TẠI SAO PHÁP LUÔN LÀ MỤC TIÊU TẤN CÔNG HÀNG ĐẦU CỦA KHỦNG BỐ
Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016
Xứ Thanh
Đối tượng khủng bố theo Báo chí Pháp đưa tin đó là một người đàn ông Pháp gốc Tunisia 31 tuổi, đã lao chiếc xe tải với vận tốc lên đến 80km/h vào đám đông người dân Nice đang xem bắn pháo hoa trên Đường đi bộ Anh, con đường ven bờ vịnh ở Nice, Pháp tối 14.7, trong ngày quốc khánh Pháp. Vụ việc xảy ra ngay sau khi nước Pháp đã tổ chức và bảo vệ thành công vòng chung kết Euro 2016. Nhiều nhà phân tích cho rằng, kẻ khủng bố đã lựa chọn thời điểm tấn công rất bài bản, thâm hiểm bởi dường như các lực lượng Phòng, chống khủng bố của Pháp đã quá mệt, và chủ quan sau hơn 1 năm rưỡi chuẩn bị và tổ chức bảo vệ thành công cho kỳ Euro diễn ra ở quê nhà.
[caption id="attachment_11703" align="aligncenter" width="593"]
Xác người nằm la liệt sau vụ tấn công khủng bố đã ám ảnh toàn nhân loại[/caption]
Tuy nhiên, đấy chỉ là vấn đề thời điểm mà kẻ khủng bố lựa chọn, vấn đề quan trọng hơn là xuất phát từ đâu mà tội phạm khủng bố lại luôn lựa chọn nước Pháp là mục tiêu tấn công hàng đầu?
Có thể lý giải bằng mấy luận điểm sau:
Thứ nhất, nước Pháp không hề là thiên đường dân chủ, nhân quyền như lời khẳng định của những chính trị gia nước này.
Sự chênh lệch giàu nghèo, đối xử bất bình đẳng giữa người gốc Pháp với người nhập cư, nhất là những người gốc Phi theo đạo Hồi luôn là chủ đề tranh cãi gay gắt trong lòng nước Pháp. Người nhập cư luôn bị theo dõi, kiểm soát, đối xử bất công ở khắp nơi, thậm chí còn bị đưa vào danh sách tình nghi tội phạm, khủng bố khiến họ luôn nhận thấy không được tôn trọng, bị tách ra khỏi xã hội.
Từ năm 1830, khi Pháp xâm chiếm Algeria, họ đã tiếp nhận không ít người Hồi giáo châu Phi ở ngay trên sân sau của mình. Sau Thế chiến I, Pháp cũng nắm quyền kiểm soát cả Syria và Lebanon. Rất nhiều người Pháp khi đó tới Bắc Phi sinh sống. Chiến tranh Thế giới II kết thúc, những người Bắc Phi lại đến Pháp để làm việc trong các nhà máy, hầu hết được xây dựng tại những khu vực nghèo nàn ở Paris, Lyon hay vùng công nghiệp phía bắc. Các nhà máy về sau bị đóng cửa nhưng những người này vẫn ở lại Pháp, tạo nên một cộng đồng Hồi giáo lớn ở đây, chiếm từ 5 - 10% dân số cả nước.
Thứ hai, Sự “dân chủ” quá trớn trong tự do ngôn luận, báo chí, truyền thông khiến cho Pháp luôn trở thành mục tiêu trả đũa vì sự phẫn nộ của các phần từ khủng bố, nhất là mang màu sắc Hồi giáo.
Chúng ta hẳn chưa quên sự việc tuần báo trào phúng Charlie Hebdo, trụ sở tại số 10 phố Nicolas-Appert, quận 11, Paris, Pháp thường xuyên cho đăng các bức họa nội dung châm biếm về tôn giáo, đặc biệt về những kẻ sùng đạo, các đấng tối cao của các tôn giáo (năm 2006, tờ báo cho đăng 12 bức vụ biếm họa nhà tiên tri Muhammad) sau đó bị khởi kiện bởi các Hiệp hội những tổ chức tôn giáo lớn như Công giáo, hay Hồi giáo tại Pháp cũng như thế giới. Tuy nhiên, các nhà chức trách không những không chấn chỉnh những hành vi quá trớn của Charlie Hebdo, mà còn bác bỏ các đơn kiện ở tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm, lý lẽ họ đưa ra vì nước Pháp là thiên đường của tự do ngôn luận, báo chí nên Charlie Hebdo được phép làm như vậy.
Thứ ba, công tác phòng ngừa khủng bố của các lực lượng vũ trang Pháp còn nhiều sơ hở?
