Vụ Đồng Tâm: Tôi lạy ông "nghị" Dương Trung Quốc

tháng 5 31, 2019 |
Ông "nghị" Dương Trung Quốc


Có lẽ lúc này cá nhân tôi không còn biết dùng ngôn từ nào để diễn tả về sự khờ khạo đến mức "ngu ngơ" ông "nghị" Dương Trung Quốc. Sau khi làm nóng diễn đàn Quốc hội và dư luận cách đây ít ngày bằng những tuyên bố "Chống tác hại rượu, bia thì liệu có chống tác hại của gạo không?"; "Nếu thông qua dự Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia thì chúng ta thôi xem bóng đá đi"; "Rượu, bia là văn hóa của cả nhân loại rồi, tại sao ta đưa nó lên đoạn đầu đài như thế này"... để ra sức phản đối quy định siết chặt quản lý bia rượu tại dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Mới đây, ông Dương Trung Quốc lại khiến dư luận và các vị đại biểu Quốc hội "việt vị" với những lời phát biểu kiểu "chấn động" của mình tại diễn đàn Quốc hội vào sáng nay khi nói về vụ việc phức tạp tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cách đây hai năm, cũng như việc công an bắt giữ ông Lê Đình Kình.

Mở đầu phần phát biểu của mình ông Dương Trung Quốc nói: "Thời gian khiến tôi không thể có lời tốt đẹp đối với những hoạt động tích cực của Chính phủ trong thời gian qua, thời gian chỉ đủ cho tôi thực thi trách nhiệm giám sát của một đại biểu Quốc hội có mặt trong vụ Đồng Tâm".

Đề cập đến vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, ông Dương Trung Quốc nói: "Gần đây Thanh tra Chính phủ đã kết luận Thanh tra của Hà Nội tháng 7 năm ngoái là đúng, là những người tố giác là không chính xác. Sự việc như thế có thể khép lại được không, tôi nghĩ là chưa, bởi lẽ: có một thực tế là việc bắt giữ một người như vậy (ông Lê Đình Kình) có cần thiết với một ông già 80 tuổi đời và 55 năm tuổi Đảng hay không mà phải dẫn dụ người ta ra đồng để kiểm tra mốc giới để bắt, cho nên phản ứng của dân rất tự nhiên là họ phải bảo vệ. Tại sao chúng ta không bắt đàng hoàng như chúng ta thấy trên truyền hình: tại gia, có sự chứng kiến của chính quyền địa phương, người dân và cả gia đình nữa, người ta tâm phục, khẩu phục và tuân thủ, trong khi dân bức xúc có nhiều đối tượng vượt qua mặt công an để chúng ta phải truy nã".

Nghe ông "nghị" Dương Trung Quốc nói có thể một số người sẽ cảm thấy mủi lòng, thương cảm cho việc ông Lê Đình Kình bị bắt như vậy. Nhưng nói thật, tôi chẳng phải là công an, cũng chẳng biết gì về các cách bắt, giữ người của công an, nhưng tôi thấy ông Dương Trung Quốc nói kiểu "ngu hết phần của người khác". Trong bối cảnh, xã Đồng Tâm đang tranh chấp đất đai phức tạp như vậy, nhiều người dân bị ông Lê Đình Kình lừa bịp, lôi kéo, tin theo. Bản thân ông Lê Đình Kình lại là người đứng đầu một dòng họ lớn nhất xã. Thế mà ông Dương Trung Quốc lại đòi công an phải bắt theo kiểu "đàng hoàng" là "tại gia, có sự chứng kiến của chính quyền địa phương, người dân và cả gia đình nữa". Thật đúng là "khôn" hết chỗ nói.

Chẳng lẽ, trước khi bắt ông Dương Trung Quốc, Công an Hà Nội phải thông báo cho người thân, gia đình ông Lê Đình Kình là ngày này, tháng này, giờ này các ông có mặt tại nhà để chứng kiến việc chúng tôi đến bắt bố ông, cha ông, ông nội ông... Nếu thế thì, thứ nhất, đối tượng bị bắt sẽ cao chạy xa bay hoặc nếu không thì sẽ có hàng trăm người cầm dao, kiếm, mã tấu đứng xung quanh nhà, thậm chí không loại trừ việc bà già, phụ nữ cố tình thoát y để bảo vệ ông Lê Đình Kình. Tôi thực sự cảm thấy nghi ngờ về trình độ thật của ông "nghị" mà lâu nay vẫn được biết đến là "nhà sử học" này. Đó là chưa kể, ông Lê Đình Kình còn là một đảng viên suy thoái, vì tham nhũng mà bị kỷ luật. Thế mà ông Dương Trung Quốc còn trưng ra cái danh hão "80 năm tuổi đời, 55 năm tuổi Đảng" để lòe bịp dư luận.

Liên quan đến vụ việc tại Đồng Tâm, trước đây ông Dương Trung Quốc đã có một phát biểu gây sốc, khiến dư luận dậy sóng là: "Không biết đến bây giờ TP Hà Nội đã trả tiền cơm cho dân chưa, vì họ bỏ tiền túi ra nuôi dưỡng anh em và chăm sóc như con cháu trong nhà" (nói về việc một số người dân xã Đồng Tâm bắt giữ trái phép 38 cán bộ chiến sĩ công an và cán bộ huyện Mỹ Đức giam giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành). Thật đúng là không thể tưởng tượng được cách tư duy, suy nghĩ, đặt vấn đề và trình độ thực sự của ông "nghị" này.

Ông Dương Trung Quốc là đại biểu Quốc hội của tỉnh Đồng Nai thế mà như ông nói, ông chỉ có một mối quan tâm duy nhất là vụ Đồng Tâm (Hà Nội). Vậy, chẳng hiểu ông đại diện cho người dân Đồng Nai, nói lên tiếng nói của người dân Đồng Nai ở chỗ nào?

Có lẽ đã đến lúc Quốc hội cần xem xét lại tư cách và trình độ thực sự của ông "nghị" này. Không thể để ông "nghị" này thường xuyên có những phát biểu "ngu ngơ" tại cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước như vậy.
                                                      
                                                                                     Việt Nguyễn

Read more…

Nực cười với “Tuyên bố chung về hành động bất hợp pháp của ngành Công an” của rận chủ

tháng 5 30, 2019 |
Nguyễn Thúy Hạnh - một trong những người ký tên ủng hộ
"Tuyên bố chung về hành động bất hợp pháp của ngành Công an”

Cách đây ít ngày, rận chủ lại hâm nóng cộng đồng mạng bằng “Tuyên bố chung về hành động bất hợp pháp của ngành Công an”. “Tuyên bố” trên ban đầu được đăng trên trang “Nhật ký yêu nước” của tổ chức khủng bố “Việt tân”. Theo giới thiệu, đến hôm nay (29/5) đã có 66 rận chủ ký tên ủng hộ “tuyên bố” này. Nhìn vào danh sách những người ký tên ủng hộ, có lẽ không khó để nhận ra những cái tên nổi bật của giới rận như: Nguyễn Quang A, Trương Văn Dũng, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Lý, Lê Công Định, Vũ Mạnh Hùng, Cấn Thị Thêu, Phạm Thành, Nguyễn Xuân Nghĩa...

Lướt qua “tuyên bố” thấy khá dài, tuy nhiên có thể khái quát lại nội dung chính của cái gọi là “Tuyên bố chung về hành động bất hợp pháp của ngành Công an” là việc giới rận chủ tuyên bố phản đối việc thường bị một nhóm người lạ mặt (họ cho đó là Công an) “vô cớ ngang nhiên xâm phạm, ngăn cản thô bạo quyền tự do đi lại”.

