Từ xưa đến nay, đất nước
Campuchia luôn là tâm điểm của những rắc rối liên quan đến chính trị trong nội
tại đất nước và hiệu ứng đó còn ảnh hưởng đến cả những nước láng giềng. Với
đường lối đối ngoại hiện nay, Campuchia chưa bao giờ trở thành một chủ thể độc
lập cả nghĩa bóng và nghĩa đen, họ trai mặt đến nỗi có thể nhận bất cứ một sự
hậu thuẫn nào về vật chất, kể cả những vấn đề liên quan chính trị. Trong số đối
tác quan trọng đó phải kể tới đầu tiên chính là Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên,
thời gian qua với những quan hệ chẳng mấy mặn mà đã lấp ló một chủ thể khác
chen chân và giờ đây họ đã công khai quan hệ với Campuchia, đó chính là Trung
Quốc. Tất nhiên, âm mưu Trung Quốc nhăm nhe muốn chi phối Campuchia đã được họ
tiến hành từ lâu và giờ đây chỉ khác nhau về phương thức.
Ông Hunsen và ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
Chính vì vậy mà vừa qua,
Trung Quốc đã tuyên bố ủng hộ chính trị cho Campuchia trong bối cảnh Mỹ cố gắng
tác động vào việc tổ chức bầu cử quốc hội ở nước này năm 2018. Trung Quốc hỗ
trợ các nỗ lực của Campuchia để bảo vệ sự ổn định chính trị và tin rằng không
có gì cản trở cuộc bầu cử diễn ra vào năm tới. Điều này đã được Ngoại trưởng
Trung Quốc Wang Yi nói tại cuộc gặp vào hôm 20/11 với đối tác Campuchia Prakom
Sohon bên lề hội nghị thượng đỉnh Á – Âu ở Naypyidaw, Myanmar. Trước đó, Mỹ đã
nói rõ rằng họ không công nhận cuộc bầu cử ở Campuchia vì không “hợp pháp, tự
do và công bằng”.
Ngày 17/11, Mỹ tuyên bố
ngừng hỗ trợ kinh phí tổ chức bầu cử ở Campuchia. Washington cũng hứa sẽ “có
những bước đi cụ thể hơn” đối với Campuchia. Tất cả những điều này xảy ra sau
khi Tòa án Tối cao Campuchia ra lệnh giải thể Đảng Cứu quốc Campuchia.
Tại Phnom Penh, điều này
được coi là áp lực công khai của Mỹ và là sự can thiệp vào công việc nội bộ của
đất nước. Hun Sen thách thức Mỹ ngừng tất cả viện trợ cho Campuchia. Ông lưu ý
rằng việc chấm dứt viện trợ của Mỹ sẽ không dẫn tới “cái chết” của chính phủ,
nhưng sẽ dẫn tới “cái chết” của một nhóm người phục vụ chính sách của Mỹ. Điều
này đã được trang web của chính phủ Fresh News đưa tin dẫn lời của chính thủ
tướng.
Về phương diện này, các
phương tiện truyền thông phương Tây và các nhà quan sát lưu ý rằng một sự thay
đổi đột ngột theo hướng chống Mỹ là do Hun Sen cảm thấy tự tin khi được sự hỗ
trợ chính trị của Trung Quốc. Để bác bỏ lời chỉ trích của phương Tây, ông đã
cho phép Trung Quốc đầu tư lớn vào nền kinh tế Campuchia. Con số này vượt quá
viện trợ của Mỹ hàng chục lần, dễ thấy nhất trong các dự án cơ sở hạ tầng, mà
không có bất kỳ yêu sách nào đòi hỏi cải cách chính trị.
Không nghi ngờ gì việc
Mỹ đang sử dụng chủ đề bầu cử cho một cuộc tấn công vào chính phủ Campuchia,
khi nước này có quan hệ chiến lược và hợp tác với Trung Quốc. Giám đốc Trung
tâm ASEAN thuộc Viện Quan hệ Quốc tế của Nga, Viktor Sumsky, đã chú ý đến điều
này:
“Campuchia đang ở một
ranh giới rất quan trọng trong sự phát triển chính trị nội bộ. Thủ tướng Hun
Sen đã ở trên cương vị này một thời gian dài, và cho đến nay, vẫn chưa rõ ràng
nhà lãnh đạo chính trị nào có thể thay thế ông. Điều này được mọi người thừa
nhận, kể cả những người muốn gây rắc rối trong năm tới, khi cuộc bầu cử diễn ra
ở Campuchia. Nói về ý chí chính trị, Hun Sen đã chứng minh đầy đủ bằng tất cả
những trải qua trước đây, kể cả kinh nghiệm phá vỡ một vài cố gắng thực hiện
“cuộc cách mạng màu”.
