VÌ SAO XẢY RA ĐẢO CHÍNH TẠI THỔ NHĨ KỲ
Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016
XỨ THANH
[caption id="attachment_11712" align="aligncenter" width="470"]
Tổng thống Erdogan[/caption]
Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia trong khối EU, vừa xảy ra một cuộc đảo chính hôm 15/7. Sự việc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ giữa lực lượng quân đội với Chính phủ của Tổng thống Erdogan gây sốc với các quốc gia khác đặc biệt trong khối Liên minh Bắc Đại Tây dương NATO nhất là trong thời điểm uy tín và ảnh hưởng của Tổng thống Erdogan ngày càng lên cao trong lòng người dân với những kết quả đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành quốc gia phát triển vượt bậc so với thời điểm những năm 2000.
Ông Erdogan là người đồng sáng lập đảng cầm quyền Công lý và Phát triển (AKP) năm 2001, lên làm thủ tướng từ năm 2003, Erdogan chủ trương xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ là một nước hiện đại với một hệ thống chính trị và đảng phái khá tương tự với các nước châu Âu và Bắc Mỹ khác. Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời thủ tướng Erdogan phát triển thành một cường quốc ở Trung Đông, trở thành hình mẫu của Trung Đông cũng như thế giới Hồi giáo, đã đón tiếp rất nhiều lãnh đạo phương Tây đến thăm và phát triển quan hệ.
Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ dần phát triển dưới thời Thủ tướng Erdogan. Trong vài năm, đầu tư nước ngoài vào Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua tổng đầu tư nước ngoài từ khi Thổ Nhĩ Kỳ thành lập đến năm 2000. Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu kích hoạt thương lượng gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2004, kinh tế tăng trưởng và thân thiết với EU đã làm tăng uy tín ông Erdogan trong lòng người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Khi nhiệm kỳ thủ tướng theo hiến pháp năm 2014 và chạy đua vào ghế tổng thống. Ông Erdogan đã cố gắng sửa đổi hiến pháp cho vị trí Tổng thống nhiều quyền lực hơn. Đảng AKP dưới thời Tổng thống Erdogan lại càng thừa cơ đẩy mạnh nỗ lực làm suy yếu các thành phần có ảnh hưởng đến chính trị. Ngoài quân đội AKP nhắm đến, thâu tóm hoặc làm suy yếu các thế lực kinh tế trong nước, bắt đầu từ các đế chế truyền thông, viễn thông, năng lượng, hệ thống bán lẻ… Dưới thời của Tổng thống Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ đang trở thành quốc gia mâu thuẫn nặng nề đặc biệt giữa lực lượng quân đội, thành phần có ảnh hưởng chính trị với phe cánh của Tổng thống Erdogan. Trước cuộc đảo chính ngày 15-7, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã từng ba lần đảo chính vào các năm 1960, 1971 và 1980, cũng vì các chính phủ trước muốn làm suy yếu quân đội.
Bên cạnh đó, việc Tổng thống Erdogan tham gia vào chiến dịch Syria, tác động thêm sâu sắc mâu thuẫn trong nước đặc biệt việc Thổ Nhĩ Kỳ vừa là mục tiêu của các vụ đánh bom khủng bố của Tổ chức Hồi giáo tựng xưng IS dẫn đến càng gây phức tạp tình hình nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù cuộc đảo chính đã được lực lượng ủng hộ Tổng thống Erdogan kiềm chế, tuy nhiên trên thực tế mâu thuẫn giữa các lực lượng trong nước ngày càng lên cao khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng trở nên bất ổn hơn bao giờ hết, chừng nào mâu thuẫn vẫn còn thì ngày đó Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sẽ xảy ra các đảo chính giành chính quyền.
Tags:
Bộ sưu tập,
Thế Giới
Mặc dù cuộc đảo chính đã được lực lượng ủng hộ Tổng thống Erdogan kiềm chế, tuy nhiên trên thực tế mâu thuẫn giữa các lực lượng trong nước ngày càng lên cao khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng trở nên bất ổn hơn bao giờ hết, chừng nào mâu thuẫn vẫn còn thì ngày đó Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sẽ xảy ra các đảo chính giành chính quyền.
Trả lờiXóaCuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ là sự việc được nhiều chuyên gia tiên lượng từ trước bởi nó là hậu quả nhãn tiền của những bất ổn trong nội bộ đất nước này khi lực lượng Quân đội và Cảnh sát không thống nhất được nhiệm vụ chính là bảo vệ sự yên bình cho đất nước
Trả lờiXóa