Họ yêu cầu “nhà cầm quyền Việt Nam thực thi đúng trách nhiệm, hãy chỉ đạo các cơ quan chức năng gấp rút có biện pháp ngăn chặn, xử lý những người vô cớ xâm phạm quyền tự do đi lại của chúng tôi theo quy định pháp luật”. Đồng thời lớn tiếng đe dọa “nếu những người nói trên vẫn tiếp tục vô cớ xâm phạm quyền tự do đi lại của chúng tôi, chúng tôi sẽ thực hiện “Quyền phòng vệ chính đáng” theo quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015. Mọi hậu quả gây ra do xô xát, hay gây ra án mạng thì nhà cầm quyền Việt Nam và các cơ quan chức năng phải chịu trách nhiệm”.


Đúng là thật nực cười với lối tư duy, suy nghĩ theo kiểu suy diễn và “dọa trẻ con” của mấy anh chị em rận chủ.

Thứ nhất, họ cho rằng, những người lạ mặt thường đứng trước cửa nhà họ để ngăn cản việc tự do đi lại của họ một cách vô cớ, thô bạo. Tôi tự hỏi rằng, chẳng cứ nhẽ khái niệm “người lạ mặt” với công an là một. Cứ “người lạ mặt” xuất hiện ở đâu thì đó chính là công an. Tại sao họ lại không nghĩ rằng, mình sống thế nào để người ta phải đến trước cửa nhà mình để gây áp lực? Việc ném chất bẩn trước cửa nhà của giới “xã hội đen” trong xã hội này có lẽ không hiếm. Tại sao bao nhiêu nhà khác họ không đứng mà chỉ đứng trước cửa nhà những người này? Rõ ràng nó phải có lý do. Vay nợ không trả, chạy trốn thì bị ném chất bẩn nhằm gây áp lực, đeo dọa. Sống không ra gì, gây thù chuốc oán với ai đó bị họ kéo đến nhà gây áp lực âu đó cũng là lẽ thường.

Thứ hai, giả sử cứ cho rằng, những người “lạ mặt” đứng trước cửa nhà những người kia là công an theo sự quy chụp ở trên thì tôi cũng thấy rằng, việc ngăn cản quyền tự do của một người mà để đảm bảo quyền tự do cho trăm người, nghìn người và cả xã hội thì đó cũng là điều nên làm.

Thứ ba, họ tuyên bố, “nếu những người nói trên vẫn tiếp tục vô cớ xâm phạm quyền tự do đi lại của chúng tôi, chúng tôi sẽ thực hiện “Quyền phòng vệ chính đáng” theo quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015. Mọi hậu quả gây ra do xô xát, hay gây ra án mạng thì nhà cầm quyền Việt Nam và các cơ quan chức năng phải chịu trách nhiệm”. Rõ ràng, đây là những lời đe dọa, thách thức kiểu “dọa nạt trẻ con” và thể hiện lối tư duy, suy nghĩ theo kiểu “luật rừng”. Họ đe dọa sẽ xô sát, sẽ gây ra án mạng nếu tiếp tục bị ngăn cản việc đi lại, tôi nghĩ rằng họ có thể làm nếu họ muốn. Liệu họ có dám hay tôi chỉ sợ đó chỉ là đòn gió, võ mồm mà thôi.

                                                                           Việt Nguyễn
Read more…

HOT: Thêm một nhà rận chủ nữa được nhập kho

tháng 5 29, 2019 |
Ngày 29/5/2019, cơ quan chức năng đã tiến hành bắt giữ Nguyễn Năng Tĩnh, sinh 1976; quê quán: xóm 11, xã Quỳnh Hưng, Quỳnh Lưu, Nghệ An; nguyên giáo viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An. Đây là đối tượng tay sai cốt cán tổ chức "Việt tân" ẩn nấp trong cơ quan Nhà nước với vỏ bọc thầy giáo âm nhạc. Là tên nội gián được tổ chức "Việt tân" tuyển chọn, kết nạp, Nguyễn Năng Tĩnh tỏ ra khôn ngoan, ranh mãnh, hoạt động kín đáo để qua mặt, đối phó với cơ quan công an. 

Nguyễn Năng Tĩnh
Điều đáng nói, sau khi y bị bắt, nhiều đối tượng thuộc bè phái của Tĩnh lại giở trò “kêu oan” cho đối tượng. Thậm chí linh mục Đặng Hữu Nam còn tổ chức hẳn một buổi cầu nguyện cho đối tượng này. Bài viết này xin được vạch trần một số hoạt động của đối tượng để chúng ta xem rằng y có xứng đáng bị bắt hay không.



Đám lâu la kêu cứu cho đối tượng

Thứ nhất, là việc đối tượng có mối quan hệ rất sâu sắc với đám rận chủ quốc nội và ở hải ngoại. Trong đó, đã có một số đối tượng đã bị pháp luật trừng trị. Thông qua việc tham gia nhiều nhóm chống đối như "Bảo vệ sự sống", "NoU FC Vinh", "Quỹ phát triển con người ", "Truyền thông công giáo " và qua mạng xã hội; Nguyễn Năng Tĩnh có mối quan hệ với hầu hết số phần tử phản động trong và ngoài tỉnh Nghệ An, đặc biệt là số thành viên tổ chức "Việt tân" như Nguyễn Huyền Trang (dòng chúa cứu thế TP Hồ Chí Minh), Lê Quốc Quân (TP Hà Nội), Trần Thị Nga (Hà Nam), Bùi Minh Hằng (Vũng Tàu), Bạch Hồng Quyền, Trương Minh Tam... Sau khi Lê Đình Lượng (Yên Thành, Nghệ An) bị bắt, xử lý; "Việt tân" đã chỉ định Nguyễn Năng Tĩnh lên làm "chủ tịch" tại Nghệ An. Thường xuyên giữ quan hệ với linh mục cực đoan Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục và số chống đối như Hồ Văn Oanh, Hồ Văn Lực, Hồ Huy Khang, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Anh, Đinh Trọng Luân, Nguyễn Công Huân... để củng cố lại tổ chức.

Thứ hai, thông qua sở trường âm nhạc của mình, Nguyễn Năng Tĩnh thường đóng vai chính trong các cuộc tụ tập gặp mặt của bọn phản động hay đám cưới của cực đoan như Hồ Văn Oanh, Nguyễn Văn Duyệt, Chu Mạnh Sơn (tù tha về các tội xâm phạm ANQG) để hát những nhạc phẩm có nội dung phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước như "Việt Nam tôi đâu", "Xin hỏi anh là ai", "Trả lại cho dân"... mục đích khuếch trương thanh thế cho "Việt tân".

Thứ ba, Nguyễn Năng Tĩnh đã lợi dụng vỏ bọc của mình là thầy giáo dạy nhạc để che đậy hành vi chống phá. Cho nên, thật đáng lên án và cần trừng trị thích đáng đối tượng này vì Tĩnh tuy là một giáo viên dạy thanh nhạc, được ăn lương nhà nước, được đứng trên bục giảng của một ngôi trường dưới chế độ CNXH nhưng luôn nung nấu âm mưu phản loạn.