Phụ trách khâu tình báo nắm thông tin về các âm mưu định tiến hành khủng bố, nước Pháp có đến 6 lực lượng tình báo của 3 Bộ Ngành Nội vụ, Quân đội và Kinh tế, nhưng dường như sự phối hợp tập trung thống nhất của các lực lượng là rất yếu, khiến cho thông tin nắm được thường không được xử lý kịp thời đúng với tính chất của việc giải quyết các tình huống đặc biệt khẩn cấp liên quan đến Khủng bố.
Ngoài ra, việc tuyến chiến đối đầu với chủ nghĩa khủng bố quốc tế, kiểm soát súng đạn không chặt chẽ, văn hóa sống trụy lạc của một bộ phận dân Pháp cũng là những điều kiện để nước Pháp trở thành mục tiêu tấn công, trả đũa hàng đầu của chủ nghĩa Khủng bố quốc tế.
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
hãy nhìn từ cái thiên đường ấy sang nước mà luôn là mục tiêu cho việc tố giác là thiếu dân chủ, nhân quyền việt nam. một năm có bao nhiêu vụ khủng bố ở việt nam? có bao nhiêu người chết vì các xung đột sắc tộc, tôn giáo? không biết đâu mới là thiên đường đây?
Trả lờiXóaỞ pháp còn tồn tại nhiều mẫu thuẫn trong xã hội, sự phân biệt sắc tộc sâu sắc. Cũng chính từ những mâu thuẫn sâu sắc đó đã dân tới những sự trả thù trả đũa của khủng bố nhằm vào nước pháp. Bản chất của tư bản từ trước tới giờ vẫn không đổi, đó là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong xã hội không thể mất đi.
Trả lờiXóaĐối với một số nước như Pháp hay Mỹ, tiêu chuẩn thước đo hàng đầu của nhân quyền không phải là quyền được sống, được đối xử bình đẳng mà với họ, nhân quyền phải là tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, biểu tình... Chính việc xem nhẹ quyền được sống, được bình đẳng là nguyên nhân gây ra những cái ung nhọt luôn nhức nhối trong lòng xã hội các nước vẫn tự cho mình là thiên đường của sự tư do, dân chủ này. đến một thời điểm nào đó, nó sẽ vỡ ra và thảm họa lại trút lên đầu của những người dân ở cái xứ sở đó như là một hậu quả tất yếu có thể dự báo trước, một sự trả giá chính quyền mà thôi.
Trả lờiXóaCó lẽ hơn ai hết, nước Pháp, bao gồm cả chính phủ, các học giả, và kể cả người dân Pháp đều hiểu cái căn nguyên sâu xa của điều này. Không thể chỉ đổ lỗi cho sự tàn tạo, cực đoan của chủ nghĩa khủng bố, xong đó chỉ là giọt nước tràn ly, là sự phản kháng lệch lạc của những người bị phân biệt đối xử một cách thô bạo khi họ sống trong một cái xã hội mà màu da, tôn giáo, hay đồng tiền trở thành thước đo nhân cách. Chừng nào điều đó còn tồn tại, thì dù hệ thống tình báo có mạnh đến đâu. chính quyền có siết chặt các biện pháp an ninh đến mức nào thì mầm mống của chủ nghĩa khủng bố cũng sẽ vẫn tồn tại, dù là âm ỉ, chứ hoàn toàn không thể mất đi.
Trả lờiXóaSẽ hoàn toàn không quá đáng khi nói rằng, chính những chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm của chính phủ Pháp đã châm mồi lửa đối cháy sợi dây cháy chậm nối với trái bom của chủ nghĩa khủng bố vốn đã được chôn sâu trong lòng xã hội nước Pháp. Việc nhìn nhận sai lầm về chủ nghĩa khủng bố đã khiến nước Pháp lựa chọn giải pháp sử dụng bạo lực để đối đầu trực diện với chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Họ đã không hiểu rằng bạo lực chỉ đẻ ra bạo lực, chỉ khoét sâu sự thù hằn và làm rộng thêm hố sâu ngăn cách giữa nước Pháp với cộng đồng người Hồi giáo. Trong tất cả những vụ khủng bố gần đây, người ta đều ghi nhận thông điệp nêu rõ lý do là sự trả thù chính sách sử dụng bạo lực và phân biệt đối xử của chính phủ Pháp đối với những người Hồi giáo. Cho nên chừng nào các quốc gia phương Tây còn theo đuổi chính sách này, chừng đó họ còn phải sống trong nơm nớp lo sợ.
Trả lờiXóaViệc tuyến chiến đối đầu với chủ nghĩa khủng bố quốc tế, kiểm soát súng đạn không chặt chẽ, văn hóa sống trụy lạc của một bộ phận dân Pháp cũng là những điều kiện để nước Pháp trở thành mục tiêu tấn công, trả đũa hàng đầu của chủ nghĩa Khủng bố quốc tế. Đây là bài học cho đám rận chủ khi tin vào cuộc sống thần tiên của các nước phương tây.
