Thế giới ngày nay mặc dù hô
hào bình đẳng, dân chủ nhưng rõ ràng là không công bằng. Nó thể
hiện ở chỗ nước lớn là lẽ phải, nước lớn luôn đúng và ngược lại các nước nhỏ
hơn sẽ chịu nhiều thiệt thòi; luôn phải gặp nhiều khó khăn trong các mối quan hệ
quốc tế. Việt Nam chúng ta là một đất nước như thế. Với địa chính trị quan
trọng và sự phức tạp của lịch sử để lại khiến Việt Nam hiện nay gặp những khó khăn
nhất định như các thế lực bên ngoài thường xuyên can thiệp, chống phá; sức ép
ngoại giao trong quan hệ quốc tế v.v.
Thế
nhưng, cái điều chúng ta vẫn thường nghe đó và thường chỉ nghe về Việt Nam đó
cũng diễn ra ở đất nước láng giếng Campuchia.
Chúng
ta biết rằng, tình hình chính trị của Campuchia cũng diễn biến hết sức phức tạp
trong mấy năm gần đây khi một số thế lực được Trung Quốc hậu thuẫn quay trở về
nước dưới danh nghĩa đảng đối lập tìm cách phá hoại đất nước Campuchia. Theo
kết luận của Chính quyền Campuchia thì đó là những hành động vi phạm nghiêm
trọng pháp luật nước này. Sau một loạt những biến cố xảy ra, Chính phủ Campuchia
đã ra lệnh bắt một loạt các đối tượng và Tòa án tối cao Campuchia đã ra lệnh
giải tán Đảng cứu quốc Campuchia (CNRP) theo yêu cầu của chính phủ Campuchia.
Tuy nhiên, ngay sau phán quyết đó nhiều nước đã can thiệp
vào câu chuyện tại Campuchia. Liên
minh châu Âu đã đề ra mối đe dọa trong việc chấm dứt miễn thuế đối với hầu hết
hàng xuất khẩu của Campuchia để phản đối quyết định của Tòa án tối cao nước này. Hoa
Kỳ đã cắt giảm ngân sách tài trợ cho bầu cử ở Campuchia và tuyên bố sẽ có các
bước trừng phạt.
Rõ ràng có thể thấy, không chỉ có Việt Nam, bất kỳ quốc
gia nào cũng có thể gặp những khó khăn và chịu lép vế trong các quan hệ quốc tế
hiện nay khi họ là nước nhỏ. Các nước lớn tự cho mình cái quyền được áp đặt và
can thiệp sâu sắc vào công việc của nước khác khi điều đó có lợi cho nước họ.
Câu chuyện can thiệp này ngày càng cho thấy sự bất bình đẳng giữa các nước. Nó càng cho thấy các nước nhỏ cần phải lựa chọn cho mình những chiến lược,
chính sách quốc gia khôn khéo, linh hoạt với tinh thần hết sức chủ động hiện nay để hạn chế những cuộc can thiệp của những vị khách
không mời.
Nguyễn Nga
Rõ ràng có thể thấy, không chỉ có Việt Nam, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể gặp những khó khăn và chịu lép vế trong các quan hệ quốc tế hiện nay khi họ là nước nhỏ. Các nước lớn tự cho mình cái quyền được áp đặt và can thiệp sâu sắc vào công việc của nước khác khi điều đó có lợi cho nước họ. Câu chuyện can thiệp này ngày càng cho thấy sự bất bình đẳng giữa các nước. Nó càng cho thấy các nước nhỏ cần phải lựa chọn cho mình những chiến lược, chính sách quốc gia khôn khéo, linh hoạt với tinh thần hết sức chủ động hiện nay để hạn chế những cuộc can thiệp của những vị khách không mời.
Trả lờiXóaNước lớn họ luôn tim mọi cách để can dự vào nội bộ Việt Nam và điều đó càng khiến cho chúng ta thấy được cần phải xử lí đối với những trường hợp dám lợi dụng những quyền tự do dân chủ để can thiệp nước khác, và quan trọng hơn là ngăn chặn những kẻ ở trong nước thích làm tay sai cho nước khác
Trả lờiXóaXã hội Việt Nam hiện nay đang khá ổn định, tuy nhiên đó là bề ngoài, bên trong vẫn có những sóng ngầm đang diễn ra, và những nhân tố tạo nên sóng ngầm đó là những nhà dân chủ, họ luôn tìm cách hạ uy tín của lãnh đạo, hạ uy tín của chính quyền, tạo nên một xã hội có tâm lí chống đối
Trả lờiXóaChẳng hiểu nổi, việc thích thể hiện như thế mục đích là gì, Campuchia là một nước nhỏ, và nó cũng tương đồng như ở Việt NAM, chúng ta có thể thấy được sự thật là người Campuchia cũng đang mạnh tay hơn trong việc ngăn cản sự can thiệp của các nước khác
Trả lờiXóaViệt Nam nên học hỏi cahcs làm này của cAMpuchia, họ đã dám thách thức đối với các hoạt động can thiệp của nước ngoài, nên chugns ta cũng phải mạnh tay xử lí đối với những hoạt động này để chúng hiểu thế nào là giá trị đi thôi
Trả lờiXóaNước lớn luôn luôn là nhưu thế
Không chỉ Việt Nam mà rất nhiều quốc gia Đông Nam Á đang phải chịu áp lực về vấn đề các nước lớn cố gắng can thiệp quá sâu rộng vào tình hình chính trị kinh tế nước khác, trong đó có Campuchia đang phải chịu sự phá hoại của Trung QUốc!