Thứ tư, xét về đạo đức, Nguyễn Năng Tĩnh là một tín đồ phá đạo và cũng là một kẻ đội lốt thầy giáo để phá đời. trong xóm đạo, nhưng giáo dân ở giáo xứ Yên Đại chẳng ưa gì gã thầy lưu manh đội lốt trí thức, đội lốt dâm chủ này là bởi chúa sáng suốt đã cho họ thấy bộ mặt đạo đức của "thầy cằng" Nguyễn Năng Tĩnh. Lợi dụng mác giảng viên thanh nhạc, vẻ ngoài điển trai phong lưu cùng điều kiện thuận lợi vợ con ở tận miền Nam xa xôi, gã ta nhiều lần quan hệ bất chính với các nữ sinh viên nhẹ dạ, học trò của gã để đổi chác tình lấy điểm hoặc ty đẹp... Ở xã Nghi Phú, người ta chỉ thấy gã tụ tập số thanh niên lêu lổng, siêng ăn nhác làm và bất mãn tiêu cực như tù tha Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Phú ở xóm 4, xã Nghi Phú,...Mất nết và tráo trở hơn nữa là sự việc gã được vợ chồng Vinh- Mến ở xóm 4, xã Nghi Phú cho thuê căn nhà cấp 4 để ở trong 4 năm, với đồng lương khiêm tốn cộng với thói hoang đàng của mình thì rất nhiều lần gia đình chủ nhà cho gã khất nợ tiền phòng, tiền điện, tiền nước,... thậm chí là đã có thời gian dài gã không trả lấy 1 đồng tiền phòng cho họ nhưng chẳng hiểu gã rót mật vào tai thế nào, gia chủ vẫn cưu mang hắn. Đỉnh điểm của thói tráo trở là việc gã rủ rê bà chủ tốt bụng góp vốn kinh doanh mở phòng vé máy bay VHDF - 1 văn phòng mở ra với danh nghĩa là gây quỹ hỗ trợ VHDF cho số học sinh, sinh viên công giáo Vinh nhưng thực tế là để vỗ béo cho Tĩnh mà thôi. Chưa hết, chẳng hiểu góp vốn kinh doanh, đồng nghiệp như thế nào mà người dân ở đây đã bắt được những hình ảnh cô chủ nhà tốt bụng và anh thầy giáo nhiệt tình vào khách sạn cùng nhau trên 2 chiếc xe của mỗi người với khẩu trang che đậy kỹ càng trên giấy A4. Tuy ăn vụng khéo léo nhưng dáng người và biển số xe trong hình là điều không thể chối cãi. Cũng vì lẽ đó mà gã ta bị tống cổ 1 cách không thương tiếc ra khỏi nhà trọ cũ với sự oán hận tin lầm người của gia đình nọ...

Đó là mới điểm qua một số vấn đề liên quan đến đối tượng. Cơ quan điều tra đang tiếp tục đấu tranh để làm rõ tội danh của Tĩnh. Trách Tĩnh bao nhiêu, thì chúng ta cũng chia sẻ và đồng cảm với người cha và vợ con của y. Cha đẻ Tĩnh là một người giáo dân chân chính, làm xóm trưởng và là cầu nối của chính quyền với giáo dân trong giáo xứ Thuận Giang trong việc xây dựng và phát triển đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây; người mà luôn phản đối cách nghĩ, việc làm của con trai nhưng gã con bất hiếu nào nghe? Tiếc thương cho 2 con trai của Tĩnh, con trẻ vì sự ngông cuồng lệch lạc của cha làm tuổi thơ chúng không trọn vẹn? Tiếc thương cho vợ gã, một giảng viên Đại học, nhiệt huyết giảng dạy nhưng lấy nhầm chồng... Do đó, nếu nghĩ về gia đình, về tương lai của hai đứa con thì rất hy vọng Nguyễn Năng Tĩnh thật sự ăn năn, hối cải, rèn luyện tốt để làm lại cuộc đời, và đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho số tàn dư của tổ chức Việt tân.

Mã Phi Long

Read more…

Ai còn tin cha con ông Lê Đình Kình?

tháng 5 29, 2019 |
Cha con ông Lê Đình Kình và Lê Đình Công


Mới đây, trả lời BBC tiếng Việt về những nội dung liên quan đến Thông báo của Thanh tra Chính phủ về việc rà soát, kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5, ngày 19/7/2017 của thành phố Hà Nội về thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ông Lê Đình Kình đã nói rằng: “Sau kết luận của Thanh tra Chính phủ, dân Đồng Tâm sẽ bước vào một cuộc đấu trí mới, chống tham nhũng và lợi ích nhóm.

“Cuộc đấu trí mới” theo lời ông Lê Đình Kình là cha con ông sẽ làm việc với các luật sư để “bảo vệ quyền lợi về mặt pháp lý do dân Đồng Tâm” và tiếp tục gửi các văn bản kiến nghị tới Chủ tịch nước và Thủ tướng. Ông Kình nói với BBC tiếng Việt: "Tới đây nhóm luật sư sẽ chính thức gửi đơn tới Thủ tướng chính phủ đề nghị giải quyết vụ việc này, đồng thời đề nghị Bộ Quốc phòng phải có văn bản trả lời rõ cho người dân Đồng Tâm đất quốc phòng là từ đâu, ranh giới, mốc giới như thế nào? Và yêu cầu thanh tra Hà Nội và thanh tra chính phủ phải về đối thoại với dân Đồng Tâm."

Phụ họa cho cha mình, ông Lê Đình Công nói rằng: "Đây là một kết luận sai trái" và "Đề nghị đoàn thanh tra về Đồng Tâm đo đạc, cập nhật các bằng chứng, số liệu có căn cứ chính xác, và gặp các nhân chứng sống..."

BBC tiếng Việt và một số đài phát thanh, trang mạng nước ngoài lâu nay vẫn “cố đấm  ăn xôi”, cố gắng phỏng vấn cha con ông Lê Đình Kình về vấn đề đất Đồng Tâm. Vấn đề đất Đồng Tâm, Thanh tra thành phố Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã có kết luận, thế nhưng dường như họ vẫn cố tình bỏ qua Kết luận này và không hề chấp nhận những nội dung của Kết luận. Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Hà Nội là cơ quan đại diện của chính quyền, đại diện cho Nhà nước thực thi công vụ, trước sự chứng kiến và theo dõi của cả nước chẳng nhẽ họ lại có thể tự vẽ ra một cái bản kết luận có lợi cho chính quyền, đứng trên luật pháp, sai sự thật? Chắc chắn đó là điều không thể, bởi những nội dung họ đã kết luận là dựa trên sự thật, dựa trên những bằng chứng thực tế.

Tuy nhiên, cha con ông Lê Đình Kình, Lê Đình Công được sự cổ súy của một nhóm zân chủ, luật sư và đài, báo nước ngoài đã phớt lờ và không chấp nhận sự thật từ các nội dung của bản Kết luận. Cha con ông Lê Đình Kình, Lê Đình Công có lẽ vẫn nghĩ rằng, mình sẽ dắt mũi được người dân và dư luận, rằng chính quyền đã dùng quyền lực của mình để chèn ép dân chúng, rằng ông và một nhóm người phản đối Kết luận thanh tra này là đại diện cho nhóm người yếu thế. Tôi tự đặt ra câu hỏi rằng, liệu giờ còn có ai tin vào những lời nói, những lời kích động, những lời xuyên tạc của cha con ông Lê Đình Kình?

Phải thừa nhận rằng, khi vụ việc phức tạp tại xã Đồng Tâm diễn ra cách đây 2 năm, khi đó phần lớn dân chúng thôn Hoành xã Đồng Tâm gần như đã tin tưởng tuyệt đối cha con ông Lê Đình Kình. Chẳng thế mà khi ông Lê Đình Kình xúi giục, kích động họ, gần như người dân cả làng đã đứng về phía cha con ông đối đầu với chính quyền, bắt giữ cán bộ chính quyền, cán bộ công an trái phép, thậm chí chặn cổng vào làng bằng những vật dụng theo kiểu “rào làng chiến đấu”.

Thế nhưng xin khẳng định rằng, khi đó là do người dân ở đây chưa hiểu rõ bản chất, chưa hiểu rõ sự thật, họ đã bị cha con ông Lê Đình Kình dắt mũi, lừa bịp với niềm tin vào một dòng họ có tiếng nói và vị thế tại thôn Hoành là dòng họ Lê Đình. Còn bây giờ thì xin khẳng định, điểm qua điểm lại, đếm đi đếm lại chắc được khoảng hơn chục người còn tin theo cha con ông Lê Đình Kình. Đa phần người dân thôn Hoành đã hiểu rõ sự thật, đã hiểu được bộ mặt thật của cha con ông Lê Đình Kình, đã biết được mình bị cha con ông Lê Đình Kình lừa gạt trong suốt bao năm qua, đã biết được rằng, đất tại khu vực Đồng Sênh là đất quốc phòng chứ không phải đất nông nghiệp. Điều đó được thể hiện rõ ở việc số lượng người tham gia kỷ niệm 2 năm sự kiện Đồng Tâm do cha con ông Lê Đình Kình tổ chức vừa qua.

