VIỆT NAM ĐỨNG THỨ 131/167 CHỈ SỐ DÂN CHỦ

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017
Tags: , ,

20 nhận xét:

  1. Việc đưa ra một khẳng định rằng năm 2016, Việt Nam đứng thứ 131/167 do một tổ chức có tên EIU của Anh đưa ra càng làm rõ thêm sợi dây liên kết chính trị này.
    Một con số cụ thể, chính xác để các nhà dân chủ đừng ảo tưởng.

    Trả lờiXóa
  2. EIU cũng giống như một số tổ chức giả hiệu khác mà thôi. Đó là những tổ chức hoạt động không phải vì mục đích dân chủ mà chính trị mới là mục đích quan trọng nhất. EIU thực chất là cái bệ đỡ cho đám rận chủ cuội tiếp tục những hành vi chống phá trong nước mà thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Mỹ hiện là nước có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới. Theo một thống kê thì 1% dân số Mĩ nắm giữ 99% tài sản nước Mĩ và 99% dân số còn lại chỉ sở hữu 1% tài sản quốc gia. Vậy thì có thể thấy rằng quyền làm chủ đất nước Mĩ sẽ rơi vào tay 1% dân số Mĩ đang nắm giữ khối lượng tài sản lớn, 99% dân số còn lại hoàn toàn không có quyền quyết định công việc đất nước. Hệ thống chính trị ở Mỹ chỉ phục vụ cho quyền lợi của những kẻ có máu mặt, những ông chủ tư sản kếch xù khiến dân chúng ngày càng tỏ ra chán chường về mặt chính trị.

    Trả lờiXóa
  4. ừ trước đến nay Mỹ và các nước đồng minh luôn lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền để chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Trong khi đó, qua bài viết tác giả đã nêu bật lên vấn đề và nói rất rõ cho chúng ta hình dung cái gọi là nhân quyền ở Mỹ. Hình như nhân quyền ở Mỹ là kêu gọi thả những người vi phạm pháp luật, là đặt máy nghe lén các nước đồng minh... Đúng là ở đời này đừng nên xem xét một ai mà chưa nhìn lại chính mình!!!

    Trả lờiXóa
  5. Đối với người dân Việt Nam, vấn đề "nhân quyền" được họ cảm nhận trong từng văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước, trong hoạt động sống hàng ngày của mỗi cá nhân, mọi người đều có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo, có quyền lựa chọn những người mà mình tin tưởng để đảm nhiệm những vị cao trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, được đối xử công bằng (thậm chí người dân tộc thiểu số, người nghèo còn có những chính sách ưu tiên, tỷ lệ người nghẻo giảm rõ rệt trong từng năm...), họ được nói những tiếng nói phê bình những hoạt động sai trái của các cán bộ trong bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến địa phương nhằm không ngừng xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh, xứng đáng là lực lượng tiên phong của giai cấp công nhân, nông dân Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  6. Từ trước đến nay, Mỹ luôn tự coi mình là “thẩm phán nhân quyền thế giới”, tự cho mình có cái quyền đi xem xét, đánh giá về tình hình dân chủ, nhân quyền của các nước. Hằng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra bản đánh giá nhân quyền, không tiếc lời lên án chỉ trích các nước mà theo Mỹ có vấn đề về nhân quyền và đòi hỏi các nước này phải thực thi những hoạt động phù hợp với “giá trị nhân quyền Mỹ”. Washington thậm chí còn lấy đó làm cớ để có những tác động quân sự để nhằm lên tiếng bảo vệ người dân, bảo vệ quyền dân chủ và nhân quyền.

    Trả lờiXóa
  7. “Chính quyền Việt Nam đang giới hạn quyền tự do phát biểu và đàn áp những người bất đồng chính kiến, kiểm soát và kiểm duyệt báo chí, giới hạn truy cập Internet và giới hạn tự do tôn giáo, theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động và tiếp tục giới hạn quyền tự do riêng tư của công dân.” Đây là một điều hoàn toàn vô lý bởi lẽ hiện nay chính quyền Việt Nam luôn thực thi các chính sách nhất quán trong việc tôn trọng, thúc đẩy những quyền căn bản của người dân và ngược lại người dân cũng phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thật vô nghĩa

    Trả lờiXóa
  8. Mỹ đang lấy cái gọi là tự do nhân quyền mà áp đặt lên các nước khác trong khi bản chất thực sự của nước Mỹ thì sao có nhân quyền ư, có chăng chỉ là nền nhân quyền với những người da trắng giàu có mà thôi. Mỹ lấy tư cách gì mà đánh giá nhân quyền tại Việt Nam, qua đó chúng ta thấy âm mưu rõ ràng đứng đằng sau cái chuyện đánh giá nhân quyền chẳng qua chỉ là một mưu đồ xấu xa với Việt Nam mà thôi. Nó cậy nó lớn nên nó tự cho mình cái quyền đó mà. Năm nào cũng giống năm nào, vẫn chung một giọng điệu như thế. Đối với Việt Nam thì Mỹ sẽ không bao giờ dừng lại cho đến khi đạt được mục đích của mình.

    Trả lờiXóa
  9. Chúng ta có thể thấy rằng bản phúc trình về nhân quyền năm 2016 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phản ánh sai lệch, không đúng với thực trạng quyền con người ở Việt Nam. Điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch xuyên tạc chống phá. Vì vậy, chúng ta cần nhìn nhận khách quan về bản phúc trình này, không để kẻ xấu lợi dụng để lôi kéo vào các hoạt động chống phá cách mạng.