Trả lờiXóaPháp với thành phần dân tộc rất đa dạng, đặc biệt là bộ phận da màu! từ trước tới nay vấn nạn phân biệt chủng tộc ở Pháp vẫn đang nổi lên như một điều nhức nhối và chưa thể có phương án giải quyết cho Pháp! chính vì điều này cũng tạo lên một làn sóng bức xúc không hề nhỏ trong quần chúng nhân dân Pháp!
Trả lờiXóacó rất nhiều vấn đề đã và đang tồn tại ngay trong lòng nước Pháp và chắc chắn việc xảy ra khủng bố chỉ là vấn đề thời gian và chỉ là hậu quả của những vấn đề còn đang tồn tại kia! nạn phân biệt chủng tộc, chính sách dân chủ tự do hay những dòng người di cư từ nhiều nơi trên thế giới..... quá nhiều vấn đề lớn đang tồn tại mà Pháp chưa giải quyết hết được!
Trả lờiXóacũng may là sự kiện bóng đá lớn nhất nhì thế giới cũng đã trôi qua an toàn, nếu khủng bố diễn ra vào thời điểm ấy chắc thiệt hại sẽ còn lớn nữa! Pháp hay các nước phương Tây nên lấy đây là một bài học và hãy tự nhìn nhận ra những nguyên nhân sâu xa của sự việc này!
Trả lờiXóaTổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) đã gọi Paris là “thủ đô của tệ nạn mại dâm và sự trụy lạc”, trong tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công Paris vào tháng 11/2015 khiến 130 người thiệt mạng. Mặt khác Paris hiện cũng là “địa bàn” tuyển mộ chiến binh IS hiệu quả hơn nhiều thành phố ở các quốc gia phương Tây khác... nó đã khiến Pháp trở nên "nóng " hơn bao giờ hết
Trả lờiXóaVới những giá trị tốt đẹp mà các tôn giáo tại Việt Nam đã đóng góp cho xã hội, cho đất nước cũng như sự hòa hợp giữa các tôn giáo dưới mái nhà chung Việt Nam khiến chúng ta thấy thật yên tâm và hạnh phúc. Khi quay ra nhìn các nước trên thê giới không ít các vụ xung đột giữa các tôn giáo gây thương vong lớn cả về người và của, mà ngày 14/7 đã đi vào lòng người dân Pháp như 1 thảm kịch không còn tử nào có thể mô tả được. Có lẽ tội phạm khủng bố hiện đang là mối lo ngại, là nỗi khiếp sợ của thế giới. Đặc biệt là các nước được các tổ chức khủng bố quốc tế coi như là kẻ thù số 1. Chúng không từ một thủ đoạn nào để thực hiện dã tâm của mình.
Trả lờiXóaXin chia buồn với những gia đình có nạn nhân bị hại tại Nice – Pháp. Có lẽ chưa khi nào người dân Pháp cũng như người dân Châu Âu phải sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi thế này. Nguy cơ khủng bố vẫn đang hiện hữu đối với không chỉ nước Pháp. Và việc nước Pháp sẽ đối phó với nguy cơ này như thế nào, đặc biệt là chính sách của Pháp liên quan đến công tác chống IS khi là đồng minh của Mỹ, cũng như sẽ bảo vệ an toàn cho người dân như thế nào, chả lẽ mấy năm liền Pháp vô cớ đều hứng chịu thảm kịch khủng bố ư, đó là câu hỏi không dễ để Chính phủ Pháp đưa ra được giải pháp triệt để cho vấn đề khủng bố.