Trả lờiXóaCó thể nói, việc ở Campuchia xuất hiện những người có tư tưởng kích động tư tưởng dân tộc cực đoan chống Việt Nam từ hai nguyên nhân chính: Đó là sự can thiệp của Trung Quốc và đó là những hành động để vận động hành lang tranh cử. Tuy nhiên, điều đó đã động mạnh mẽ tới mối quan hệ hữu nghị và truyền của hai quốc gia. Do đó, trong những cuộc gặp song phương gần đây chúng ta thấy rằng, các lãnh đạo của chúng ta bên cạnh việc cố gắng duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống, cùng Campuchia loại trừ những âm mưu phá hoại thì một mặt chúng ta cũng yêu cầu phía Campuchia giúp đỡ trong việc phân giới, cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia để đảm bảo tuyệt đối chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc giá trước những thách thức đam tới gần. Và trong mối quan hệ quốc tế hiện nay, đối với việc đảm bảo chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia thì bên cạnh việc giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc thì việc chủ trương cắm toàn bộ mốc biên giới Việt Nam - Campuchia là vấn đề cấp thiết.
Trả lờiXóaTừ trước đến nay, tình hữu nghị giữa các nước, các quốc gia láng giềng luôn được Việt Nam chúng ta coi trọng trong việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác, thân thiện và đó là quan hệ Việt Nam, Campuchia và Lào. Để có được những lợi ích trước mắt mà phía Trung Quốc đang đem lại cho Campuchia thì họ đang đánh đổi một cách mù quáng để lấy oán báo ơn cho nước láng giềng Việt Nam, trong lịch sử Việt Nam, Campuchia là đất nước anh em, từng giúp đỡ nhau rất nhiều trong thời kỳ chiến tranh xâm lược của đế quốc, thực dân. Phải chăng những người Campuchia họ đang không nhận ra ý đồ của Trung Quốc.
Trả lờiXóaChủ nghĩa dân tộc cực đoan chính là nguyên nhân làm cho các dân tộc trên đất Campuchia cũng như mối bang giao giữa Campuchia với các nước bạn bị rạn nứt. Quyết định trên hay lắm. Tôi cho rằng 1 Đảng cực đoan thì không thể nào đưa ra được những chính sách đúng đắn và có lợi ích lâu dài cho dân tộc và đất nước được, thay vào đó thì chỉ đi phá bĩnh Đảng còn lại là chính, những chính sách đưa ra có phần mị dân là chính thôi. Có lẽ đã đến lúc Campuchia cần phải nhìn nhận lại chiến lược của mình, cứ cái kiểu ai cũng chơi, cứ có lợi thì chơi thế này thì quả là nan giải đó. Chúng ta hãy chờ xem
Trả lờiXóaViệc Campuchia và Trung Quốc có mối quan hệ ngày càng “thân mật” hơn trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay là điều tốt, nhưng rõ ràng mối quan hệ này đang tiềm ẩn những mối nguy cơ cho đất nước ta. Do đó Việt Nam cũng cần phải tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Campuchia và cũng cần phải đề phòng trước nguy cơ bị Campuchia làm hại đằng sau lưng, vì Trung Quốc nguy hiểm thế nào chúng ta đều ý thức rõ được rồi. Tuy nhiên, những đòi hỏi phi lý, vô căn cứ của Trung Quốc sẽ bị cộng đồng quốc tế lên án. Hơn nữa, chính điều này đang cô lập Trung Quốc với các quốc gia láng giềng.
Trả lờiXóaTrung Quốc đang gia tăng các hoạt động tác động, chi phối chính quyền ở Campuchia. Trung Quốc chính là quốc gia có vốn đầu tư viện trợ không hoàn lại nhiều nhất cho Campuchia. Các ngành kinh tế lớn, trọng điểm ở Campuchia đều nằm trong sự chi phối của Trung Quốc như: đường sắt, năng lượng, ngân hàng… Bên cạnh đó, hàng loạt quan chức cấp cao trong chính giới Campuchia được chính tay Trung Quốc đào tạo và hậu thuẫn về chính trị. Hiện nay, những thành viên cốt cán của chính phủ từng tham gia chiến dịch chống Pôn Pốt giờ chỉ là thiểu số trong chính giới nước này. Dẫu sao, một quốc gia dưới danh nghĩa trung lập về mặt chính trị như Campuchia chưa bao giờ được đưa ra những quyết sách mang màu sắc riêng của mình. Đó chỉ là sự thể hiện cho những toan tính của các nước lớn đứng sau nó.
Trả lờiXóa