Các bình luận của giới
truyền thông nước ngoài về các sự kiện xung quanh Campuchia cho thấy Hun Sen là
một trong những đồng minh quan trọng của Bắc Kinh ở Đông Nam Á. Ông ở trên
quyền lực hơn 30 năm làm cho một số nhà quan sát nhớ lại những sự kiện xung
quanh Saddam Hussein, Muammar Gaddafi, Hosni Mubarak. Số phận của các chính trị
gia này đã được giải quyết bằng sự xâm lăng trực tiếp của nước ngoài hoặc bằng
can thiệp từ bên ngoài dưới hình thức các “cuộc cách mạng màu” khác nhau. Đằng
sau tất cả những sự kiện lật đổ nhà nước này, Mỹ đều đứng sau trực tiếp hoặc
gián tiếp.
Liệu Campuchia có được
chọn làm nơi diễn ra cuộc cách mạng màu tiếp theo? Trả lời cho câu hỏi này chủ
yếu liên quan đến một câu hỏi khác: liệu Mỹ, với sự hỗ trợ của EU, có thành
công trong việc áp đặt Campuchia vào mô hình quyền lực phương Tây ở nước này.
Tạm thời việc áp đặt kịch bản này vào Campuchia mới chỉ là đáng báo động,
chuyên gia Viktor Sumsky nói:
“Chúng ta phải nhớ rằng
Mỹ không phải lần đầu tiên sử dụng công nghệ này trên vùng lãnh thổ rộng lớn
của ASEAN. Nhưng họ chưa bao giờ sử dụng đến một mức độ công khai như thế này
chống lại một đất nước, mà theo quan điểm của Mỹ, có chính sách đối ngoại lệch
lạc. Tôi tin rằng trong ASEAN, dường như không liên quan đến định hướng chính
sách đối ngoại của Campuchia, người ta không thể đứng yên đơn giản nhìn sự can
thiệp của Hoa Kỳ vì các hậu quả chính trị lâu dài đối với Campuchia không được
biết đến hết. Không rõ việc thay đổi chế độ như thế có thể dẫn đến sự khó chịu
thế nào của các quốc gia ASEAN xung quanh. Đó là điều thứ nhất. Và thứ hai, tất
nhiên, đó là một tiền lệ rất nguy hiểm cho các nước khác từ quan điểm của
ASEAN.”
Như vậy, có thể thấy
được những bất ổn đang rình rập các nước láng giềng với Campuchia, trong đó có Việt Nam. Một đất nước
mà nhà cầm quyền dùng sức mạnh của tiền bạc nhờ sự hậu thuẫn của kẻ thứ ba để
giữ vững “ngai vàng” như Campuchia thật đang lo ngại. Những diễn biến hiện tại
cho thấy Campuchia như một miếng mồi ngon mà hai “ông lớn” là Mỹ và Trung Quốc
đều giằng xé. Tất nhiên, ai cũng hiểu mục đích sâu xa của câu chuyện này như
nào. Vậy thì qua chuyện này ai sẽ là người được lợi, chắc chắn không phải người
dân Capuchia rồi. Vậy nên, Campuchia để tiếp tục học hỏi Việt Nam về cách giữ
vừng độc lập, chủ quyền, tự chủ về chính trị để không phải đau đầu câu chuyện “nhất
bên trọng, nhất bên khinh như ngày nay”.
Mã Phi Long
Một đất nước mà nhà cầm quyền dùng sức mạnh của tiền bạc nhờ sự hậu thuẫn của kẻ thứ ba để giữ vững “ngai vàng” như Campuchia thật đang lo ngại. Những diễn biến hiện tại cho thấy Campuchia như một miếng mồi ngon mà hai “ông lớn” là Mỹ và Trung Quốc đều giằng xé.
Trả lờiXóaĐể bác bỏ lời chỉ trích của phương Tây, ông đã cho phép Trung Quốc đầu tư lớn vào nền kinh tế Campuchia. Con số này vượt quá viện trợ của Mỹ hàng chục lần, dễ thấy nhất trong các dự án cơ sở hạ tầng, mà không có bất kỳ yêu sách nào đòi hỏi cải cách chính trị
Trả lờiXóaCó thể thấy được những bất ổn đang rình rập các nước láng giềng với Campuchia, trong đó có Việt Nam. Một đất nước mà nhà cầm quyền dùng sức mạnh của tiền bạc nhờ sự hậu thuẫn của kẻ thứ ba để giữ vững “ngai vàng” như Campuchia thật đang lo ngại. Những diễn biến hiện tại cho thấy Campuchia như một miếng mồi ngon mà hai “ông lớn” là Mỹ và Trung Quốc đều giằng xé.