Cách đây ít hôm tôi vừa có mặt tại thôn Hoành xã Đồng Tâm để xem những đổi khác của người dân nơi đây sau 2 năm “biến cố”, khi hỏi những người dân ở đây thì thấy một điều, đa phần họ đã không còn tin tưởng vào cha con ông Lê Đình Kình. Với họ lúc này, cuộc sống mưu sinh, cuộc sống yên bình là điều quan trọng nhất. Họ đã hiểu được sự thật của vấn đề và đứng về lẽ phải.

Nói vậy để ông Lê Đình Kình, Lê Đình Công và những kẻ còn cố gắng cổ súy cho cha con ông Lê Đình Kình thấy rằng, giờ đây người dân thôn Hoành chẳng còn mấy người tin tưởng vào cha con ông Kình. Đừng “cố đấm ăn xôi” bởi vì việc đó chẳng mang lại lợi lộc và ý nghĩa gì.

                                                                           Việt Nguyễn

Read more…

Đa nguyên chính trị

tháng 5 28, 2019 |
Đa nguyên chính trị và bài học từ Thái Lan


Đa nguyên chính trị là vấn đề đã xuất hiện và tồn tại tương đối lâu dài trong lịch sử. Tuy nhiên, hiểu thế nào cho đúng về đa nguyên chính trị lại là vấn đề mà không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết này sẽ bàn đến những vấn đề cơ bản về đa nguyên chính trị giúp người đọc có cái nhìn và sự hiểu biết căn bản hơn về đa nguyên chính trị.

- Đa nguyên chính trị là gì?

Đa nguyên chính trị hiện nay được hiểu theo 2 nghĩa. Theo nghĩa rộng, “đa nguyên chính trị” được hiểu là nhiều lực lượng chính trị cùng cạnh tranh tự do để giành quyền quản lý xã hội.

Theo nghĩa hẹp, “đa nguyên chính trị” là một khuynh hướng xã hội học - triết học, xuất phát từ học thuyết tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, các đảng phái và các tổ chức chính trị xã hội khác nhau trong xã hội. Nói cách khác, đa nguyên chính trị theo nghĩa hẹp chính là học thuyết về chủ nghĩa đa nguyên. Đây là học thuyết ra đời vào đầu thế kỷ XVIII (năm 1712), do nhà triết học Đức Wolf Christian Von đề xuất và đã được bổ sung từng bước, bao gồm nhiều dạng: Chủ nghĩa đa nguyên cổ điển, chủ nghĩa đa nguyên kinh tế, chủ nghĩa đa nguyên chính trị.

Theo học thuyết “đa nguyên chính trị”, chủ nghĩa đa nguyên cho rằng: xã hội được cấu thành bởi các cá nhân và nhóm cá nhân, được phân biệt theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: màu da, chính kiến, quan điểm, tôn giáo, dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp...; trong xã hội đa nguyên, mọi người đều tự do dân chủ không giới hạn; cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý xã hội trong xã hội đa nguyên phải được thực hiện trên nguyên tắc đa đảng phái, đa lực lượng đối lập nhau; xây dựng nhà nước gọi là nhà nước phúc lợi chung, đại diện quyền lợi cho tất cả các phe phái, đảng phái chính trị, tầng lớp xã hội và được xây dựng, hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, thoả hiệp.

Thực chất của những luận điểm trên là phủ nhận và chống lại quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự phân chia giai cấp trong xã hội, vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tuyệt đối hoá tính đa dạng và phức tạp của xã hội dù trên thực tế giai cấp và đấu tranh giai cấp vẫn tồn tại, phủ nhận mâu thuẫn đối kháng trong xã hội khi xã hội còn các giai cấp có mâu thuẫn lợi ích căn bản với nhau. Đồng thời, nhằm khuyến khích cho sự hình thành của các lực lượng, đảng phái chính trị đối lập với Đảng Cộng sản, tiến tới phủ nhận và xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa.

- Trên thế giới có nước nào thực hiện “đa nguyên chính trị”?

Đây là câu hỏi có lẽ không phải ai cũng biết. Có thể nói, Mỹ và một số quốc gia phương Tây luôn rêu rao rằng, học đang thực hiện đa nguyên chính trị và kêu gọi các quốc gia khác trên thế giới thực hiện đa nguyên chính trị theo mô hình của họ, lấy họ làm hình mẫu. Tuy nhiên, trên thực tế Mỹ và các quốc gia phương Tây kia có thực hiện đa nguyên chính trị hay không lại là vấn đề mà người Mỹ không dám thừa nhận.

Bằng những nghiên cứu của mình, chúng tôi thấy rằng, trên thực tế hiện nay không có nước nào thực hiện đa nguyên, kể cả các nước tư bản chủ nghĩa như Mỹ, Anh, Pháp... Đa nguyên chỉ là hình thức, là cái bên ngoài, là cái ngọn. Thực chất cái gốc, cái bản chất là nhất nguyên và nhất nguyên một cách triệt để. Bởi vì cho dù có hai hay nhiều chính đảng tranh nhau quyền lãnh đạo xã hội, song đó đều là chính đảng của giai cấp cầm quyền.

Chẳng hạn, ở Mỹ, hai đảng là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà thay nhau cầm quyền kể từ khi nước Mỹ được thành lập. Suy cho cùng, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà cầm quyền ở Mỹ thì đó cũng là đảng của giai cấp cầm quyền, tức là giai cấp tư sản. Rõ ràng, ở Mỹ những đảng không thuộc của giai cấp tư sản sẽ không có “cửa” để lên nắm quyền, không có quyền được “cạnh tranh tự do” với Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Ở Anh, Đảng Bảo thủ và Công đảng cũng thay nhau cầm quyền. Thực tế, Đảng Bảo thủ và Công đảng ở Anh đều là chính đảng của giai cấp tư sản. Cho dù Đảng nào cầm quyền cũng đều bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp tư sản.

Ở Trung Quốc, dù Trung Quốc thực hiện chế độ đa đảng, tuy nhiên theo quy định trong Hiến pháp Trung Quốc thì Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Còn ở Singapore, Đảng Hành động nhân dân (PAP) do Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long làm lãnh đạo. Đây là đảng do cha ông Lý Hiển Long là Lý Quang Diệu thành lập và duy trì sự lãnh đạo ở Singapore từ đó đến nay mặc dù Singapore là nước thực hiện chế độ đa đảng. Điều đó cho thấy, ở nhiều nước có đa đảng nhưng không có đa nguyên, chế độ nhất nguyên vẫn là phổ biến hiện nay trên thế giới. Đa nguyên chính trị thực chất là chỉ là cái hình thức bên ngoài còn bản chất bên trong vẫn là nhất nguyên và nhất nguyên một cách triệt để.
                                                                             
                                                             Việt Nguyễn

Read more…

Về cái gọi là “Quỹ lương tâm”

tháng 5 27, 2019 |


Ngày 24/5/2017, trên mạng Internet xuất hiện “Thông cáo thành lập Quỹ lương tâm” của ông Nguyễn Quang A và một số zân chủ quốc nội. Nội dung thông cáo: mục đích thành lập quỹ; tên quỹ; nguồn thu của quỹ; đối tượng được hỗ trợ; mức hỗ trợ; thời gian hỗ trợ; quy trình xét duyệt hỗ trợ; công khai thông tin. Cụ thể:

Về mục đích thành lập quỹ: Hỗ trợ gia đình những người hoạt động “vì quyền con người” ở Việt Nam bị bắt giữ với phương châm “Không gia đình nào bị bỏ mặc khi người thân của họ bị giam cầm vì đấu tranh cho quyền con người ở Việt Nam”.

