XỨ THANH
Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định pháp luật là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà nước ta trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của quần chúng nhân dân, tổ chức, cơ quan trong nước đồng thời loại trừ các kẽ hở để các tội phạm lợi dụng để xâm hại quyền và lợi ích công dân Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật không phải là một sớm, một chiều có thể thực hiện ngay lập tức mà cần có quá trình áp dụng, hoàn thiện. Tuy nhiên, một số đối tượng chống đối lại luôn lợi dụng vấn đề đó để kích động, đả kích các quy định pháp luật của chúng ta, coi đó là không có tự do, dân chủ. Đây là một ý thật thiển cận mà chúng ta cần phải nhìn nhận khách quan mà cụ thể:
Nghị định 72/2016/NĐ-CP về hoạt động nhiếp ảnh do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký và sẽ có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam viết tại điểm 9, điều 3 với định nghĩa "Triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh là hình thức phổ biến, giới thiệu, trưng bày, trình chiếu tác phẩm nhiếp ảnh, bao gồm cả triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh trên mạng internet." Điều 11 của nghị định này ghi rõ "Tổ chức, cá nhân tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam phải có giấy phép triển lãm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp." Một số phóng viên thiển cận lại coi các quy định này là “vô lý”, “Thế giới chúng ta sống bây giờ là thế giới phẳng. Nhu cầu chia sẻ thông tin là một nhu cầu chính đáng và tất yếu của xã hội. Và sự tự do ngôn luận, tự do biểu đạt ý kiến cá nhân cần được động viên để đi cùng sự phát triển của xã hội”.
Các quy định của pháp luật không những điều chỉnh các hành vi của cá nhân, tổ chức và đồng thời còn phải đứng trên góc độ quyền và lợi ích của đối tượng (là cá nhân, tổ chức) để đảm bảo cho hoạt động của các nhiếp ảnh gia đó không được xâm phạm đến quyền riêng tư, ảnh hưởng đến cuộc sống, lợi ích của cá nhân đó. Đây mới là quyền đáng và cần pháp luật bảo vệ. Đã có rất nhiều trường hợp các nhiếp ảnh gia, phóng viên đã tự ý chụp ảnh cá nhân, up lên các trang mạng đặc biệt các bức ảnh về đời tư của cá nhân đó dẫn đến xâm hại nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng thậm chí có những trường hợp trả giá bằng tính mạng, cuộc đời của người ta. Do đó, xuất phát từ chính thực tế hiện nay, chúng ta cần siết chặt hoạt động của phóng viên, nhiếp ảnh gia để vừa đảm bảo hoạt động của họ đúng hướng, đúng mục đích ngược lại không nhằm xâm phạm quyền và lợi ích của cá nhân khác.
Tại các quốc gia khác như Mỹ và các nước phương Tây đều ban hành các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền riêng tư, nhân phẩm của công dân, bí mật nội bộ của cơ quan, tổ chức để đảm bảo không được tự do xâm phạm các quyền thiêng liêng cao cả đó. Thậm chí, các nước đó họ còn có các chế tài xử lý rất nặng và có tính răn đe trực tiếp như tước giấy phép hành nghề…
Do đó từ thực tiễn triển khai xây dựng và rà soát, hoàn thiện pháp luật từ hợp tác quốc tế trên lĩnh vực lập pháp. Yêu cầu ban hành các quy định trên của Nghị định số 72/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Về hoạt động nhiếp ảnh, thậm chí chúng ta cần sớm luật hoá Nghị định này để đảm bảo quyền công dân không bị xâm phạm
Ở nước ngoài luật pháp của họ về vấn đề này rất chặt chẽ và Việt Nam thực sự cần học hỏi. Những bức ảnh chụp đều phải được sự đồng ý của người chụp mới được đăng tải, nếu không người đăng tải sẽ bị kiện ra trước pháp luật. Ở VN cần xiết chặt vấn đề nhiếp ảnh, đăng tải lung tung trên mạng không chỉ đảm bảo quyền con người mà còn là ngăn chăn hành vi sai trái của bọn tội phạm.
Trả lờiXóaTại các quốc gia khác như Mỹ và các nước phương Tây đều ban hành các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền riêng tư, nhân phẩm của công dân, bí mật nội bộ của cơ quan, tổ chức để đảm bảo không được tự do xâm phạm các quyền thiêng liêng cao cả đó. Thậm chí, các nước đó họ còn có các chế tài xử lý rất nặng và có tính răn đe trực tiếp như tước giấy phép hành nghề…
Trả lờiXóatheo mình nghĩ Nhà nước nên cần siết chặt hoạt động của phóng viên, nhiếp ảnh gia để vừa đảm bảo hoạt động của họ đúng hướng, đúng mục đích ngược lại không nhằm xâm phạm quyền và lợi ích của cá nhân khác, thông tin đưa ra phải đúng, không được đưa tin kiểu giật gân câu view kiếm tiền, cũng mong các phóng viên nhà báo nên có lương tâm đạo đức của mình hơn trong công việc
Trả lờiXóamọi chuyện đúng là vô cùng nực cười khi mà câu chuyện cá nhân của bất kỳ ai rồi cũng thành một chủ đề bàn tán xôn xao trên khắp các trang mạng xã hội! nếu như là người biết và hiểu chuyện thì lại là một điều khác, đằng này nhiều người lại chả biết gì về vấn đề cũng lại vào bày tỏ quan điểm như thể mình hiểu biết lắm!
Trả lờiXóaquá nhiều sự việc được lan truyền trên các trang mạng xã hội với một tốc độ chóng mặt, nhưng tuyệt nhiên, chả có ai dám đứng lên chịu trách nhiệm về độ chính xác của những thông tin ấy! đúng là nực cười khi ai đó cứ phải cố gắng cho vừa được hết "miệng lưỡi thế gian"!
Trả lờiXóabây giờ công nghệ thông tin nó phát triển quá rồi, phát triển tới mức mà các cụ già hay em nhỏ cũng đã biết đến những mạng xã hội như Facebook, chưa kể tới hàng trăm trang báo điện tử các loại khác nữa! như thế thì tính xác thực của thông tin đang là một dấu hỏi lớn cho mọi người! một vấn đề đáng để lưu tâm!
Trả lờiXóa