Trả lờiXóaSau hàng loạt những gì mà khủng bố đã làm, có thể khẳng định rằng: tội ác của khủng bố là vô cùng lớn,..chúng đang đe dọa đến sự sống còn của loài người. Mỗi người vô tội bị giết dưới tay khủng bố không chỉ là sự mất mát của gia đình , quê hương, đất nước nạn nhân mà nhân dân thế giới nói chung. Trong lúc này, chúng ta chỉ còn có cách cầu nguyện cho những linh hồn không may là nạn nhân của khủng bố và hy vọng rằng trong tương lai gần, không 1 thành phố nào trên thế giới phải hứng chịu thảm kịch như Nice trong ngày quốc khánh Pháp 14/7 vừa rồi. Một lần nữa gióng lên hồi chuông cho cộng đồng quốc tế ngăn chặn tệ nạn khủng bố đang có chiều hướng gia tăng và manh động, máu lạnh hơn
Trả lờiXóaLiệu rằng có ai đưa ra câu hỏi tại sao phía nước Pháp đã có nhiều công tác thắt chặt an ninh, đặc biệt là tại các cửa khẩu quốc tế nhằm ngăn chặn những thành viên của tổ chức khủng bố xâm nhập vào nước Pháp. Chính sách nhập cư của Pháp có vấn đề hay chính sách tôn giáo, nhất là với thế giới Hồi giáo của họ ư? ti tỉ câu hỏi được đặt ra cho nhà cầm quyền Paris để họ giải quyết trong những ngày gần nhất. Cái người dân chúng tôi cần là sự quyết tâm trong cuộc chiến chống khủng bố và chính là bảo vệ cho nhân dân của mình thay vì những cuộc họp vô bổ tìm cách tháo gỡ vấn đề. Xin mạnh dạn trao đổi
Trả lờiXóaKhoảng 23 giờ 20 phút đêm 14/7, một xe tải đã lao với tốc độ 80km/h vào đám đông đang đứng xem pháo hoa chào mừng Ngày Quốc khánh trên Đại lộ “La Promenade des Anglais” ở trung tâm thành phố Nice, miền Nam nước Pháp. Ít nhất 73 người thiệt mạng và 100 người bị thương. 1 con số đáng sợ với tội ác khủng bố, Rất may cảnh sát đã kịp thời bắn hạ tên khủng bố này. Nếu không bắn hạ kịp thời, bom nổ thì không biết sẽ có bao nhiêu thương vong dân thường nữa. Xin chia buồn cùng các nạn nhân của vụ khủng bố này nói riêng và người dân Pháp nói chung
Trả lờiXóaCó lẽ vụ 14/7 vừa qua là vụ khủng bố đẫm máu nhất, diễn ra vào thời điểm tập trung đông người, nhằm lúc lực lượng an ninh Pháp dường như chùng xuống sau cao điểm bảo vệ Euro hè qua. Pháp luôn là mục tiêu khủng bố của các tổ chức, và Pháp cũng là nơi mà các tổ chức khủng bố điều động được nhiều quân nhất. Tại sao thế nhỉ? Có phải là do việc tự do sử dụng súng đạn hay việc kiểm soát dòng người nhập cư? Hy vọng trong 1 thời gian ngắn nữa, Pháp và châu Âu sẽ bình ổn được tình hình và tránh được những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Trả lờiXóaXin chia buồn với người dân nước Pháp. Trong thời khắc này, chúng ta chẳng biết làm gì hơn ngoài việc cầu nguyện cho những người dân vô tội xấu số đã bỏ mạng vì những phần tử cực đoan. Vụ việc tại Nice này đã nối dài danh sách các vụ tấn công khủng bố tại Pháp từ năm 2012 đến nay. Gần đây nhất là loạt vụ tấn công khủng bố tháng 11/2015 làm 130 người chết là thảm kịch đẫm máu nhất vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của gia đình các nạn nhân và với những người dân Pháp khác. Pay for Nice
Trả lờiXóacác cụ có câu : không có lửa làm sao có khói , đúng là chẳng sai, tự gọi mình là "thiên đường dân chủ" nhưng bên trong nước pháp còn tồn tại quá nhiều bất công, tệ nạn, phận biệt đối xử, bạo hành, .... dẫn đến hàng loạt các vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước này trong những năm qua chứ không riêng gì thời gian gần đây
Trả lờiXóacả thế giới đau lòng trước những hành động khủng bố vô nhân đạo đã xảy ra với nước pháp, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận lỗi cũng 1 phần thuộc về chính người Pháp khi để tình trạng xảy đến mức này, người dân Pháp đang phải gánh chịu hậu quả không hề mong muốn từ chính những gì họ đã làm
Trả lờiXóaThật nực cười, ở xứ được coi là thiên đường của tự do, dân chủ ấy thế mà vẫn phải nơm nớp lo sợ khi ra đường vì có thể bị bắn chết bất cứ lúc nào. Nếu như thế thì tự do, dân chủ ở chỗ nào đây. Hay nó chỉ là giả hiệu, là cái mã bền ngoài thôi.
Trả lờiXóaPhân tích bên lề sự việc, một số ý kiến đã cho rằng sở dĩ nước Pháp liên tục bị khủng bố và dù cố gắng nhưng cho đến nay lực lượng an ninh nước này mới chỉ đối phó một cách bị động đối với những nguy cơ từ các tổ chức khủng bố hiện hữu ngay trong lòng đất nước là xuất phát từ việc nước này nói riêng và Châu Âu nói chung đã quá vội vàng và ồ ạt tiếp nhận các trường hợp xin tị nạn chính trị (từ các nước chủ yếu là Châu Phi, Trung Đông, nơi được cho là hang ổ của các tổ chức khủng bố quốc tế) mà không sử dụng một nước thứ ba làm trạm trung chuyển và sàng lọc trước.
Trả lờiXóa