Về nguồn thu của quỹ: Từ sự đóng góp của những người yêu chuộng quyền con người.

Về đối tượng được áp dụng: Những người đủ 03 điều kiện: 1- Người thân trong gia đình sống phụ thuộc vào người hoạt động bị bắt giam (cha mẹ quá tuổi lao động; con chưa thành niên; người thân không có khả năng lao động); 2- Gặp khó khăn để duy trì cuộc sống; 3- Chưa nhận được sự hỗ trợ nào hoặc đã nhận nhưng chưa đủ để có thể duy trì cuộc sống trong thời gian người hoạt động bị giam giữ.

Mức hỗ trợ: Căn cứ vào tình hình tài chính của quỹ và hoàn cảnh thực tế của từng trường hợp; đáp ứng nhu cầu sống thiết yếu của người trong diện được hỗ trợ.

Thời gian hỗ trợ: Kể từ khi hồ sơ được phê duyệt cho đến khi người hoạt động được trả tự do.

Về quy trình xét duyệt hỗ trợ: Hồ sơ chi tiết về người hoạt động bị giam giữ (quá trình hoạt động, hoàn cảnh kinh tế, đề xuất hỗ trợ…) sẽ được “Nhóm làm việc” soạn thảo và gửi tới “Hội đồng xét duyệt”. Quyết định phê duyệt dựa trên nguyên tắc đa số; gia đình người hoạt động bắt đầu được nhận hỗ trợ ngay sau khi có quyết định phê duyệt của hội đồng xét duyệt.

Mặc dù thông cáo thành lập “Quỹ lương tâm” là như vậy, tuy nhiên trên thực tế sau hơn 2 năm hoạt động điều mà người ta nhận thấy ở “Quỹ lương tâm” không như những gì những người tuyên bố thành lập “Quỹ” này đã thông báo trước đó. Nếu như trong thông cáo thành lập, ông Nguyễn Quang A và những người tuyên bố thành lập nói rằng, mục đích của “Quỹ lương tâm” là “hỗ trợ gia đình những người hoạt động “vì quyền con người” ở Việt Nam bị bắt giữ”. Tuy nhiên, trên thực tế, trong 2 năm qua, “Quỹ lương tâm” đã gửi tiền hàng tháng (từ 5 - 6 triệu đồng) cho thân nhân số chống đối Nhà nước bị bắt, bị xử lý như Hoàng Đức Bình, Trần Thị Nga, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội…

Đây đều là những tên tội phạm, nếu như Hoàng Đức Bình đang thụ án 14 năm tù giam về tội “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, thì Trần Thị Nga đang thụ án 9 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Trong khi đó, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn lần lượt đang chấp hành án 7 năm tù và 12 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Rõ ràng trong 2 năm qua, ông Nguyễn Quang A và những người đứng đầu “Quỹ lương tâm” đã chi tiêu sai mục đích. Điều đáng nói hơn, vì bị đánh lừa bởi “mục đích lương thiện” của “Quỹ lương tâm” mà không ít người đã nhẹ dạ cả tin gửi tiền ủng hộ vào tài khoản của “Quỹ lương tâm” do ông Nguyễn Quang A quản lý. Nhiều người không biết được rằng, họ đang bị lợi dụng để quyên góp tiền ủng hộ cho thân nhân những kẻ chống phá Nhà nước, những tên tội phạm. Mà họ cũng không biết được hết rằng, ngoài việc gửi tiền cho thân nhân những kẻ tội phạm, kẻ chống phá Nhà nước thì “Quỹ” còn được chi tiêu vào các “khoản khác” như thế nào. Điều này có lẽ chẳng ai dám chắc?

Bởi vậy, hơn lúc nào hết mọi người cần hết sức cảnh giác và nhận diện rõ về cái gọi là “Quỹ lương tâm” của Nguyễn Quang A để không bị những kẻ xấu lợi dụng lòng tốt nhằm làm giàu bất chính và tiếp tay cho những kẻ chống phá Nhà nước.