Trả lờiXóaTrong nhiều năm gần đây, Trung Quốc tăng cường hiện diện tại Lào, Campuchia với những khoản đầu tư hàng tỉ đô la. Câu hỏi đặt ra là uy thế ngày càng lớn của Trung Quốc tại Lào và Campuchia phải chăng đang trở thành một mối đe dọa cho Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng vì nếu Lào và Campuchia thực sự rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh, thì rõ ràng là Việt Nam đã lọt vào trong gọng kềm của Trung Quốc. Quan hệ giữa Mỹ và Campuchia dường như trở nên căng thẳng hơn trong những tuần gần đây sau một loạt động thái cứng rắn của chính quyền Thủ tướng Hun Sen như dọa đóng cửa một tổ chức dân chủ và các kênh truyền thông do chính phủ Mỹ bảo trợ. Xem ra cái ông Campuchia này cũng khó đoán phết
Trả lờiXóaAi cũng biết hiện nay Trung Quốc đang nuôi dã tâm “độc chiếm biển Đông”. Họ sẵn sàng chà đạp sự thật lịch sử, chà đạp luật pháp quốc tế để đưa ra yêu sách đường lưỡi bò chiếm tới hơn 80% diện tích biển Đông. Đối với Việt Nam, dù rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền không thể tranh cãi, thế nhưng Trung Quốc vẫn cố tình nhận vơ vào mình. Và để thuận lợi hơn cho việc thực hiện mưu đồ của mình thì TQ đã khéo léo mua chuộc các nước khác để đi đêm trong các nỗ lực độc chiếm biển Đông của mình, ví dụ rõ nhất là Campuchia. Thật đáng buồn cho Campuchia khi họ đã phản bội lại tình hữu nghị đoàn kết, truyền thống lâu đời chỉ vì những lợi ích kinh tế.
Trả lờiXóaBài học của Syria cho nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay khi xu hướng trông chờ vào sự giúp sức, can thiệp từ bên ngoài để mưu cầu lợi ích cho đất nước mình đang lan rộng. Và hiện nay, tư tưởng ngồi chơi xơi nước, ỷ lại bên ngoài, nội bộ chia rẽ đang đánh mất quyền tự chủ của nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng dường như Campuchia cũng đang không có quyền tự quyết định đến vận mệnh chính trị của mình. Ngả về ai để được lợi đây, đó là điều người dân Campuchia phải tự quyết định số phận của mình
Trả lờiXóaSau khi lệnh cấm các hoạt động trợ giúp phát triển cho Campuchia của Mỹ hết hiệu lực vào năm 2007, Mỹ từng là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia. Tuy nhiên, quan hệ thương mại Mỹ - Campuchia đã sụt giảm khi xảy ra tranh chấp ngôi đền Preah Vihear ở biên giới giữa Campuchia và Thái Lan. Trung Quốc đã nhảy vào lấp khoảng trống này. Trước đó, việc đặt ra các điều kiện liên quan đến vấn đề nhân quyền, dân chủ, tự do ngôn luận cũng đã tạo nên những vật cản trong quan hệ song phương Mỹ - Campuchia. Hiên nay, Campuchia cũng không tin tưởng là chính quyền Trump sẽ thúc đẩy quan hệ nồng ấm với Phnom Penh. Những diễn biến chính trường ở Campuchia là rất khó đoan, chính vì vậy, chúng ta cần phải hết sức linh hoạt, khôn khéo trong quan hệ ngoại giao, chủ động trước mọi tình huống
Trả lờiXóaKhông nghi ngờ gì việc Mỹ đang sử dụng chủ đề bầu cử cho một cuộc tấn công vào chính phủ Campuchia, khi nước này có quan hệ chiến lược và hợp tác với Trung Quốc. Liệu Campuchia có được chọn làm nơi diễn ra cuộc cách mạng màu tiếp theo? Trả lời cho câu hỏi này chủ yếu liên quan đến một câu hỏi khác: liệu Mỹ, với sự hỗ trợ của EU, có thành công trong việc áp đặt Campuchia vào mô hình quyền lực phương Tây ở nước này. Chúng ta phải chờ thêm thông tin tình hình
Trả lờiXóaCác nước lớn luôn muốn gây ảnh hưởng chính trị tới những nước nhỏ như Cam để tạo lợi thế về sự ảnh hưởng của mình trong khu vực đó. Với Mỹ thì đó là sự kìm hãm Trung Quốc và mong muốn đa đảng đa nguyên. Mỹ đang sử dụng chủ đề bầu cử cho một cuộc tấn công vào chính phủ Campuchia, khi nước này có quan hệ chiến lược và hợp tác với Trung Quốc. Chúng ta phải nhớ rằng Mỹ không phải lần đầu tiên sử dụng công nghệ này trên vùng lãnh thổ rộng lớn của ASEAN. Đúng là bây giờ đồng tiền chi phối tất cả, lợi ích quốc gia cũng được cân đo đong đếm bằng tiền
Trả lờiXóa