    Trả lờiXóa
  10. Con số 131/167 chỉ là một con số mà EIU tự tưởng tượng ra mà thôi. Chẳng có căn cứ gì để đánh giá một quốc gia khác có dân chủ hay không nếu như anh không sống trực tiếp ở đất nước đó. Không được như thế thì tất cả chỉ là chém gió.

    Trả lờiXóa
  11. Mỗi khi cơ quan tư pháp Việt Nam xử lý những người vi phạm pháp luật, như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thuỷ, v.v, thì các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước đều lu loa lên rằng “Việt Nam vi phạm nhân quyền”, “đàn áp những người bất đồng chính kiến, dám nói thẳng ý kiến về các vấn đề chính trị, tôn giáo và nhân quyền”. Đấy phải chăng cũng là cơ sở để đánh giá tình hình nhân quyền VN của tổ chức này

    Trả lờiXóa
  12. Đó là sự xuyên tạc, vu cáo hết sức xảo trá, nham hiểm phục vụ mưu đồ can thiệp vào công việc của chúng ta. Tổ chức này đứng sau là ai, chẳng nhẽ không phải là chính phủ Anh quốc. Hãy hiểu rằng, cũng như ở mọi nước khác trên thế giới, Nhà nước Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để có các hành động vi phạm pháp luật. ở Việt Nam, không có đàn áp chính trị, không có ai bị bắt vì lý do chính kiến, tôn giáo; chỉ có những người vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định pháp luật của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  13. Sự thật là qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đương nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn cũng không tránh khỏi có những mặt yếu kém, tiêu cực của một số cá nhân trong bộ máy lãnh đạo, quản lý, điều hành nói chung và trong lĩnh vực đảm bảo nhân quyền nói riêng. Nhưng khi làm báo cáo thì cần phải đánh giá một cách khách quan, toàn diện chứ không thể phiến diện như những gì tổ chức này làm

    Trả lờiXóa
  14. Đây là âm mưu xuyên suốt của địch rồi, chúng cố tình không thừa nhận những thành tựu đã đạt được ở Việt Nam, đặc biệt trên lĩnh vực tự do, dân chủ, nhân quyền. Chúng chỉ nhặt nhạnh những vụ việc tiêu cực, yếu kém riêng lẻ đã được đăng tải công khai trên báo chí Việt Nam để vẽ lên thành bức tranh xám xịt: “Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới vẫn chỉ là con số O; đất nước tụt hậu, nhân dân nghèo, đói; quyền tự do dân chủ của nhân dân, nhất là của đồng bào dân tộc thiểu số và tôn giáo bị xâm phạm nghiêm trọng…”

    Trả lờiXóa
  15. Thủ đoạn dù có nham hiểm, xảo trá đến đâu, nhưng dựa trên cơ sở là những thông tin sai lệch, sự xuyên tạc, vu cáo, bôi đen sự thật khách quan, hoặc mua chuộc, kích động bằng tiền để thực hiện những mục tiêu phi nghĩa, đi ngược lại nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân Việt Nam, thì không thể có tương lai! Bản chất của tổ chức này rồi sẽ có ngày ra ánh sáng

    Trả lờiXóa
  16. Phải nói ngay rằng, đối với Việt Nam hoàn toàn không có “vấn đề nhân quyền”. Từ khi thành lập đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm quyền con người và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Những con số đánh giá tiêu cực về VN của tổ chức này lấy căn cứ từ đâu, hay chỉ là để phục vụ cho âm mưu của Anh quốc

    Trả lờiXóa
  17. Ai ai cũng biết, nhân quyền, hay quyền con người (Human Rights) là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thoả thuận pháp lý quốc tế. Nhân quyền là một trong những thành quả lớn lao của nền văn minh nhân loại, là giá trị mà các quốc gia dân tộc có thể chia sẻ. Nhưng nhân quyền không có nghĩa là quyền vi phạm pháp luật, xin đừng đồng nghĩa điều này, để rồi xuyên tạc trắng trợn tình hình tại VN

    Trả lờiXóa
  18. Trong lúc nhân dân Việt Nam đang phấn khởi, tự hào với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, hăng hái thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì các thế lực thù địch tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Nhân quyền, dân chủ chỉ là chiêu bài trong các hoạt động này mà thôi

    Trả lờiXóa
  19. Rõ ràng đây lại là một cáo buộc hoàn toàn phi lý khác. Việt Nam hoàn toàn không có chuyện cấm đoán về các quyền chính trị của người dân. Tại Việt Nam người dân có quyền bầu cử, ứng cử, có quyền thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua lá phiếu bầu, qua đó có quyền lựa chọn chính quyền đại diện cho mình

    Trả lờiXóa
  20. báo cáo viết: “Chính quyền giới hạn tự do biểu đạt và đàn áp những ai chống đối; thi hành kiểm soát và kiểm duyệt báo chí; giới hạn tự do internet và tự do tôn giáo; tiếp tục giám sát chặt chẽ các nhà hoạt động; và tiếp tục giới hạn quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, liên kết và di chuyển," Tuy nhiên thực tiễn đã chứng minh Việt Nam không vi phạm tự do báo chí, tự do tôn giáo. Đã có nhiều bài viết khẳng định thực tiễn sôi động về tình hình tự do báo chí và tôn giáo tại Việt Nam.

    Trả lờiXóa