CĂN CỨ NÀO HAY CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ MỘT SỰ QUY CHỤP???
Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017
Chiều thứ Năm 8/12, cái gọi là Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos của Quốc hội Mỹ đã tổ chức một buổi hội thảo về tình hình nhân quyền thế giới, xoay quanh chủ đề Nhân quyền trên thế giới với tựa đề: “Ghi nhận hiện tại và Hướng tới tương lai”. Buổi hội thảo này chẳng khác gì những chương trình trước đây mà Mỹ đã thực hiện. “Nhân quyền” chỉ là cái cớ và là công cụ quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Mỹ. “Nhân quyền” là chiêu trò mà Mỹ nghĩ ra để gây sức ép với các nước nhỏ, các nước có thể chế chính trị không theo mong muốn của Mỹ. “Nhân quyền” từ lâu đã là một thứ bị lợi dụng một cách hữu hiệu để nhằm thực hiện các mục đích chính trị xấu.
Với Việt Nam, buổi hội thảo lần này cũng chẳng khác những gì đã xảy ra trước đây mà Mỹ nhằm vào Việt Nam. Một số dân biểu Mỹ có thái độ cực đoan đối với nước ta luôn muốn lợi dụng những buổi “hội thảo” nửa mùa như thế này để lồng ghép những nội dung xấu, xuyên tạc vấn đề quyền con người tại Việt Nam. Mặc dù quyền con người ở Việt Nam được quy định rất rõ ràng và được pháp luật quốc gia bảo hộ; thế nhưng, những giọng điệu giả dối, xuyên tạc của đám dân biểu cực đoan ở Mỹ luôn muốn dựng chuyện và tạo nên một bức tranh tồi tệ về nhân quyền trong nước.
Trong buổi “hội thảo” đó, Alan Lowenthal (một dân biểu có tư tưởng cực đoan) đã mượn câu chuyện nhân quyền, cách đánh giá, nhận xét phiến diện, chủ quan, vô căn cứ để nói về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Nhân vật này đã khẳng định quy chụp rằng: “…tình trạng chính quyền Việt Nam trong năm qua gia tăng đàn áp tôn giáo cũng như Quốc Hội Việt Nam vừa thông qua Dự Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mà các tổ chức tôn giáo lên tiếng cho rằng siết chặt quyền tự do tôn giáo của hàng triệu người dân. Nhiều blogger bị bắt giữ và nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ hàng trăm tù nhân lương tâm, như trường hợp Blogger Nguyễn Tiến Trung, một tiếng nói cho nền chủ tại Việt Nam nhưng bị cầm tù vì tội “âm mưu lật đổ chính quyền”, hay Mục sư Nguyễn Công Chính bị ở tù 11 năm vì niềm tin tín ngưỡng và Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vì lên tiếng cho nhân quyền”.
Rõ ràng đây là một sự quy chụp, xuyên tạc trắng trợn vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Việc đánh đồng những đối tượng vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam đối với việc thực hiện quyền con người là thủ đoạn rất tinh vi mà bấy lâu nay Mỹ vẫn làm. Bản chất chính trị xấu xa của những dân biểu như Alan Lowenthal xuyên tạc, lợi dụng vấn đề nhân quyền như một công cụ ngoại giao đối với nước ta là quá rõ khi nghe câu nói này của Alan Lowenthal:
“Tôi nghĩ rằng Việt Nam muốn gia tăng hợp tác với Mỹ thì họ phải tôn trọng nhân quyền của người dân cũng như quyền tự do tín ngưỡng. Chính quyền Việt Nam rất cần bắt tay thực hiện ngay từ bây giờ và chúng tôi luôn thúc giục họ trong việc này.
Tôi đoan chắc cộng đồng người Việt hải ngoại, những người rời khỏi nước từ thập niên 70 đến giờ cũng muốn kết nối với chính phủ tại quê nhà nhưng vì tình trạng vi phạm nghiêm trọng nhân quyền ở quốc gia này đã gây nên sự cản trở. Vì thế chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm những giải pháp để cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam và chúng tôi sẽ luôn nhắc nhở Hà Nội về điều đó.”
Còn cách hiểu nào khác hơn rằng câu chuyện “nhân quyền” và những buổi họp “nhân quyền” như thế này chỉ là một trò hề!!!
Alan Lowenthal trả lời phỏng vấn của RFA
Quang Thuận
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI,
dân chủ
“Nhân quyền” chỉ là cái cớ và là công cụ quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Mỹ. “Nhân quyền” là chiêu trò mà Mỹ nghĩ ra để gây sức ép với các nước nhỏ, các nước có thể chế chính trị không theo mong muốn của Mỹ. Quyền con người ở Việt Nam được quy định rất rõ ràng và được pháp luật quốc gia bảo hộ; thế nhưng, những giọng điệu giả dối, xuyên tạc của đám dân biểu cực đoan ở Mỹ luôn muốn dựng chuyện và tạo nên một bức tranh tồi tệ về nhân quyền trong nước.
Trả lờiXóaKiểu họp bàn về nhân quyền như thế này nó giống như cái gì đó làm trò vui cho dư luận và biến những người chân chính thành công cụ của những kẻ lợi dụng vào nhân quyền vậy
Trả lờiXóaNói đi cũng phải nói lại, ngay tại nơi phát sinh các tiêu chuẩn về nhân quyền còn đầy rẫy cái gọi là “Nhân quyền - Made in USA”, thoảng qua có thể làm người đọc giật mình. Mỹ hiện là nước có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới. Theo một thống kê thì 1% dân số Mĩ nắm giữ 99% tài sản nước Mĩ và 99% dân số còn lại chỉ sở hữu 1% tài sản quốc gia. Vậy thì có thể thấy rằng quyền làm chủ đất nước Mĩ sẽ rơi vào tay 1% dân số Mĩ đang nắm giữ khối lượng tài sản lớn, 99% dân số còn lại hoàn toàn không có quyền quyết định công việc đất nước. Hệ thống chính trị ở Mỹ chỉ phục vụ cho quyền lợi của những kẻ có máu mặt, những ông chủ tư sản kếch xù khiến dân chúng ngày càng tỏ ra chán chường về mặt chính trị. Vì vậy, các vị dân biểu Mỹ hãy nhìn lại mình trước khi đóng dấu can thiệp nhân quyền cho Nguyễn Văn Đài.