                                                                                    Việt Nguyễn

Read more…

Bản chất chống phá của linh mục Đặng Hữu Nam ngày càng đậm nét

tháng 5 27, 2019 |

Là một chức sắc tôn giáo, linh mục Đặng Hữu Nam không chịu khó chăm chút cho công việc của một người mục tử nhân lành, mà lại dấn thân cho con đường đấu tranh theo mô hình của đám rận chủ quốc nội. Chỉ có khác đó là các hoạt động của linh mục này được ngụy trang bởi vỏ bọc tôn giáo và có một bộ phân con chiên ngoan đạo bị chi phối bởi thần quyền, giáo lý luôn biết vâng phục lời cha vì coi đó là “lời Chúa, ý Chúa”. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để những đối tượng cực đoan trong Công giáo như Đặng Hữu Nam triệt để sử dụng vào các hoạt động gây nhiễu loạn xã hội.
Cho nên, một hoạt động quen thuộc của các đối tượng là linh mục cực đoan đó là luôn lồng ghép các nội dung xấu trong các bài rao giảng để đả phá chế độ, tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ bất cứ ai mà họ coi là đối lập. Để thực hiện điều này, linh mục Nam đã thông qua các lễ nghi tôn giáo như cầu nguyện cho “công lý, hòa bình”, câu nguyện cho “quốc thái dân an”…, công khai tuyên truyền chống phá một cách quyết liệt, dùng nhiều lời lẽ chợ búa, giang hồ, cực đoan nhằm tuyên truyền phá hoại tư tưởng của các tín đồ nghe lễ. Đích cuối cùng là muốn là suy giảm niềm tin của các giáo dân vào chế độ, gieo rắc các tâm lý tiêu cực tạo lăng kính méo mó về các vấn đề thuộc về chế độ, liên quan đến các hoạt động của chính quyền và cán bộ công chức nhà nước.
Điển hình như trong buổi lễ Chúa nhật thường niên (tối ngày 25/5) vừa qua, linh mục Đặng Hữu Nam liệt kê một số các vấn đề bất cập trong xã hội theo dạng “bới lông tìm vết” nhằm vào các lực lượng như cảnh sát, giáo viên, y tế…, qua đó xuyên tạc các nội dung liên quan, công khai rao giảng trong thánh đường thiêng liêng trước hàng trăm giáo dân. Sự ma mãnh của linh mục Nam đó là xen lẫn giữa các vấn đề “đời và đạo” để dễ dàng đánh lừa nhận thức của đàn chiên ngoan đạo. Đáng chú ý, để củng cố cho luận thuyết của mình, y đã chỉ ra các nguyên nhân của các vấn đề tiêu cực trong xã hội là vì: “những con người đó không còn tin có sự hiện diện của Thiên Chúa, họ không tin có Thiên Chúa nên họ không tin có sự thưởng phạt, họ không tin có Thiên Chúa nên họ không nghe được tiếng nói của sự thật, tiếng nói của lương tâm ngay thẳng, điều đó dẫn họ đến đời sống tham lam, lừa đảo…”.
Bài rao giảng xuyên tạc được chia sẻ trên trang facebook của Đặng Hữu Nam
Nghe những lời đạo đức giả cua linh mục Nam mà thấy thương cho những con chiên trong thời tiết nóng nực phải chịu khó ngồi nghe một kẻ “thần kinh chính trị” rao giảng về đức tin thì ít mà chửi bởi chế độ, nói xấu cán bộ thì nhiều. Không những vậy, khoác lên mình chiếc áo thầy tu, y rao giảng về đức tin, về cách ứng xử với vai trò đạo đức tôn giáo, nhưng bản thân linh mục Nam lại làm ngược với những lời rao giảng đó.
Cụ thể, trong bài rao giảng, nhằm đánh đồng quan điểm để nói xấu lực lượng công an nhân dân, linh mục Nam đã lấy dẫn chứng về câu chuyện thượng úy Phạm Cao Hoàng lái xe biển giả đâm chết người ở Hà tĩnh (trong dịp Tết Nguyên đán 2019). Sự việc này qua lời nói của linh mục Nam thật quá khủng khiếp, các thông tin đưa ra phần đúng thì ít mà phần xuyên tạc thì nhiều. Với cái giọng “ái nam ái nữ”, linh mục Nam đã đổ thừa hậu quả của vụ va chạm giao thông cho anh Hoàng và có ý nói rằng các cơ quan công quyền đã bao che cho người gây tai nạn. Thế nhưng, sự thật thì hoàn toàn trái ngược với lời lẽ thâm độc của linh mục Nam, bởi theo kết luận của Công an huyện Can Lộc, lỗi là do ông Ngụ đạp xe đi từ đường làng ra quốc lộ 15A ngược chiều, sai phần đường đâm trúng xe ôtô do ông Hoàng điều khiển, dẫn đến tử vong, nên không khởi tố vụ án. Xét về tình, sau khi gây tai nạn, gia đình anh Hoàng cũng đã bồi thường 80 triệu đồng. Xét về lý, thì việc anh này bi xử phạt hành chính và nhận hình thức kỷ luật theo quy định của ngành công an thì cũng đúng pháp luật vì lỗi thuộc về người đi xe đạp. Đặng Hữu Nam là một người thuộc hàng tri thức, nhưng tư tưởng cực đoan đã lấp đầy hết lý trí của linh mục này nên không còn phân biết được cái đúng cái sai. Y nên hiểu rằng, ở các nước phát triển như Nhật Bản, một người đi xe đạp vượt đèn đỏ và đâm vào ô tô đi đúng luật gây tai nạn thì bất nhất mọi lỗi đều thuộc về người vi phạm luật an toàn giao thông. Như vậy, sự việc xảy ra một đằng, nhưng y lại dẫn dắt một nẻo theo chiều hướng đổ mọi trách nhiệm cho người điều khiển ô tô.
Tiếp tục nói xấu ngành Công an, linh mục Nam đã dẫn chứng thêm về trường hợp thượng sỹ công an tại Hà Nội va chạm giao thông rồi bỏ chạy như thể là mình đã chứng kiến toàn bộ sự việc. Y nói rằng: anh cảnh sát kia đâm chết người rồi bỏ chạy trước sự truy đuổi của người dân… Một viễn cảnh tang thương và sự xuống cấp đạo đức của cán bộ nhà nước được y gieo rắc vào đầu óc giáo dân. Thế nhưng, qua tìm hiểu thì sau khi gây tai nạn, đúng là anh cảnh sát đã có hành động thiếu suy nghĩ nhưng nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu, đã quan cơ nguy kịch và đang được điều trị chứ không phải đã chết như lời nói độc địa của một vi linh mục đức cao vọng trọng trước thành đường thiêng liêng. Thông tin thêm, anh cảnh sát đã ra đầu thú với công an, hiện đang bị đình chỉ công tác đợi hình thức kỷ luật, còn gia đình cũng đã đến thăm hỏi, bồi thường nạn nhân.
Thế cho nên, qua câu chuyện này càng cho thấy rõ ràng hơn tư tưởng cực đoan, thù ghét chế độ của linh mục Đặng Hữu Nam. Dưới lăng kính đó, mọi thứ đều xấu và dĩ nhiên y cũng chẳng thấy được sự xấu xa của bản thân mình. Vì ngay cả dưới góc độ tôn giáo, với những lời lẽ đạo đức được y rao goảng trong nhà thờ so sánh với những gì y đã chia sẻ về đức tin vào Chúa để tìm sự chân thành từ tiếng nói của lương tâm thì có lẽ trong câu chuyện này linh mục Nam đã làm chứng dối, vi phạm điều răn thứ 8 của Chúa vì thiếu trung thực, thậm chí còn vu oan, giáng họa cho người khác.
Mã Phi Long

Read more…

Gia tăng hạn chế hơn 500%, Facebook có bội tín khách hàng?

tháng 5 27, 2019 |

Biểu tượng của Facebook

Trong một báo cáo Minh bạch mới đây của Công ty truyền thông xã hội Facebook cho biết, nửa cuối năm 2018, Facebook tăng hơn 500% số lượng các nội dung mà hãng hạn chế quyền truy cập ở Việt Nam. Theo đó, từ tháng 7 đến tháng 12/2018, Facebook đã hạn chế quyền truy cập vào 1.553 bài và 03 tài khoản tại Việt Nam (tăng hơn 500% so với 6 tháng đầu năm 2018).

Ngay sau khi Facebook công bố thông tin trên, giới zân chủ quốc nội, hải ngoại, nhất là số “nhà báo tự do”, “Facebooker tự do” như “lên đồng”, họ nhảy dựng người lên đưa ra muôn kiểu luận điệu xuyên tạc rằng Facebook đang đứng về phía chính quyền và “bội tín” với khách hàng, như: Facebook đang gia tăng hạn chế quyền biểu đạt thông tin theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam; việc “gia tăng hạn chế quyền quyền truy cập tại Việt Nam” của Facebook là do yêu cầu của Chính phủ Việt Nam; “Facebook cần minh bạch, tôn trọng khách hàng, chấm dứt thoả hiệp, tiếp tay cho các chính quyền thù địch với tự do biểu đạt” (lời của zân chủ Hoàng Hưng); “Facebook đang bội tín đối với khách hàng, trong khi họ hứa hẹn nào là không kiểm duyệt, không thỏa hiệp với các quốc gia mà có vi phạm nhân quyền. Bây giờ họ tăng cường tới 500% thì rõ ràng họ đang đứng về phía nhà cầm quyền Việt Nam” (lời của blogger Nguyễn Ngọc Già); “chúng tôi có yêu cầu là Facebook không nên tuân thủ theo các yêu cầu của Chính quyền Việt Nam” (lời của Võ An Đôn)...

Vậy, có phải Facebook đang gia tăng hạn chế quyền biểu đạt theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam? Facebook có đang bội tín với khách hàng?

Trước hết, chúng ta cần thấy rằng, tại sao so với 6 tháng đầu năm 2018, Facebook đã tăng hơn 500% số lượng các nội dung mà hãng hạn chế quyền truy cập ở Việt Nam, đó là vì Luật An ninh mạng của Việt Nam đã được ban hành và chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2019. Đặc biệt, những nội dung mà Facebook hạn chế quyền truy cập tại Việt Nam của người dùng vì họ đã đăng tải những thông tin vi phạm Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về “quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng” và Luật An ninh mạng.

Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm đó là lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích: Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp Luật quy định; đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Như vậy, việc Facebook hạn chế quyền truy cập ở Việt Nam là họ đang tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về chặn các thông tin xấu, độc hại được tán phát trên Facebook và không gian mạng. Facebook là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet tại Việt Nam bởi vậy ngoài việc có quyền kinh doanh tại Việt Nam thì họ phải có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật nước sở tại.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua ở Việt Nam, tình trạng người dùng mạng xã hội Facebook lợi dụng quyền biểu đạt thông tin, quyền tự do ngôn luận đã sử dụng Facebook để tán phát thông tin xấu, độc hại, thông tin chống Nhà nước, lừa đảo chiếm đoạt tài sản có dấu hiệu gia tăng. Vì vậy, đối với công tác quản lý nhà nước thì việc yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet tại Việt Nam như Facebook tuân thủ pháp luật Việt Nam, ngăn chặn các thông tin xấu, độc hại là yêu cầu bắt buộc. Muốn có một môi trường không gian mạng lành mạnh thì rõ ràng những thông tin xấu, độc hại sẽ phải được ngăn chặn.

