Có lẽ chưa lúc nào
Campuchia lại rối ren như bây giờ. Với đường lối đối ngoại không rõ ràng theo
kiểu “khôn vạt” khiến cho Campuchia giờ đây như đứng giữa nga ba đường. Chọn Mỹ
hay Trung Quốc hoặc độc lập tự chủ. Nhưng có lẽ với một đất nước vốn lệ thuộc
quá nhiều bởi nước ngoài thì Campuchia chỉ còn 1 trong 2 hướng đó là theo Mỹ hoặc
Trung Quốc.
Có thể nói sự rối ren về
chính trị đang khiến các nhà lãnh đạo Campuchia đứng trước nhiều nguy cơ gây bất
ổn trong đất nước. Thậm chí cả chiếc ghế nóng của họ vì theo những thông tin
đáng báo động từ Campuchia, đã có không ít các kế hoạch đảo chính đã bị phát hiện
khiến Chính phủ phải điều động xe tăng về thủ đô.
Thực ra, xét về quan hệ
Campuchia và Mỹ thì quả thực Campuchia đang rơi vào vòng xoáy ốc do Mỹ tạo dựng
nhằm khống chế bộ máy chính quyền cấp Nhà nước và sẵn sàng lật đổ theo kịch bản
“cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” mà Mỹ đã thực hiện thành công ở một số
nước. Điển hình như những gì đã xảy ra ở Ukraine, những gì mà người ta đang cố
làm ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ. Giống như cả khu vực Đông Nam Á. Không những vậy, những
năm qua với sự vươn mình của Trung Quốc, đang thể hiện rõ là một cường quốc
vươn cánh tay sải dài ra khu vực và quốc tế thì trước những biến cố như hiện
nay và con đường mà Campuchia đang theo đuổi thỉ họ đang ở vùng chịu áp lực địa
chính trị từ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Và áp lực này bắt đầu nhấn vào trước
tiên ở những quốc gia có vấn đề về độ bền vững.
Chứng minh vấn đề này,
có thể thấy trong lịch sử Campuchia đã từng có cuộc đảo chính do Mỹ tổ chức,
đưa tướng Lon Nol lên nắm quyền. Đã có cả cuộc đảo chính do phía Trung Quốc hậu
thuẫn thực hiện (Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan…). Chúng ta còn nhớ Hội
nghị thượng đỉnh ASEAN thất bại đầu tiên trong lịch sử của Hiệp hội này, khi
Campuchia dưới sức ép của Bắc Kinh đã cản trở việc thông qua Tuyên bố chung về
Biển Đông. Cũng chính là mới đây nhất, dưới áp lực của Trung Quốc, Campuchia
phát biểu ủng hộ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông ...".
Tuy nhiên, với chính sách hai mặt và
cũng như sự khôn ngoan của mình, cho đến nay có thể tin tưởng rằng Phnom Penh chưa chắc hoàn toàn tuân theo tuyến Trung
Quốc, bởi vì Thủ tướng Campuchia đang cố gắng lựa chiều giữa những lực lượng
khác nhau.
Nhiều người đang ví Campuchia như một
chiếc bánh ngọt, trong cuộc chiến giành co giữa TQ và Mỹ thì chưa biết nó sẽ
thuộc về ai. Còn về Trung Quốc và Hoa Kỳ thì cả
hai nước này đều quan tâm sao cho quyền lực về tay nhân vật do họ điều khiển
hoàn toàn. Mỹ không hợp ý bởi thực trạng gia tăng vị thế của Trung Quốc tại
khu vực Đông Nam Á. Chính điều này cắt nghĩa cho thái độ cứng rắn của
Washington với tình hình Biển Đông, chứ không phải là lý tưởng trừu tượng về tự
do lưu thông hàng hải tại khu vực.
Còn ở Campuchia, ảnh hưởng
của Trung Quốc vẫn khá mạnh, và mục tiêu của Mỹ là chống lại. Đất nước này đang
ngày càng biến thành sàn đấu địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh. Ngoài
ra, trong tình hình hiện nay, xu thế tăng ảnh hưởng của bất kỳ lực lượng tại
Campuchia — dù thân Mỹ hay là thân Trung Quốc đều dẫn đến đẩy tăng áp lực với
Việt Nam và các nước trong khu vực.
Có thể nói, giờ đây vấn
đề Campuchia không chỉ là nỗi lo của riêng họ mà của cả những nước láng giềng,
trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, theo một số chuyện gia cho rằng, để tiến tới
các cuộc đảo chính nhằm vô hiệu hóa sức mạnh của chính quyền hiện nay, phá vỡ
uy tín của lực lượng trung thành với Thủ tướng Hun Sen là điều không dễ chút
nào. Tuy nhiên, nếu xảy ra cuộc đảo chính thực sự thì chắc chắn nó sẽ dẫn đến
gia tăng các quá trình bất ổn trong khu vực Đông Nam Á. Và nó sẽ đe dạo đến
sự duy trì hòa bình và ổn định vài thập kỷ qua đã cho phép khu vực này thực hiện
bước nhảy vọt khổng lồ về kinh tế.
Mã Phi Long
Không những vậy, những năm qua với sự vươn mình của Trung Quốc, đang thể hiện rõ là một cường quốc vươn cánh tay sải dài ra khu vực và quốc tế thì trước những biến cố như hiện nay và con đường mà Campuchia đang theo đuổi thỉ họ đang ở vùng chịu áp lực địa chính trị từ Trung Quốc và Hoa Kỳ
Trả lờiXóa