn giáo, đàn áp các dân tộc khác,.. Tất cả đều là tiền đề cho khủng bố lớn mạnh và đặt mục tiêu là Mỹ. Không sớm thì muộn thì bọn khủng bố cũng sẽ chon Mỹ là nơi ghé thăm tiếp theo của chúng.
Trả lờiXóasau vụ khủng bố ở Pháp, lại ngay đúng vào dịp quốc khánh Pháp, khi toàn thể người dân đang vui mừng trong niềm vui ngày quốc khánh thì có lẽ vấn đề an ninh ở Pháp đang đặt vào tình trạng báo động! và với một đất nước có tình hình chính trị, thành phần người dân giống với Pháp như Mỹ thì có lẽ họ cũng nên cẩn thận vì bạo lực rất dễ bị lan rộng!
Trả lờiXóađúng là Mỹ có rất nhiều nét tương đồng với Pháp trong các mặt chính trị và thành phần dân tộc! chưa nói gì nhiều tới vấn đề thành phần dân tộc nhưng riêng về vấn đề nhân quyền dân quyền này nọ, Mỹ luôn tự hào và lên lớp nhiều quốc gia khác nhưng ngay chính bản thân họ lại đang là nước vi phạm sâu sắc vấn đề ấy!
Trả lờiXóacứ nhìn vào tình hình nước Mỹ hiện nay là biết thôi! ông Obama là người tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ, nhưng nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ vẫn còn đang tồn tại và chưa có dấu hiệu dừng lại! như vậy thì mọi người có thể biết được vấn đề rồi! chưa kể Mỹ cũng đã có những cuộc khủng bố nhưng chỉ là không công khai mạnh mẽ thôi!
Trả lờiXóaPháp sẽ là bài học to lớn dành cho Mỹ. Có lẽ lúc này Mỹ cũng đang rất lo lắng cho số phận của đất nước mình. So với Pháp thì có lẽ Mỹ là mục tiêu được nhiều kẻ nhòm ngó hơn cả ấy chứ. Nếu không cẩn thận thì Mỹ sẽ còn phải chịu hậu quả lớn hơn nhiều.
Trả lờiXóa