Một số kẻ đang lớn tiếng rằng, Facebook đang đứng về phía Chính phủ Việt Nam, đang bội tín với khách hàng. Xin trả lời rằng, số này không nhiều và đa phần chính là số đang sử dụng Facebook để tán phát thông tin xấu, độc hại, thông tin tuyên truyền chống Nhà nước. Nếu họ là người sử dụng Facebook một cách lành mạnh như bao người khác thì rõ ràng họ chẳng có việc gì phải lo sợ, phải lớn tiếng. Cây ngay không sợ chết đứng, người đàng hoàng, tử tế thì họ thấy rằng, việc gia tăng hạn chế, ngăn chặn các thông tin xấu, độc của Facebook là việc nên làm và cần phải làm triệt để để có một môi trường Internet, một không gian mạng lành mạnh cho người sử dụng mạng xã hội chân chính.

                                                                           Việt Nguyễn

Read more…

Bạo loạn ở Indonexia và bài học từ đa nguyên, đa đảng

tháng 5 25, 2019 |

Bao lâu nay, đám rận chủ quốc nội và ở hải ngoại bợ đít ngoại bang luôn rêu rao điệp khúc đòi xóa bỏ Điều 4 – Hiến Pháp, thực hiện đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam, cho rằng duy trì 1 đảng cầm quyền là nguyên nhân dẫn đến những yếu kém ở đất nước Việt Nam. Do vậy, các đối tượng này dùng miệng lưỡi không xương để xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống của người dân… để minh chứng cho quan điểm chính trị phản động của mình.
Thế nhưng, hãy nhìn ra thế giới xung quanh, từ khu vực, đến toàn cầu, các nước theo chạy theo chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng theo kịch bản do Mỹ và đồng minh dàn dựng giờ ra sao ? Bài học từ các nước ở Bắc Phi, Trung Đông đã thức tỉnh cả thế giới về cách mà các nước lớn can thiệp sâu vào công việc nội bộ của các nước nhỏ, biến một đất nước hòa bình, tươi đẹp thành bãi chiến trường (cả nghĩa bóng và nghĩa đen) của sự tranh giành quyền lãnh đạo đất nước.
Cảnh tượng thủ đô của Syria trước và sau chiến tranh
Hoặc như gần đây, xin lấy một minh chứng điển hình về hệ lụy của đa nguyên, đa đảng nhìn từ cuộc bầu cử tại đất nước đông dân nhất khu vực Đông Nam Á, Indonexia đã trở nên hỗn loạn và không suôn sẻ khi số người chết vì đợt bầu cử này tăng cao.

Biểu tình thành bạo loạn ở Indonexia
Có hai loại người chết, chết vì làm việc quá sức của những người trong Ban kiểm phiếu và chết vì bạo loạn.
Vể chuyện người làm ban kiểm phiếu bị chết vì quá sức, các phương tiện truyền thông đưa tin ông Arief Priyo Susanto, người phát ngôn Ủy ban Tổng tuyển cử Indonesia (KPU), ngày 28-4 cho biết, tính tới đêm 27-4, đã có 272 người làm công tác bầu cử qua đời, đa phần liên quan tới tình trạng làm việc quá sức. Trong khi đó còn 1.878 người khác lâm bệnh, theo Reuters.
Cuộc bầu cử ngày 17-4 ở Indonesia được cho là sự kiện bỏ phiếu lớn nhất thế giới diễn ra trong một ngày. Đó là lần đầu tiên quốc gia 260 triệu dân này kết hợp hai cuộc bỏ phiếu tổng thống và bỏ phiếu nghị viện vùng cũng như quốc gia làm một.
Nhưng thay vì tiết kiệm được thời gian và chi phí như dự tính, các nhân viên làm công tác bầu cử Indonesia đang là tâm điểm trong những báo cáo tử vong liên quan tới tình trạng sức khỏe, vì làm việc quá sức. Với tỉ lệ đi bầu chiếm 80% tổng số 193 triệu cử tri, trên toàn Indonesia có tới 800.000 điểm bỏ phiếu, với mỗi điểm là 5 thùng. Nhân viên kiểm phiếu làm việc thủ công.
Trong khi số người chết này chưa dừng lại thì một điểm đau buồn hơn với Indo đã diễn ra đó là sau khi công bố kết quả bầu cử với chiến thắng nghiêng về đương kim tổng thống, lực lượng đối lập đã tiến hành biểu tình trên quy mô rộng để phản đối kết quả bầu cử.
Cuộc biểu tình đã nhanh chóng biến thành bạo loạn sau khi xảy ra đụng độ giữa lực lượng an ninh, cảnh sát với người biểu tình.
Người biểu tình cậy cả đá lát vỉa hè, phá biển báo giao thông, đốt các quầy hàng ăn và trạm gác an ninh. Truyền hình Indonesia chiếu cảnh hàng chục cảnh sát chống bạo động nằm ngủ ngay trên đường phố ngổn ngang.
Thị trưởng Jakarta, ông Anies Baswedan, cho biết 6 người đã thiệt mạng trong đêm bạo loạn đầu tiên. Hãng thông tấn Ankara đưa tin 3 bệnh viện đang điều trị cho hơn 350 người bị thương.
Đáng chú ý, các cuộc bạo loạn dường như đã được lên kế hoạch kĩ lưỡng khi cảnh sát phát hiện ra những phong bì tiền từ những người đi biểu tình. Điều này có nghĩa rằng, đây là cuộc bạo loạn có tổ chức từ trước và có lẽ nó được xây dựng theo kịch bản cách mạng sắc màu để lật đổ tổng thống đương nhiệm.
Cho đến thời điểm hiện nay, đàn hơn 20 ngày trôi qua sau bầu cử, Indo vẫn chưa thể bình yên và ổn định.
Như vậy, từ những thông kê sơ bộ trên chúng ta cũng mường tượng được phần nào sự căng thẳng, phức tạp với những hậu quả to lớn từ cái gọi là “đa nguyên, đa đảng”. Qua đây đã một minh chứng nữa chứng minh cho mặt trái của chế độ đa đảng đó là sự bất ổn về chính trị do sự cạnh tranh quyền lực giữa các đảng phái, lực lượng chính trị. Và cũng thật dễ hiểu tại sao Việt Nam không thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng bởi thành tựu lớn nhất của Việt Nam đang có đó là sự ổn định về chính trị. Chẳng ai muốn dễ dàng đánh mất đi thành tựu đó.
Mã Phi Long


Read more…

Thưa ông “nghị” Dương Trung Quốc!

tháng 5 24, 2019 |

Ông "nghị" Dương Trung Quốc

Cũng như không ít người, tôi không ngạc nhiên mà là kinh ngạc khi đọc những dòng mà các báo thuật lại ý kiến “phản biện” dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia của ông “nghị” (Đại biểu Quốc hội) Dương Trung Quốc. Nếu như đại đa số các Đại biểu Quốc hội đều đồng tình với dự thảo Luật và đề nghị Quốc hội nhanh chóng thông qua thì ông “nghị” Dương Trung Quốc đã làm cú “lội ngược dòng” không được ngoạn mục cho lắm.

Hãy xem ông Dương Trung Quốc đã lý luận như thế nào để bác bỏ những quy định siết chặt quản lý bia rượu tại dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia:

Ai cũng nhớ nằm lòng câu thơ của Bác Hồ "Trong tù không rượu, cũng không hoa", để nói con người bị tước đoạt tự do là không được ngắm hoa, không được uống rượu. Trong di cảo của Bác Hồ có rất nhiều bài thơ rất hay về rượu, "khi nghe tin thắng trận lâng lâng như được uống mấy chén rượu", đó là văn hóa của cả nhân loại rồi, tại sao ta đưa nó lên đoạn đầu đài như thế này.