Trả lờiXóaNhững việc làm của Mỹ về phân biệt chủng tộc đamh diễn ra gay gắt và quyết liệt đang xảy ra tại Mỹ. Điều này chứng tỏ Mỹ vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Mỹ đang là vấn đề nan giải mà các chính trị gia ở Mỹ vẫn chưua giải quyết đk. Nước mình còn chưa lo nổi ấy thế mà lại đi lo chuyện bao đồng của nước khác, làm thế khác nào chưoi thẳng vào ngay chính mặt mình. Các chính trị gia tại Mỹ không nên quy chụp trách nhiệm lên vai trò lãnh đạo của Đảng là tác nhân trực tiếp.
Trả lờiXóaVà với danh nghĩa đấu tranh vì quyền lợi nhân dân thế giới "nhân quyền cao hơn chủ quyền" "phòng chống khủng bố" Mỹ đã gieo xuống Iraq, Afghanistan những cuộc đánh bom liều chết đẫm máu diễn ra hàng ngày hàng giờ, biến nhân dân những nước này từ có nhà cửa trở thành vô gia cư, ngày đêm nơm nớp lo sợ. Trong khi đó Mỹ lại thể hiện chính sách "lạnh nhạt" với các nước nghèo Châu Phi, hay như hành động đóng cửa không cho người tỵ nạn Syria vào đất nước mà "nhường" cho các nước láng giềng khác. Vậy "nhân quyền" đã tồn tại ở Mỹ chưa? Hay nó chỉ nằm trên mồm giới chức chính phủ Mỹ, là cái cớ để Mỹ can thiệp lũng đoạn các quốc gia khác? Nhàm vl
Trả lờiXóaCó lẽ mang danh đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền nhưng số lượng zân chủ nhập chuồng vì vi phạm pháp luật ngày càng nhiều. Vừa qua các cơ quan chức năng đã xử lý với một số nhà “dân chủ” vì các hành vi vi phạm pháp luật như xét xử Cấn Thị Thêu về tội gây rối trật tự công cộng hay bắt giam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Đấy là chưa kẻ thủ lĩnh Nguyễn Văn Đài đã bị bắt từ năm 2015. Điều này đang khiến mặt nạ lợi dụng nhân quyền để chống phá của các đối tượng bị phanh phui, xử lý. Đấy cũng là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc cho các đối tượng còn lại. Hajzzzz biết rồi khổ lắm nói mãi các nhà nhân quyền dân chủ mả mịa ở bên kia đại dương ơi
Trả lờiXóaCó những sự khác biệt khi nói về nhân quyền ở hai nước Mỹ và Việt Nam. ở Mỹ người ta dạy với nhau nhân quyền bằng súng đạn còn ở Việt Nam họ dạy nhau dân quyền dân quyền từ truyền thống gìn giữ văn hóa nét đẹp trong cuộc sống. nhân quyền hai nước khác nhau rất nhiều bởi vậy mới biết được được người Mỹ khao khát và muốn chiếm đóng Việt Nam từ rất lâu. trong năm vừa qua nhân quyền Mỹ được phen hú vía với tình trạng bị chính quyền ngầm theo dõi. họ nói họ có nhân quyền nhưng đằng sau là những việc làm xâm phạm nghiêm trọng đến việc này. còn ở Việt Nam tuy chưa giàu có như Mỹ nhưng chúng tội biết cách làm người dân cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống của họ.
Trả lờiXóaTừ trước đến nay Mỹ và các nước đồng minh luôn lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền để chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Trong khi đó, qua bài viết tác giả đã nêu bật lên vấn đề và nói rất rõ cho chúng ta hình dung cái gọi là nhân quyền ở Mỹ. Hình như nhân quyền ở Mỹ là kêu gọi thả những người vi phạm pháp luật, là đặt máy nghe lén các nước đồng minh... Đúng là ở đời này đừng nên xem xét một ai mà chưa nhìn lại chính mình!!!
Trả lờiXóaNước Mỹ luôn “vỗ ngực, xưng vương” cho mình là số một trong việc thực thi quyền con người, đảm bảo quyền cơ bản của công dân và tự cho mình cái quyền được phán xét, chỉ trích, bình phẩm, thậm chí là can thiệp một cách có hệ thống vào công việc nội bộ của các quốc gia trên cơ sở là lực lượng tiến hành “ bảo vệ và thực thi nhân quyền”. Thế nhưng với tất cả các vụ việc bê bối xảy ra mới thấy rằng chính Mỹ mới là quốc gia vi phạm vấn đề dân chủ nhân quyền nhất và không đủ tư cách để phán xét tình hình nhân quyền quốc gia khác, trong đó có Việt nam. Nước Mỹ không có gì phải ầm ĩ lên làm gì cả. Không hay một chút nào
Trả lờiXóaVới nước Mỹ thì Việt Nam luôn là một chủ đề nóng, Mỹ luôn "lo lắng" cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam mặc dù Mỹ chẳng hiểu gì về nó. Mỹ thừa thời gian làm việc đó những lại không chịu giải quyết những xung đột vẫn hàng ngày tồn tại ngay trong chính nước Mỹ.
Trả lờiXóa