Tôi xin nói tôi sẽ thẩm tra lại một văn bản được được lưu truyền ở Quốc hội do Tổ chức Y tế thế giới ở Việt Nam trên bìa đề chữ "Uống rượu, bia có hại cho sức khoẻ". Đấy có phải là thông điệp của thế giới không? Trong khi đó là một văn hóa tồn tại bao nhiêu năm rồi.

Nếu còn nhìn ở góc độ đó chúng ta sẽ mãi mãi đi vào sự không thực tế, không khả thi và đi ngược lại xu thế chung.

Tôi hoàn toàn tán thành đây là luật rất cần có lúc này, chúng ta cần nhận thức được tất cả những tác hại mà mặt trái của rượu, bia, thậm chí cá nhân tôi đề nghị chế tài còn nặng hơn nhưng chúng ta nên coi năng lực quản lý là hàng đầu.

Hình như cách đặt vấn đề của chúng ta né tránh mặt yếu nhất của chúng ta là năng lực quản lý, năng lực kiểm soát, kiểm soát của nhà nước và mỗi một con người tự kiểm soát mình, từ vấn đề sản xuất, tiêu thụ, sử dụng. Nếu chúng ta được làm như thế thì sẽ bền vững, đồng thời vẫn khai thác được mặt tích cực của bia, rượu trên thị trường cũng như trong đời sống.

Câu hỏi lần trước tôi hỏi Bộ trưởng Bộ Y tế chưa trả lời, chúng ta xếp thứ ba, vậy thứ nhất, thứ hai là ai, họ có phải là những nước lạc hậu không. Liệu Bộ Y tế còn sản xuất rượu bổ không, liệu tất cả những sản phẩm có gắn hình ảnh tai nạn giao thông và các căn bệnh vì rượu như chúng ta đối xử với với thuốc lá hay ma túy.

Tôi rất mong rằng chúng ta hết sức tỉnh táo để có cách đặt vấn đề đúng đắn, có hiệu quả, có lộ trình, có thể lúc ban đầu hiệu ứng còn hạn chế, ta nâng dần lên. Tôi xin nói là nếu chúng ta thông qua thì việc đầu tiên là thôi xem bóng đá, vì Heineken là nhà tài trợ cho bóng đá ngoại hạng Anh và bóng đá thế giới.

Người dân rất cần sức khỏe nhưng họ vẫn sẵn sàng thức đêm xem đá bóng và họ mong muốn có đá bóng, truyền hình trung ương bỏ cả triệu đôla để đáp ứng người dân. Sức khỏe không chỉ thuần túy là sức khỏe về thể trạng mà còn sức khỏe về tinh thần, chất lượng sống” (hết trích).

Đúng là thật sự choáng váng với mớ lý luận bùng nhùng, nham nhở, ngụy biện của ông “nghị” Quốc. Tôi giật mình tự hỏi, chẳng biết khi phát ngôn những lời này, ngài “nghị” của chúng ta đã đọc qua bản dự thảo luật mà ngày đang chống?

Xin thưa với ông “nghị” Quốc rằng: Dự luật không hề có điều khoản nào cấm uống rượu bia. Dự luật chỉ đưa ra các giải pháp nhằm “hạn chế tác hại rượu bia”, như thông lệ quốc tế. Ông đừng định đưa bóng đá, rồi cả Bác Hồ, thậm chí là “văn hóa” ra để mà hù dọa. Dự luật chỉ cấm quảng cáo bia trên 15 độ cồn, nghĩa là các loại bia thông thường vẫn được quảng cáo, tài trợ bóng đá.

Xin thưa ngài “nghị” Quốc rằng, đúng là uống rượu, bia là một nét văn hóa, nhưng không thể vin vào cái cớ đó để cổ vũ cho việc sử dụng rượu, bia. Ngài nói với báo Thanh Niên rằng, “tại sao không bảo vệ ngành sản xuất rượu bia Việt Nam, khi nó là ngành sản xuất gắn liền với rất nhiều người lao động, nguồn lực cho đất nước”. Vậy, ngài có biết rằng, mỗi năm chúng ta thu 50 ngàn tỉ từ việc kinh doanh rượu, bia nhưng lại phải chi cho việc phòng, chống tác hại của rượu bia, chữa bệnh… là 65 ngàn tỉ đồng. 1 năm, chi phí tiền mua rượu là 4 tỷ USD trong khi xuất khẩu gạo chỉ đạt 2,41 tỷ USD?

Ngài có biết rằng, trung bình mỗi năm người Việt tiêu thụ tới hơn 3 tỉ lít bia. Về mức độ phổ biến của việc uống rượu, bia, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu bia cao nhất thế giới và tỷ lệ uống rượu bia ở cả hai giới đang ngày càng gia tăng. Nếu như năm 2010 có 70% nam và 6% nữ giới  trên 15 tuổi có uống rượu bia trong 30 ngày qua thì sau 5 năm, đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới. Đáng quan ngại là Việt Nam đang phải đối mặt với xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu bia. Nghiêm trọng hơn, tình trạng uống rượu, bia ở mức nguy hại đang là thách thức lớn ở Việt Nam. Năm 2015 có tới 44,2% nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại (trong 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 60 gam cồn trở lên). Tỷ lệ này ở nam giới đã tăng gần gấp đôi sau 5 năm (25,1% năm 2010  và 44,2% năm 2015). Hầu hết các hộ gia đình đều có người uống rượu bia trong 12 tháng qua và trong đó có 40% hộ gia đình có ít nhất một người uống ở mức nguy hại , tình trạng này phổ biến hơn ở các hộ gia đình người dân tộc thiểu số, miền núi và ở nông thôn; là một trong những tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các thành viên và gia đình.

Tác hại của sử dụng rượu, bia thì có lẽ nhiều người đã rõ, nó gây ra những hệ lụy to lớn với sức khỏe, các vấn đề kinh tế - xã hội và sẽ ngày càng trầm trọng hơn nếu không được ngăn ngừa kịp thời. Rượu, bia là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật, chấn thương và là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 (tức là trong tên bệnh đã có từ rượu, ví dụ như “loạn thần do rượu”). Rượu, bia gây tổn thương đến nhiều cơ quan, chức năng của cơ thể như: gây rối loạn tâm thần kinh (loạn thần, trầm cảm, rối loạn lo âu, giảm khả năng tư duy); bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ); bệnh tiêu hóa (tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính); ảnh hưởng tới phát triển bào thai; suy giảm miễn dịch… Sử dụng rượu, bia có thể gây ra gánh nặng kinh tế đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội do liên quan đến các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao động và giải quyết các hậu quả xã hội khác. Rượu, bia cũng là một trong 03 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông tại Việt Nam ở nam giới độ tuổi 15-49 (50% tai nạn giao thông là do rượu bia), là nguyên nhân gây ra nạn bạo hành, bạo lực gia đình và xã hội.

Vậy, xin hỏi ngài “nghị” Quốc có cần thiết phải ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia hay không? Có cần thiết phải tăng chế tài, siết chặt siết các quy định về quản lý bia rượu hay không? Ngài quên rằng, ngài là Đại biểu Quốc hội - nghĩa là đại biểu của dân. Ngài đã ăn lương của dân, thì phải nói tiếng nói đại diện cho ý chí, nguyện vọng của dân, cho quyền lợi, hạnh phúc của dân. Vậy, nhưng ngài đang bảo vệ cái gì, đứng về bên nào, bảo vệ cho ai? Thật rõ là không thể nào tưởng tượng được một ông “nghị” như ngài lại có thể phát ngôn ra những lời thiếu suy nghĩ như vậy?

                                                                           Việt Nguyễn

Read more…